Nuôi tôm theo theo hướng VietGAP kết hợp quy trình CPF-Turbo Program tại Sóc Trăng

Nuôi tôm theo theo hướng VietGAP kết hợp quy trình CPF-Turbo Program tại Sóc Trăng

Hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh

(ĐTCK) Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã có 5 bộ, gần 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và đang triển khai trên nhiều mặt.

Ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thông tin trên và nói thêm việc triển khai được thực hiện trên các mặt: huy động nguồn lực, tăng cường thể chế chính sách, tăng cường năng lực, đổi mới công nghệ. Quan trọng hơn là nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai và đem lại kết quả đáng khích lệ cũng như bài học quý giá. Bản dự thảo Kế hoạch thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam đang được hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét phê duyệt. Những nỗ lực này góp phần cụ thể hóa hành động của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững 2030.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch Đầu tư, để đạt được các nhiệm vụ chiến lược đặt ra tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, Việt Nam cần ít nhất khoảng 30 tỷ USD. Còn để tự nguyện giảm 8% lượng phát thải nhà kính, Việt Nam cần 3,2 tỷ USD và thêm 17,9 tỷ USD từ nguồn hỗ trợ quốc tế để đạt mục tiểu giảm 25% lượng phát thải nhà kính. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn viện trợ phát triển ODA chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu, do đó nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong nước và nguồn quốc tế đóng vai trò chủ yếu trong phân bổ nguồn lực tài chính.

Trong bối cảnh như vậy, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tín dụng xanh là một giải pháp quan trọng giúp huy động và tập trung nguồn lực tài chính cho các ngành, lĩnh vực xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đóng góp tích cực cho sự phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội. Phù hợp với xu thế chung và là cơ hội để các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đầu tư vốn.

Chỉ thị 03/CT-NHNN đã yêu cầu hệ thống ngân hàng tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh. Cụ thể: Chủ động triển khai, xây dựng chương trình chính sách tín dụng xanh nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của mình; Nghiên cứu và triển khai các giải pháp, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của bản thân tổ chức tín dụng. Theo đó, các rủi ro về môi trường và xã hội cần phải được xem xét khi tổ chức tín dụng thẩm định khách hàng vay vốn.

Ngân hàng Nhà nước sẽ lồng ghép các quy định khuyến khích phát triển việc sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nhằm khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu. Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh tây nghuyên giai đoạn 2014 - 2020, một số chương trình cho vay phát triển lâm nghiệp…

Cơ quan này đang xây dựng và đang hoàn thiện các giải pháp, chương trình tín dụng xanh nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ cho các ngành/lĩnh vực xanh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xử lý và tái chế chất thải, nông nghiệp hữu cơ.

Tuy  nhiên đại diện của Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, cần hỗ trợ nguồn vốn để triển khai thực hiện các chương trình tín dụng xanh thông qua hệ thống ngân hàng; hỗ trợ kỹ thuật giúp nâng cao năng lực thẩm định, giám sát các khoản vay đối với các ngành, lĩnh vực của tổ chức tín dụng; hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện tài chính, tín dụng xanh cho hệ thống ngân hàng.

Tương tự, đối với ngành năng lượng, nhiều mục tiêu tham vọng đang được đặt ra đòi hỏi nỗ lực lớn trong thực hiện. Theo Đại diện Bộ Công thương, mục tiêu đặt ra, đến 2020, hầu hết các hộ dân có điện; đến 2030 được tiếp cận dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, giá hợp lý; Giảm phát thải nhà kính 5% năm 2020; 25% năm 2030 và 45% năm 2050. Cơ quan này cũng đặt ra mục tiêu giảm nhập khẩu nhiên liệu như giảm 40 triệu tấn than, 3,7 triệu tấn dầu năm 2030; 150 triệu tấn than, 10,5 triệu tấn dầu năm 2050. Trong khi đó, tăng quy mô sử dụng khí sinh học từ 4 triệu m3 năm 2015 lên 8 triệu m3 năm 2020; 60 triệu m3 năm 2030 và 100 triệu m3 năm 2050.

Tin bài liên quan