Dự án Bột giấy Sojitz tìm được đường ra

Dự án Bột giấy mà liên doanh giữa Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) và JK (Ấn Độ) dự kiến triển khai tại tỉnh Quảng Ngãi, với vốn đầu tư 180 triệu USD, vẫn chưa thể được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng đã hé mở hướng đi cho dự án này.
Các dự án bột giấy mới, nếu được đưa vào xây dựng và vận hành, sẽ góp phần rất lớp giúp ngành giấy Việt Nam chủ động nguồn bột giấy, hiện phần lớn phải nhập khẩu

Các dự án bột giấy mới, nếu được đưa vào xây dựng và vận hành, sẽ góp phần rất lớp giúp ngành giấy Việt Nam chủ động nguồn bột giấy, hiện phần lớn phải nhập khẩu

Lý do, như Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn đã thông tin, là vì còn vướng các quy định liên quan đến vấn đề môi trường, đặc biệt là quy định về độ màu trong nước thải đối với các dự án bột giấy đầu tư xây dựng mới.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) cho biết, Sojitz đã chọn được công nghệ để có thể đáp ứng yêu cầu của phía Việt Nam về độ màu của nước thải. Đây là một trong những “nút thắt” cơ bản của Dự án, bởi là một nhà đầu tư làm ăn bài bản và nghiêm túc, nếu không tìm kiếm được dây chuyền công nghệ thích hợp, thì Sojitz sẽ không triển khai dự án nữa.

“Chúng tôi vừa có cuộc làm việc với Sojitz và nhà đầu tư cho biết, cả Sojitz và JK đều đang trong những bước cuối cùng để trình HĐQT Tập đoàn thông qua kế hoạch đầu tư dự án này ở Việt Nam”, ông Dũng nói và cho biết, nếu mọi việc suôn sẻ, cuối năm nay, dự án bột giấy 180 triệu USD này sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Sojitz trên thực tế đã tới Quảng Ngãi từ năm 2007 để đề xuất kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy công suất 600.000 tấn/năm, vốn đầu tư 1 tỷ USD. Lúc ấy, Sojitz muốn liên doanh với Tập đoàn Oji Paper (Nhật Bản) để triển khai dự án này. Tuy nhiên, do những vấn đề liên quan đến nguyên liệu, Sojitz cuối cùng đã từ bỏ kế hoạch và nay trở lại với dự án có quy mô và vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều.

Dự án đã được Sojitz và đối tác JK đề xuất lên các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi từ năm ngoái. Ban đầu, Dự án dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào quý III/2013, với công suất 200.000 tấn/năm, song do một số vướng mắc, đặc biệt là liên quan đến việc đảm bảo các quy định về môi trường, nên đến nay, vẫn chưa chính thức được cấp phép.

Hiện tại, ở Việt Nam còn có hai dự án sản xuất giấy và bột giấy của nhà đầu tư Lee&Man (Hồng Kông), đang được triển khai ở Hậu Giang. Tuy nhiên, hai dự án này (dự án giấy bao bì: dự kiến triển khai trên diện tích 200 ha, sản lượng 420.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 280 triệu USD; dự án bột giấy: diện tích sử dụng 70 ha, tổng vốn đầu tư 348 triệu USD, sản lượng 330.000 tấn/năm) đang bị chậm triển khai.

Các dự án bột giấy mới, nếu được đưa vào xây dựng và vận hành, sẽ góp phần rất lớp giúp ngành giấy Việt Nam chủ động nguồn bột giấy, hiện phần lớn phải nhập khẩu.

Tin bài liên quan