Mục tiêu của Quy hoạch vôi là đến năm 2016 phải loại bỏ ít nhất 50% số lò thủ công; đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ lò thủ công trên phạm vi toàn quốc (ảnh: tuoitre)

Mục tiêu của Quy hoạch vôi là đến năm 2016 phải loại bỏ ít nhất 50% số lò thủ công; đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ lò thủ công trên phạm vi toàn quốc (ảnh: tuoitre)

Đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ lò thủ công sản xuất vôi

Từ nay đến hết ngày 15/1/2016, các địa phương trên cả nước phải báo cáo Bộ Xây dựng về thực hiện các Dự án sản xuất vôi và vùng nguyên liệu sản xuất vôi theo Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Bộ Xây dựng đã có công văn 3006/BXD-VLXD gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát các cơ sở sản xuất vôi.

Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch vôi) tại Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015.

Một trong các mục tiêu của Quy hoạch vôi là đến năm 2016 phải loại bỏ ít nhất 50% số lò thủ công; đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ lò thủ công trên phạm vi toàn quốc.

Mới đây nhất, tại Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm do ngạt khí lò vôi khiến 8 người chết, 1 người đang nguy kịch

Bộ Xây dựng cho biết, để tăng cường quản lý sản xuất vôi theo quy hoạch và có đủ cơ sở đánh giá số liệu đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch vôi, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát tổng hợp tình hình thực hiện Quy hoạch vôi trên địa bàn và báo cáo Bộ về việc  xây dựng lộ trình, ban hành và tổ chức thực hiện xóa bỏ lò vôi thủ công tại địa phương.

Các địa phương cập nhật tình hình thực hiện các dự án sản xuất vôi và vùng nguyên liệu sản xuất vôi theo Quy hoạch vôi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, địa phương phải cập nhật về vùng nguyên liệu (đã cấp phép hoặc chưa), vị trí, giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư, công nghệ sản xuất. Báo cáo tổng hợp đề nghị gửi trước ngày 15/01/2016 về Bộ Xây dựng.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tại các địa phương hiện còn rất nhiều lò vôi thủ công đang hoạt động, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, cạn kiệt tài nguyên và rủi ro cao cho người lao động.

Mới đây nhất, tại Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm do ngạt khí lò vôi khiến 8 người chết, 1 người đang nguy kịch.
Tin bài liên quan