Hòn Khoai nhìn từ trên cao

Hòn Khoai nhìn từ trên cao

Cảng Hòn Khoai sẽ là cảng thông thương lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng biển Hòn Khoai tại Cà Mau với mức dự kiến 2,5 tỷ USD.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Cà Mau đang tiến hành thực hiện các thủ tục liên quan cũng như thẩm định và thực hiện các thủ tục liên quan, theo quy định tại nghị định số 15/2015 về đầu tư, bằng hình thức đối tác công tư (PPP) với sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Quy hoạch chung, bến Cảng Hòn Khoai có đê chắn sóng, bao gồm một khu tạo bãi để xây dựng cho các tàu trọng tải 250.000 DWT cập bến; bến chuyển tiếp có thể đáp ứng cỡ tàu từ 5.000 DWT đến 100.000 DWT; khu bến cho tàu lai dắt, tàu tuần tra và dịch vụ cùng hệ thống tuyến cầu dẫn nối đảo Hòn Khoai vào đất liền khoảng 17 km Khu kinh tế Năm Căn 42 km

Dự kiến tổng vốn đầu tư Cảng tổng hợp Hòn Khoai khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó 15% vốn doanh nghiệp, 85% vốn vay từ US - Exim Bank; thời gian thực hiện dự ántừ năm 2016- 2020.

Dự án Cảng Hòn Khoai cũng vừa được Thủ tướng cho phép bổ sung vào nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6), là cảng tổng hợp quốc gia có thể đón các tàu biển có dung tích, tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay. Góp phần hình thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, kết nối hệ thống cảng biển và trung tâm kinh tế lớn trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Maylaysia, Thái Lan (qua kênh KraIsthmus) và khu vực dự kiến xây cảng Hòn Khoai nằm ngay trên tuyến đường hàng hải quốc tế

Khi xây dựng, kênh đào Kra Isthmus sau khi hoàn thành sẽ cho phép tàu từ Ấn Độ Dương tiến vào Vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương mà không phải đi qua eo biển Malacca (Singapore), rút ngắn đáng kể hải trình. Cảng Hòn Khoai sẽ nằm ngay trên tuyến hải lộ trên.

Việc sớm triển khai và hoàn thành dự án Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn với việc đầu tư, phát triển Khu kinh tế Năm Căn trở thành Khu kinh tế biển đảo, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, đây sẽ là điều kiện rất quan trọng, tạo lợi thế để hàng hoá nông thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát huy lợi thế cạnh tranh về xuất nhập khẩu, trong xu thế hội nhập và phát triển sâu rộng như hiện nay.

Tin bài liên quan