Nghị định vềcơ chế, chính sách thí điểm phát triển TP HCM được Bộ Tài chính xây dựng sẽ có nhiều điểm "nới lỏng" hơn so với Nghị quyết 48/2017.

Nghị định vềcơ chế, chính sách thí điểm phát triển TP HCM được Bộ Tài chính xây dựng sẽ có nhiều điểm "nới lỏng" hơn so với Nghị quyết 48/2017.

Bổ sung thêm cơ chế đặc thù cho TP HCM

Dự thảo lần 2 Nghị quyết cơ chế đặc thù cho TP HCM được Bộ Tài chính xây dựng với nhiều thay đổi so với Nghị định 48.

Tối ngày 26/10, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi làm việc với Thành ủy, Ủy ban Nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM để thảo luận về nội dung của dự thảo lần 2 Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm phát triển TP HCM.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Nghị quyết này được Bộ xây dựng với tinh thần quyết liệt theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng. Sau khi nhận được phản hồi về bản dự thảo lần 1 về Nghị quyết cơ chế, chính sách thí điểm phát triển TP HCM, Bộ Tài chính đã xây dựng bản dự thảo lần 2 để tiếp tục trình và gửi xin ý kiến chính thức các bộ ngành trung ương.

"Chúng tôi đã báo cáo Quốc hội xin lùi việc thảo luận về Nghị quyết này vào cuối kỳ họp. Phấn đấu trong kỳ họp Quốc hội lần này sẽ hoàn thiện và thông qua nghị quyết", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định.

Người đứng đầu Bộ Tài chính nhận định, nội hàm chính đưa vào dự thảo nghị quyết lần này là những nội dung liên quan đến công tác quy hoạch đất đai, công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính ngân sách.

Đơn cử như công tác quản lý tài chính với các loại thuế, chính sách thuế, phí thí điểm và thuế bảo vệ môi trường sẽ cho phép thành phố áp dụng mức tăng cao hơn mức áp dụng hiện hành, nhưng theo khung cho phép với tinh thần chung là các khoản tăng thêm sẽ hoàn toàn để lại thành phố. 

Hạn mức vay của chính quyền địa phương, theo luật ngân sách là 60% số thu ngân sách thành phố được hưởng, được nâng lên 70% theo Nghị định 48/2017, dự kiến sẽ nâng lên 90%, nhưng phải trong trần giới hạn mức bội chi hàng năm và trần nợ công quốc gia. Bên cạnh đó, số tiền thu từ đất và tài sản gắn liền với đất của các cơ quan trung ương và cơ quan quốc phòng an ninh, các khoản thu về từ cổ phần hóa cũng sẽ có cơ chế đặc biệt cho thành phố.

Chia sẻ bên hàng lang Quốc hội, ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó đoàn đại biểu TP HCM cho biết, sau một thời gian thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, hiện là thời điểm tổng kết để xem thành phố đã đạt được những gì trong thời gian qua.

Theo ông, bên cạnh những ưu thế của TP HCM như là đô thị lớn, nhân lực dồi dào, sức hút đầu tư lớn… thì hiện thành phố cũng đang đứng trước 5 thách thức rất lớn.

Trước tiên, là mức đóng góp ngân sách trung ương hằng năm lớn nhưng chi lại chưa được xem xét đầy đủ.

"Đây là thách thức với một đô thị lớn như TP HCM, dù là đô thị phát triển nhưng khó vững bền, ổn định”, ông Khuê nói, đồng thời nhấn mạnh, đây là lúc Trung ương thấy rằng nên "xem xét, cởi trói" để TP HCM phát triển hơn, năng động và bền vững hơn.

Phó đoàn đại biểu TP HCM còn cho rằng, "với cơ chế đặc thù thì TP HCM sẽ có cơ hội tham gia làm hạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển khu vực, tăng nghĩa vụ tài chính với Trung ương”.

Những cơ chế đặc thù mới cho phép thành phố được áp dụng những khoản phí vượt ra ngoài luật chung để có thêm nguồn lực đầu tư, phát triển, cũng như cho phép thành phố được tự chủ hơn trong bộ máy quản lý, tạo ra cơ chế thu hút người tài, đãi ngộ xứng đáng...

Trước đó, hồi đầu năm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định 48/2017 Quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP HCM để thành phố phát triển, thực hiện vai trò trung tâm của khu vực và cả nước.

Tuy nhiên sau khi Nghị định 48 được áp dụng, nhiều ý kiến lại cho rằng nghị định này có nhiều điểm "cho" nhưng cũng nhiều điểm "ràng lại", không cởi mở như trước. TP HCM đã tiếp tục kiến nghị Trung ương thêm cơ chế đặc thù để đẩy mạnh phát triển trong các lĩnh vực tài chính, đất đai, kế hoạch đầu tư, xuất nhập khẩu...

Tin bài liên quan