9 tháng đầu năm 2016, Hải Phòng đã thu hút được hơn 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, cao gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái

9 tháng đầu năm 2016, Hải Phòng đã thu hút được hơn 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, cao gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái

“Ông lớn” bất động sản đổ vốn vào Hải Phòng

(ĐTCK) Sau cam kết đầu tư dự án phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD, Vingroup cam kết thực hiện dự án Đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 500 héc-ta. 

Tập đoàn SunGroup cũng nối tiếp bước chân của Vingroup, Him Lam, ký cam kết đầu tư quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp và vui chơi giải trí đảo Cát Bà, với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.

Thời gian qua, với mục tiêu thu hút đầu tư, cụ thể là nhắm đến những dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao và thân thiện với môi trường, Hải Phòng đã chủ động tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư. Thông qua những lần xúc tiến đầu tư tại những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Anh… đã giúp Hải Phòng mời gọi được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như: LG Electronics, LG Displays, LG Innotek, Flat, Fuji Xerox, Kyocera, Bridgestone… Nhiều nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng đã chọn Hải Phòng là điểm đến tiếp theo của mình để triển khai các dự án quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của Thành phố như Tập đoàn Vingoup, Him Lam, BRG.

Nằm trong tam giác kinh tế của miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), Hải Phòng có hệ thống giao thông đường bộ với Hà Nội và các tỉnh lân cận rất thuận lợi, tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng mới được khánh thành chỉ mất khoảng 1 giờ xe chạy. Cánh cửa mở ra bên ngoài của Hải Phòng chưa bao giờ thuận tiện hơn khi Vietjet Air liên tục mở thêm đường bay mới từ sân bay Cát Bi từ tháng 5 đến nay (2 đường bay quốc tế từ Hải Phòng đi Băng cốc (Thái Lan) và Seoul (Hàn Quốc) sẽ lần lượt được đưa vào khai thác từ tháng 11 và tháng 12 năm nay). Giao thương bằng đường biển cũng sẽ thuận lợi hơn, khi từ cuối năm 2017, các hạng mục công trình của cảng Lạch Huyện dần được đưa vào khai thác.

Công tác cải cách hành chính Hải Phòng cũng được đẩy mạnh, việc xây dựng chính quyền điện tử đã giúp Hải Phòng 3 năm liên tiếp (từ năm 2013 -2015) đứng vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về cải cách hành chính.

Được biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, Hải Phòng đã thu hút được hơn 2,7 tỷ USD vốn đầu tư, cao gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và dẫn đầu cả nước. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hải Phòng vừa diễn ra, đã có 27 biên bản ghi nhớ về đầu tư và cam kết thực hiện dự án đã được ký giữa UBND TP. Hải Phòng với các nhà đầu tư và giữa các nhà đầu tư với nhau. Tổng số vốn đầu tư dự kiến của các dự án này lên tới hơn 274.218 tỷ đồng, tương đương với hơn 12,85 tỷ USD. Các dự án tập trung vào phát triển hệ thống giao thông, đầu tư xây dựng các khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao…

Sau cam kết đầu tư dự án phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD, Vingroup cam kết thực hiện dự án Đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 500 héc-ta. Tập đoàn SunGroup cũng nối tiếp bước chân của Vingroup, Him Lam, ký cam kết đầu tư quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp và vui chơi giải trí đảo Cát Bà, với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Các lĩnh vực khác như bất động sản, hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp cũng nhận được sự cam kết đầu tư với quy mô vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tại Hội nghị, quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố Hải Phòng đã được công bố. Trung tâm này có sự khác biệt lớn so với các trung tâm xúc tiến đầu tư của các địa phương khác. Tuy là một đơn vị sự nghiệp, nhưng trung tâm có đến 4 phó giám đốc là giám đốc của 4 sở ngành (sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Xây dựng, sở Tài nguyên và môi trường, sở Tài chính) được biệt phái về làm việc. Các phó giám đốc này được quyền sử dụng con dấu của sở mình để thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của sở, nhằm rút ngắn quy trình và thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư.

Tin bài liên quan