Dự án luyện cán thép của Tập đoàn Hoa Sen sẽ được triển khai thành 5 giai đoạn với công suất tối đa lên tới 16 triệu tấn/năm

Dự án luyện cán thép của Tập đoàn Hoa Sen sẽ được triển khai thành 5 giai đoạn với công suất tối đa lên tới 16 triệu tấn/năm

Ninh Thuận sắp kích hoạt bom tấn đầu tư hàng chục tỷ USD

Nhiều khả năng Hội nghị Xúc tiến đầu tư Ninh Thuận 2016 được tổ chức 27/8 tới đây sẽ là thời điểm kích hoạt một siêu tổ hợp dự án với tổng vốn đầu tư lên tới gần 15 tỷ USD.     

Theo “Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa UBND tỉnh Ninh Thuận với tập đoàn Hoa Sen” dự kiến sẽ được ký kết tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tới đây, hai bên đã thống nhất hợp tác triển khai đầu tư xây dựng siêu tổ hợp dự án tại Khu công nghiệp Cà Ná, Thuận Nam, Ninh Thuận.

Trong đó đáng chú ý là dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với tổng vốn đăng ký 10,6 tỷ USD; dự án Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với tổng vốn đăng ký 400 triệu USD; dự án Cảng tổng hơp Quốc tế Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với tổng vốn 800 triệu USD; và một loạt các dự án hợp phần phụ trợ khác như nhà máy xi măng, nhiệt điện…

Mới đây, Tập đoàn Hoa Sen cũng đã thành lập một loạt các pháp nhân để bắt tay vào tiếp nhận, xây dựng, quản lý  và điều hành các dự án này.

Thỏa thuận hợp tác chiến lược được ký lại tới đây sẽ thay thế cho Thỏa thuận đã từng được ký vào tháng 10/2015 giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Hoa Sen với quy mô và vốn đều lớn hơn nhiều lần. Điều này chứng tỏ quyết tâm của Ninh Thuận trong việc tạo động lực mới để phát triển kinh tế và làm sống lại "giấc mộng Cà Ná" của Ninh Thuận, sau khi Dự án Liên hợp Thép Cà Ná do liên doanh Lion Group (Malaysia), Vinashin làm chủ đầu tư và Dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cà Ná do liên doanh giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển năng lượng Đại Dương và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng vật liệu với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD nối đuôi nhau đổ bể.

Tổ hợp Dự án được kỳ vọng khi vận hành sẽ giải quyết việc làm cho 40.000-50.000 lao động trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm cho khoảng 70.000 lao động trong khu vực, góp phần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ và khu đô thị công nghiệp phía Nam tỉnh Ninh Thuận, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn cho địa phương, góp phần chuyển dịhc cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Ninh Thuận.

Dự kiến hai bên sẽ thành lập Ban phát triển kinh tế khu vực phía Nam tỉnh Ninh Thuận bao gồm Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, đại diện các ngành chức năng của tỉnh, lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen và các đơn vị chức năng của Tập đoàn để xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức thực hiện Thỏa thuận này.

Tin bài liên quan