Trong định hướng phát triển chung, Vinafreight hướng đến mục tiêu phát triển bền vững với lĩnh lực tập trung là dịch vụ bán cước vận tải, dịch vụ logistic

Trong định hướng phát triển chung, Vinafreight hướng đến mục tiêu phát triển bền vững với lĩnh lực tập trung là dịch vụ bán cước vận tải, dịch vụ logistic

Vinafreight: Phát triền bền vững là mục tiêu hàng đầu

(ĐTCK) Dễ hiểu và súc tích là những gì người đọc cảm nhận được khi đọc Báo cáo thường niên 2015 của CTCP Vinafreight (VNF). Thông điệp của Chủ tịch HĐQT không tập trung vào thành tích, mà nêu lên cơ hội, thách thức và hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới, trong đó mục tiêu phát triển bền vững được đặc biệt nhấn mạnh.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, với việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cơ hội mở ra rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp ngành logistic như Vinafreight. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội, thách thức cũng rất lớn, bởi các doanh nghiệp logistic nước ngoài ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, để tồn tại và phát triển, mục tiêu chiến lược được Vinafreight đặt ra, đó là phát triển bền vững, tích lũy giá trị để sẵn sàng bứt phá khi cơ hội đến.

Trong mục tiêu phát triển bền vững đó, Vinafreight tập trung vào dịch vụ bán cước vận tải, dịch vụ logistic, đồng thời chú trọng hoạt động của các công ty con để tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Vinafreight cũng luôn ý thức được vai trò của việc góp phần bảo vệ môi trường và góp sức xây dựng cộng đồng đối với sự phát triển bền vững của Công ty. Do đặc điểm của một doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất, nên Vinafreight chỉ sử dụng nước và điện sinh hoạt, quá trình kinh doanh không phát sinh chất thải. Tuy nhiên, Vinafreight luôn cố gắng sử dụng tiết kiệm nhất có thể nguồn tài nguyên nước và điện.

Khi nói kết quả kinh doanh 2015, Vinafreight không chỉ nêu ra những con số khô khan, mà đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể (khả năng thanh toán, hệ số sử dụng đòn bẩy tài chính, số vòng quay vốn, tài sản…,) đồng thời minh họa bằng bảng biểu, biểu đồ một cách rõ ràng nhất.

Ngoài việc ghi nhận thành tích, Vinafreight đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế. Chẳng hạn, Vinafreight đã chỉ rõ việc năng lực hoạt động của Công ty chưa được cải thiện nhiều, khi số vòng quay các khoản phải thu và tổng tài sản đều tăng yếu hơn so với số vòng quay các khoản phải trả; doanh thu thuần tăng, song các chi phí lại có dấu hiệu tăng mạnh hơn, khiến biên lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể… Với những hạn chế này, Vinafreight cho biết, Công ty đã có biện pháp để cải thiện khả năng quản lý chi phí trong thời gian tới.

Những hành động trên đã thể hiện cam kết minh bạch của Vinafreight, cũng như Ban lãnh đạo Công ty. Đây chính là điểm cộng của Vinafreight trong mắt cổ đông, nhà đầu tư, cũng như Hội đồng Giám khảo Cuộc Bình chọn Báo cáo thường niên tốt nhất 2016 và đó là lý do Báo cáo thường niên 2015 của Vinafreight vượt qua hơn 500 báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết khác để năm thứ 2 liên tiếp lọt vào Top 50 Báo cáo thường niên tốt nhất.

Không chỉ minh bạch, kết quả kinh doanh năm 2015 còn cho thấy được tầm nhìn, đánh giá chính xác của Ban lãnh đạo Vinafreight trong công tác lập kế hoạch.

Còn nhớ, năm 2014, Vinafreight đã đạt được kết quả kinh doanh vượt trội với lợi nhuận trước thuế đạt mức kỷ lục kể từ năm 2010. Tuy nhiên, lúc đó, lãnh đạo Vinafreight đã đánh giá đúng bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới, nên đã tỉnh táo đặt chỉ tiêu kinh doanh năm 2015 ở mức hợp lý. Và kết quả thực hiện năm 2015 sát với mục tiêu này.

Cụ thể, năm 2015, doanh thu thuần Công ty đạt 1.947 tỷ đồng, vượt 24,4% so kế hoạch năm và tăng 14,4% so với năm 2014; lợi nhuận trước thuế đạt 50,37 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 42,66 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,2% so với thực hiện năm 2014.

Đánh giá về năm 2016, ông Nguyễn Bích Lân, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, kinh tế thế giới vẫn được dự báo tăng trưởng chậm, do vậy nhiều khả năng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất hàng hóa vẫn chưa phục hồi, các doanh nghiệp chưa có nhiều điều kiện đẩy mạnh sản xuất.

Các FTA có tác động tích cực thông qua việc thúc đẩy nhu cầu lưu thông hàng hóa trong năm 2016, nhưng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Trong khi đó, chi phí thuê đất cũng đang ngày càng gia tăng, gây nhiều khó khăn hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi.

Trước tình hình đó, Ban Lãnh đạo Vinafreight đề ra kết hoạch 2016 với doanh thu thuần 1.750 tỷ đồng, bằng 89,89% thực hiện năm 2015; lợi nhuận trước thuế 51 tỷ đồng, bằng 101% thực hiện 2015.       

Tin bài liên quan