SCB đã và đang tập trung chú trọng đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ

SCB đã và đang tập trung chú trọng đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ

SCB Nỗ lực tìm lối đi riêng

(ĐTCK) Chạy nhanh hơn với một lối đi riêng là giải pháp được Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) lựa chọn. Và thành công đã được tạo ra từ nỗ lực vượt qua những điều tưởng chừng như không thể…

Những con số ấn tượng…

Đến cuối năm 2014, vốn điều lệ của SCB là 12.295 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 242.222 tỷ đồng; tổng huy động đạt 198.505 tỷ đồng, tổng dư nợ 134.005 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 0,5%; lợi nhuận trước thuế 121,5 tỷ đồng, tăng 103% so với năm 2013. Năm 2014 cũng là năm mà SCB tiếp tục ưu tiên cho trích lập dự phòng để nâng cao năng lực tài chính theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Chính vì vậy, SCB đặt mục tiêu lợi nhuận là 120 tỷ đồng, kết thúc năm tài chính, Ngân hàng đã hoàn thành 101% kế hoạch.

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm 31/12/2014, dư nợ cho vay của SCB tăng 50,6% so với năm 2013. Tổng tiền gửi của khách hàng tại SCB tăng 35% so với năm 2013. Số lượng khách hàng tiền gửi cá nhân tăng 30%, khách hàng doanh nghiệp tăng 17% so với năm 2013.

Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2014 tăng trưởng 226% so với năm 2013. Đặc biệt, SCB đã kết hợp các giải pháp chủ động thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC để xử lý nợ xấu, giúp tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống còn 0,5%, tạo điều kiện cho SCB cải thiện các chỉ số tài chính, tỷ lệ an toàn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.

Một hoạt động trọng tâm của Ngân hàng không thể không nhắc đến đó là thẻ và ngân hàng điện tử. Hiện các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thẻ và ngân hàng điện tử của SCB đã và đang được khách hàng tin dùng.

Đến cuối năm 2014, SCB đã phát hành 118.609 thẻ, bao gồm ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế MasterCard. SCB cũng đã triển khai dịch vụ Mobile Banking - đây là dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng sử dụng thiết bị di động để thực hiện các giao dịch với Ngân hàng vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, mà không cần phải đến các đơn vị giao dịch của SCB. 

Nỗ lực không ngừng nghỉ

Trong những năm gần đây, có thể nói ngành ngân hàng Việt Nam đã qua thời “hoàng kim”, thời mà các ngân hàng có thể dễ dàng kiếm lợi nhuận từ nhiều sản phẩm dịch vụ, từ việc kinh doanh vàng, trái phiếu, cổ phiếu, hay đạt được biên lợi nhuận lớn từ việc huy động và cho vay.

Khi hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam bước vào giai đoạn tái cơ cấu 2011 - 2015, rất nhiều vấn đề của từng tổ chức tín dụng được bộc lộ rõ. Từ đó, để tồn tại và phát triển, mỗi tổ chức tín dụng phải nỗ lực tìm tòi và xây dựng được một lối đi riêng, phù hợp với các thế mạnh sẵn có, cũng như phân khúc khách hàng mà tổ chức tín dụng đó đã và sẽ nhắm tới. SCB cũng không phải là ngoại lệ.

Đầu tiên, ở mảng tín dụng, SCB có được mức tăng trưởng dư nợ như trên là do Ngân hàng đã triển khai hàng loạt gói sản phẩm cho vay và dịch vụ kèm theo phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: Cho vay mua xe ô tô phục vụ sản xuất - kinh doanh; Cho vay an tâm du học; Cho vay đầu tư tài sản cố định; Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở; Tài trợ xuất nhập khẩu... Ngân hàng luôn nỗ lực đồng hành với các khách hàng vay trong thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vừa qua, đưa ra những giải pháp hỗ trợ hiệu quả và toàn diện, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với chất lượng tín dụng.

Bên cạnh đó, SCB cũng đã thực hiện các chính sách thu hút khách hàng tiền gửi một cách linh hoạt, năng động và hiệu quả thông qua cơ cấu sản phẩm tiền gửi đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Huy động vốn từ lâu đã là một thế mạnh của SCB, với mạng lưới rộng, các gói sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi được liên tục cập nhật và triển khai tùy tình hình thực tế của thị trường, hướng đến từng nhóm khách hàng tiền gửi cụ thể.

Theo đó, Ngân hàng đã triển khai thành công 13 chương trình tiền gửi; 5 chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên; triển khai nhiều sản phẩm huy động tiền gửi dành cho từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SCB đã tăng cường kết hợp bán chéo các sản phẩm để vừa gia tăng tiện ích của khách hàng vừa phát triển đồng đều các mảng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên cùng địa bàn.

Một nét rất mới trong năm vừa qua ở mảng dịch vụ bán lẻ của SCB là gói sản phẩm ngân hàng - bảo hiểm (bancassurance). Hướng tới việc xây dựng một định chế tài chính đa dạng và có quy mô lớn, SCB đã mua cổ phần tại một công ty bảo hiểm phi nhân thọ, triển khai mạnh mẽ các sản phẩm liên kết bancassurance, giúp hoạt động huy động vốn của SCB trong năm 2014 tăng trưởng cả về lượng và chất, niềm tin của khách hàng đối với SCB ngày càng được củng cố, vị thế của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. 

Vững bước đi lên

Khó khăn vẫn còn nhiều nhưng với lòng quyết tâm mạnh mẽ, SCB đã vạch ra đường đi riêng để phát triển thông qua nỗ lực cung cấp dịch vụ vượt trội cho khách hàng. Cụ thể, tận dụng lợi thế mạng lưới trải dài khắp đất nước và nguồn ngoại tệ dồi dào, SCB đáp ứng đầy đủ, kịp thời tất cả các nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, từ khách hàng cá nhân (du lịch, mua sắm, du học, định cư…) đến khách hàng tổ chức (thanh toán xuất nhập khẩu, vay vốn…) với giá cả cạnh tranh nhất.

Đặc biệt, trước mục tiêu Ban lãnh đạo Ngân hàng đặt ra đối với kinh doanh bán lẻ, SCB đã và đang tập trung chú trọng đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ. Trong năm 2014, Ngân hàng đã triển khai thêm nhiều hoạt động dịch vụ và đạt được những kết quả khả quan, đóng góp tích cực vào cơ cấu lợi nhuận của SCB như: dịch vụ thanh toán trực tuyến; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; dịch vụ quản lý tài khoản tập trung; dịch vụ gửi sổ phụ của tổ chức qua email và bưu điện...

Có lẽ tại SCB, khó khăn không trường tồn mà chỉ có con người cứng rắn trường tồn. Với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, quyết tâm của HĐQT, Ban lãnh đạo cùng sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên đã đưa đến những thành quả trong năm 2014, là nền tảng vững chắc để bộ máy SCB tiếp tục vận hành thành công trong năm 2015.

Tin bài liên quan