Ngày 6/7/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm và làm việc tại mỏ Núi Pháo và nhà máy chế sản phẩm sâu

Ngày 6/7/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm và làm việc tại mỏ Núi Pháo và nhà máy chế sản phẩm sâu

Núi Pháo ghi danh Việt Nam trên bản đồ vonfram thế giới

(ĐTCK) Sau khi đưa vào vận hành thành công mỏ Núi Pháo và nhà máy chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng.

Masan Resources, công ty con của Tập đoàn Masan, đã làm được một việc mà không một công ty nào trên thế giới thực hiện được trong 15 năm qua. Đó là mang lại nguồn sản phẩm vonfram mới cho thị trường thế giới.

Tọa lạc tại thành phố Thái Nguyên, mỏ Núi Pháo không chỉ là một hiện tượng đặc biệt, ghi nhận bước chuyển biến lớn trong lịch sử ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam, khi cung cấp sản phẩm vonfram được chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, mà còn có khả năng thay đổi cục diện “cuộc chơi” trên thị trường vonfram thế giới. Trữ lượng của mỏ này ước tính chiếm tới gần một phần ba trữ lượng vonfram toàn cầu, bên ngoài Trung Quốc, có khả năng sản xuất tới 6.000 tấn vonfram tinh chế mỗi năm.

Mỏ Núi Pháo là mỏ khai thác lộ thiên, nên có chi phí thấp nhất thế giới 

Niềm tự hào của Việt Nam

Việc đưa mỏ Núi Pháo vào hoạt động là một thành tích đáng tự hào của một doanh nghiệp Việt nói riêng, của đất nước nói chung.

Chỉ số niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào môi trường kinh doanh đang ngày càng tăng, khi Chính phủ đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh thông qua việc thúc đẩy cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư sản xuất - kinh doanh những lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Với các chính sách mới như cho nước ngoài sở hữu bất động sản và nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước, dự báo Việt Nam sẽ thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhiều hiệp định thương mại tự do.

Trong một thế giới phẳng hơn, biên giới quốc gia hay hàng rào thuế quan, những rào cản đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh ra nước ngoài, ngày càng bị xóa nhòa, bên cạnh những cơ hội lớn mở ra thì sức ép cạnh tranh cũng tăng lên với các doanh nghiệp trong nước.

Đối thủ cạnh tranh của họ giờ đây là các công ty đa quốc gia, có tiềm lực tài chính lớn, có bề dày kinh nghiệm, cách thức quản lý bài bản, chuyên nghiệp. Những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nội địa, vươn tầm hoạt động ra thế giới là niềm tự hào của cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Masan Resources là một ví dụ điển hình cho một công ty trong nước có khả năng giành chiến thắng trên quy mô toàn cầu, cũng như Viettel đạt tăng trưởng cao ở các thị trường mới nổi như Haiti, Campuchia và nhiều quốc gia ở châu Phi. Hay như Vinamilk tăng cường chuỗi cung ứng của mình thông qua việc mua lại nhiều doanh nghiệp sữa tại Mỹ, New Zealand và châu Âu. Tuy nhiên, Dự án Núi Pháo độc đáo ở chỗ là nó có thể góp phần chuyển đổi ngành công nghiệp trên phương diện toàn cầu.

Xoay chuyển cục diện thị trường vonfram toàn cầu

Masan Resources, với dự án Núi Pháo đã hội tụ đủ các mảnh ghép để có thể xoay chuyển cục diện thị trường kim loại quý vonfram thế giới. Không đơn giản chỉ là tham gia vào thị trường này, mà Masan Resources còn có khả năng xoay chuyển cục diện thị trường nhờ quy mô và tầm quan trọng của dự án Núi Pháo.

Với trữ lượng vonfram chiếm một phần ba trữ lượng toàn cầu ngoài Trung Quốc, Dự án Núi Pháo đang được xem như nguồn cung vonfram an toàn và đáng tin cậy cho các nhà sản xuất (ô tô, máy bay, thậm chí là điện thoại IPhone), mà không có khoáng chất hay chất hóa học khác có thể thay thế.

Núi Pháo ghi danh Việt Nam trên bản đồ vonfram thế giới ảnh 2

Dự án Núi Pháo có khả năng cung cấp 6.000 tấn vonfram chế biến sâu hàng năm 

Là một trong những mỏ vonfram có chi phí khai thác thấp nhất thế giới, Núi Pháo vẫn có thể cho lợi nhuận ngay cả khi mặt hàng kim loại quý này vào chu kỳ giá thấp nhất. Do đó, Dự án sẽ đạt lợi nhuận cao khi giá hàng hóa phục hồi với rất ít cạnh tranh.

Để ghi nhận ý nghĩa và những nỗ lực của Masan trong việc phát triển toàn diện Dự án Núi Pháo, một dự án có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và là một trong những dự án đầu tư khai thác khoáng sản lớn nhất Việt Nam, phái đoàn công tác do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại mỏ Núi Pháo và nhà máy chế biến sản phẩm sâu vào chiều ngày 6/7/2015. Tại khu mỏ, Chủ tịch nước đã lưu ý các tiềm năng và lợi ích của Dự án, động viên, ghi nhận những nỗ lực của Masan và các nhà thầu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “Với chi phí đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan đã giải quyết được cơ bản những tồn tại mà nhà đầu tư trước để lại. Sự trợ giúp đắc lực của các chuyên gia về khai thác và chế biến khoáng sản nước ngoài chắc chắn sẽ giúp Dự án đạt được những cam kết của Chính phủ về tiến độ đầu tư”.

Chủ tịch nước cũng đến thăm các nhà máy chế biến sâu của các công ty liên doanh giữa Masan và đối tác H.C. Stark (Đức). Ông mong muốn, Masan chia sẻ nhiều hơn những kinh nghiệm trong liên doanh với các đối tác trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản theo công nghệ hiện đại với các doanh nghiệp khai khoáng, để ngành khai thác khoáng sản Việt Nam phát triển theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, cho các giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị của các khoáng chất.

Sự ghi nhận về vai trò và sự thành công của Dự án Núi Pháo không chỉ đến từ Chính phủ, mà còn từ các tổ chức quốc tế. Masan Resources đã được Hiệp hội Quốc tế Công nghiệp Vonfram (ITIA) trao quyền đăng cai tổ chức hội nghị thường niên lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 9 tới.

Masan Resources, với việc phát triển mỏ Núi Pháo có quy mô khai thác lớn, công nghệ khai thác, chế biến quặng vofram hiện đại, đã sẵn sàng cho thế giới thấy rằng, một doanh nghiệp của một đất nước có nền kinh tế còn non trẻ hoàn toàn có thể dẫn dắt sự chuyển đổi cục diện thị trường vonfram thế giới.

Tin bài liên quan