Hapro hiện có 10 công ty con, 19 công ty liên doanh-liên kết với tỷ lệ sở hữu từ 20-49%

Hapro hiện có 10 công ty con, 19 công ty liên doanh-liên kết với tỷ lệ sở hữu từ 20-49%

IPO Hapro: “Của để dành” không chỉ là bất động sản

(ĐTCK) Với lượng đăng ký đặt mua cao hơn 20% số lượng cổ phần chào bán, phiên IPO Hapro đang cho thấy được sức hút lớn và được coi là một trong những “bom tấn” thoái vốn của năm 2018, nhất là khi lợi thế của Hapro không chỉ gói gọn trong 2 chữ “đất vàng”.

Nhà nước sẽ thoái hết vốn

Sáng 30/3, phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) chính thức diễn  ra. Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, tính đến thời điểm “chốt” đăng ký, đã có 346 nhà đầu tư, gồm 2 tổ chức và 344 cá nhân đăng ký tham gia phiên IPO này.

Theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt trước đó, Hapro sẽ đấu giá 75,93 triệu cổ phần, tương đương 34,51% vốn điều lệ. Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của Hapro là 2.200 tỷ đồng.

Theo phương án hoạt động sau cổ phần hóa, Hapro được tiếp tục sử dụng 114 cơ sở nhà đất, gồm 96 điểm tại Hà Nội và 18 điểm tại các thành phố khác   

Với tổng khối lượng đặt mua là 93,18 triệu cổ phần, phiên đấu giá sáng nay gần như “cầm chắc” thành công bởi đã vượt số lượng cổ phần chào bán. Đáng chú ý, phiên IPO nhận được sự quan tâm của phần lớn các nhà đầu tư cá nhân, bởi có tới 92,48 triệu cổ phần đặt mua đến từ nhóm này.

Với tỷ lệ bán 65% cho nhà đầu tư chiến lược, 34,51% bán đấu giá công khai và 0,49% bán ưu đãi cho người lao động, sau khi cổ phần hóa, Nhà nước sẽ không còn giữ vốn tại Hapro.

Theo ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Hapro, việc nhà đầu tư chiến lược sẵn sàng nắm giữ tới 65% cổ phần cho thấy sự tâm huyết của cổ đông trong thay đổi về quản trị, điều hành, nhằm mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp và đồng vốn đã đầu tư.

Chia sẻ về chiến lược của Hapro sau cổ phần hóa, bà Trần Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) - đối tác chiến lược của Hapro cho biết, đơn vị này sẽ có phương án sắp xếp lại chuỗi cửa hàng của Hapro theo hướng đi sâu vào từng khu dân cư.

Trong phiên đấu giá sáng nay (30/3), toàn bộ 75,93 triệu cổ phần Hapro đã được bán cho nhà đầu tư với tổng giá trị cổ phần đạt hơn 980 tỷ đồng.

Mức giá trúng bình quân là 12.908 đồng/cổ phần, giá trúng thấp nhất là 12.800 đồng/cổ phần và mức giá trúng cao nhất là 20.000 đồng/cp.

Trong phiên đấu giá, lệnh đặt mua khối lượng cao nhất là 79,236 triệu cổ phần ở mức giá 12.800 đồng/cổ phần, bằng với giá khởi điể; khối lượng đặt mua nhiều thứ 2 là 5,772 triệu cổ phần ở mức giá 13.300 đồng/cổ phần; tiếp đến là 2,043 triệu cổ phần ở mức giá 13.000 đồng/cổ phần.

Song song với đó là hoàn thiện các chuỗi cửa hàng chuyên doanh trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới ứng dụng công nghệ thông tin, với kỳ vọng đạt tổng mức tăng trưởng 25%/năm trong thời gian tới.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong bản công bố thông tin của Hapro với kế hoạch tăng trưởng doanh thu khoảng 25%/năm trong giai đoạn 2018-2020, nhưng hiệu quả lợi nhuận riêng năm 2018 sẽ tăng gấp gần 5 lần so với thực hiện năm 2017.

“Của để dành” không chỉ là bất động sản

Kể từ khi công bố thông tin cổ phần hóa, với đối tác chiến lược được UBND TP.Hà Nội lựa chọn là Công ty TNHH  Motor N.A Việt Nam (Vinamco) - một doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với BRG Group, nhiều ý kiến cho rằng, đây là kịch bản của một cuộc thâu tóm "đất vàng", bởi Hapro vốn nắm giữ nhiều khu đất có vị rất đẹp tại trung tâm Thủ đô.

Theo phương án hoạt động sau cổ phần hóa, Hapro được tiếp tục sử dụng 114 cơ sở nhà đất, gồm 96 điểm tại Hà Nội và 18 điểm tại các thành phố khác. Hơn nữa, phần lớn các cơ sở nhà đất trên có diện tích nhỏ, phù hợp với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Hapro là bán lẻ.

Theo ông Sơn, đây là yếu tố mang tính thiết yếu của một doanh nghiệp có hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa như Hapro, nhưng đó cũng chỉ là một trong những lợi thế hỗ trợ đợt IPO này.

“Thương mại quốc tế - nội địa và thương hiệu mới thực sự là sức mạnh cốt lõi của Hapro”, ông Sơn nhấn mạnh và cho biết, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Hapro nhiều năm liền là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm. Thị trưởng xuất khẩu của Hapro được duy trì và mở rộng tới trên 70 nước và khu vực trên thế giới.

Đặc biệt, “của để dành” của Hapro còn là phần vốn góp trên 51% tại 10 công ty con, đầu tư vào 19 công ty liên doanh, liên kết với tỷ lệ sở hữu từ 20-49%, có thể kể đến một số tên tuổi như CTCP Thủy Tạ, CTCP Thực phẩm Hà Nội, CTCP Thương mại dịch vụ Tràng Thi, CTCP Thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội, CTCP Siêu thị VHSC (sở hữu chuỗi siêu thị SeikaMart), Gốm Chu Đậu, Vang Thăng Long…

Với những “mỏ vàng” đang chờ khai phá, theo đại diện của Vinamco, tiềm năng phát triển trong dài hạn của Hapro là rất lớn. Trước mắt, Vinamco sẽ phát triển hơn nữa chuỗi bán lẻ trong nước dựa trên những lợi thế của Hapro, dựa trên lợi thế có sẵn là kết hợp với chuỗi bán lẻ siêu thị Intimex - một thương hiệu thuộc công ty con của Vinamco (Vinamco nắm giữ 53% vốn Intimex).

Tin bài liên quan