Mục tiêu thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương
Những năm qua, sự phát triển công nghiệp - đô thị của Bình Dương được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước.
Năm 2016, tổng sản phẩm của Bình Dương tăng 8,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 108,6 triệu đồng; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 11%/năm.
Năm 2016, Bình Dương đã thu hút được 2,4 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 5 tháng đầu năm nay đã thu hút thêm gần 1,5 tỷ đô la Mỹ, vượt 106% so với kế hoạch đề ra.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã có 28 khu công nghiệp với diện tích hơn 10.000 ha và 10 cụm công nghiệp với diện tích 707 ha.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của Bình Dương cũng kéo theo áp lực dân số tăng nhanh, hạ tầng quá tải. Theo thống kê, hiện có khoảng gần 1 triệu lao động làm việc trong các khu công nghiệp tại Bình Dương, trong đó phần lớn là lao động nhập cư, nhu cầu nhà ở rất lớn.
Trước thực tế đó, chính quyền Bình Dương đã đưa ra quy hoạch tổng thể nhằm mục tiêu phát triển bền vững, trở thành trung tâm công nghiệp lớn của vùng và là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Cùng với đó, các địa phương trong tỉnh cũng đề ra những mục tiêu phát triển rất cụ thể. Theo đó, từ nay đến năm 2020, Thủ Dầu Một sẽ phát triển thành đô thị loại I; Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên là đô thị loại II, Bàu Bàng là đô thị loại III…
Nhận diện “điểm nóng” bất động sản
Để hiện thực hóa mục tiêu nói trên, Bình Dương đã tập trung rất nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông kết nối với vùng kinh tế động lực phía Nam.
Cụ thể, sau quốc lộ 13, tỉnh tiếp tục thực hiện hàng loạt tuyến đường kết nối với khu vực, trong đó đường Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch, đường Vành đai 3, Vành đai 4 đã đưa Bình Dương trở thành cửa ngõ huyết mạch cho việc vận chuyển hàng hóa từ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đến TP. HCM và sân bay quốc tế tại Long Thành cũng như cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Ngoài ra, tỉnh còn xúc tiến kế hoạch xây dựng tuyến metro nối với TP. HCM và phát triển hệ thống giao thông công cộng phục vụ nhu cầu của người dân.
Những dự án nằm trong khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ thống giao thông hoàn thiện, gần các khu công nghiệp sẽ là lựa chọn "sáng giá" dành cho các nhà đầu tư vì thuận lợi để ở cũng như kinh doanh.
Đáng chú ý, bên cạnh các khu công nghiệp là những khu đô thị được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, tạo ra động lực phát triển các ngành thương mại - dịch vụ.
Chẳng hạn bên cạnh thành phố mới Bình Dương, thị xã Bến Cát gần đây đang tập trung xây dựng các khu công nghiệp kết nối từ các tuyến đường giao thông chủ lực đi qua địa bàn như quốc lộ 13, đường ĐT744, đường Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch, đường Xuyên Á, đường An Điền - Bến Tranh, các tuyến đường liên ấp…, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đến đầu tư.
Theo ông Tôn Thất Khiêm, Phó tổng giám đốc Marketing - Truyền thông Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh, những khu vực phát triển năng động như thành phố mới Bình Dương, thị xã Bến Cát nhiều khả năng sẽ trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản trong thời gian tới bởi tốc độ đô thị hóa càng cao, giá trị bất động sản cũng tăng theo.
Mặt khác, nhu cầu nhà ở của người dân và lao động nhập cư trên địa bàn vẫn đang rất lớn trong khi tốc độ triển khai dự án mới của các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ.
Theo thống kê, Bến Cát hiện đang có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 4.030 ha, thu hút 461 dự án FDI với tổng số vốn 5,562 tỷ đô la Mỹ và 2.000 dự án trong nước với số vốn trên 24.647 tỷ đồng, cùng hàng chục ngàn doanh nhân, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao đến sinh sống, làm việc.
“Việc tỉnh Bình Dương và các địa phương như thị xã Bến Cát, Bàu Bàng, Thuận An đưa ra chiến lược phát triển cụ thể sẽ tạo ra cú hích mới cho thị trường bất động sản.