Cụ thể, Tài Nguyên bị phạt 70 triệu đồng vì đã báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật báo cáo tài chính (BCTC) riêng và hợp nhất quý III, IV năm 2015; BCTC riêng và hợp nhất quý I, II, III, IV năm 2016; BCTC kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2015, 2016; báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2016; biên bản và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016…
Đáng chú ý, Tài Nguyên còn bị phạt 85 triệu đồng do vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về giao dịch với thành viên Hội đồng quản trị và người có liên quan của đối tượng này (Tài Nguyên đã thực hiện các giao dịch với tổ chức có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị của Công ty là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 41, nhưng không có Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận).
Trước đó, ngày 6/11/2017, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt 60 triệu đồng đối với Công ty cổ phần ADEC do đã báo cáo không đúng thời hạn theo quy các tài liệu: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2015, báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2015, báo cáo thường niên năm 2015, báo cáo tài chính bán niên đã soát xét năm 2016, báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng năm 2015; báo cáo tài chính quý I, II, III năm 2016.
Ngày 2/11, cơ quan thanh tra xử phạt Công ty cổ phần Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn về quyết định vi phạm và bị xử phạt về thuế, các văn bản giải trình biến động lợi nhuận sau thuế…
Theo nhận xét của ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, một trong các điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là quản trị kém. Tình trạng vi phạm các quy định về quản trị của doanh nghiệp xảy ra ngày một phổ biến, không chỉ với các doanh nghiệp chưa niêm yết, mà cả doanh nghiệp niêm yết. Đây là một trong những rủi ro đối với các nhà đầu tư trên thị trường.