Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng từ 49% lên 69%

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng từ 49% lên 69%

TPP sẽ buộc nới room thành hiện thực

(ĐTCK) Một trong những nghĩa vụ cơ bản của TPP về dịch vụ và đầu tư có liên quan đến việc nâng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là quy định có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK Việt Nam.

Nhiều thay đổi với đầu tư gián tiếp

Tại Hội thảo “Hiệp định TPP – Những điều doanh nghiệp cần biết” do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức sáng 15/3, ông Ngô Chung Khanh, Vụ phó Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công Thương cho biết, riêng với đầu tư, quy chế đối xử quốc gia quy định, mỗi thành viên TPP phải đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài được đối xử không kém thuận lợi hơn nhà đầu tư trong nước trong quá trình thành lập, hoạt động, mở rộng, quản lý, bán hay định đoạt hoạt động đầu tư của mình.

Quy chế đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN, là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại, được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO) còn nới rộng hơn khi quy định, mỗi thành viên TPP phải đảm bảo nhà đầu tư của một nước TPP được đối xử không kém thuận lợi hơn nhà đầu tư nước TPP khác hoặc non-TPP đối với quá trình thành lập, hoạt động, mở rộng, quản lý, bán hay định đoạt hoạt động đầu tư của mình.

Việc đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam cũng sẽ có những thay đổi liên quan đến quy định hiện diện tại nước sở tại. TPP quy định, mỗi thành viên TPP không được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải thiết lập hoặc duy trì văn phòng đại diện, hay bất kỳ hình thức công ty nào, hay yêu cầu về thường trú như là điều kiện để được cung cấp dịch vụ qua biên giới.

Việc tuyển dụng nhân sự cao cấp được quy định thoáng hơn rất nhiều, khi mỗi thành viên tham gia Hiệp định TPP không được yêu cầu công ty hoặc chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài phải bổ nhiệm các nhân sự quản lý cao cấp phải mang quốc tịch một nước nào đó.

Sản xuất sữa, xây dựng: không hạn chế; Sản xuất điện: không hạn chế, ngoại trừ thủy điện và điện hạt nhân; Viễn thông: cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng không gắn hạ tầng mạng.Với dịch vụ gia tăng gắn hạ tầng mạng, cho lên 65% sau 5 năm; Dược phẩm: không cho phép nước ngoài phân phối dược phẩm, nhưng không hạn chế đầu tư sản xuất dược phẩm.

Ngoài ra, mỗi thành viên tham gia Hiệp định TPP có thể yêu cầu phần lớn thành viên hội đồng quản trị của một công ty hay chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài phải mang quốc tịch một nước nào đó hoặc phải là người thường trú của một thành viên nào đó, miễn là yêu cầu như vậy không ảnh hưởng tới quyền kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài (chủ đầu tư) đối với công ty hoặc chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài nói trên.

Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến cơ chế standstill (lấy mức bảo hộ hiện tại làm gốc) và cơ chế rachet (điều chỉnh chính sách theo hướng thuận lợi hơn, tốt hơn). Chẳng hạn, quy định nhà đầu từ nước ngoài chỉ được mua 49% cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam (áp dụng với doanh nghiệp niêm yết (standstill) – PV), chuyển thành nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua 65% cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam. 

Các ngành mở cửa đến đâu?

Đại diện Bộ Công thương đã nêu ra một số cam kết cụ thể trong các lĩnh vực chính có liên quan đến hoạt động của SCIC và các doanh nghiệp nói chung trên thị trường. Chẳng hạn, sản xuất sữa, xây dựng: không hạn chế; Sản xuất điện: không hạn chế, ngoại trừ thủy điện và điện hạt nhân; Viễn thông: cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng không gắn hạ tầng mạng.Với dịch vụ gia tăng gắn hạ tầng mạng, cho lên 65% sau 5 năm; Dược phẩm: không cho phép nước ngoài phân phối dược phẩm, nhưng không hạn chế đầu tư sản xuất dược phẩm.

Ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó tổng giám đốc SCIC cho biết, SCIC hiện đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 200 doanh nghiệp, hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và đều chịu tác động của TPP. Các doanh nghiệp cần hiểu và thực thi tốt các cam kết về chất lượng dịch vụ và đầu tư, về xuất xứ đối với hàng hóa, về sở hữu trí tuệ, về lao động và môi trường, các quy định về mua sắm công và doanh nghiệp Nhà nước, cũng như các biện pháp về phòng vệ thương mại.

Quan trọng nhất, các doanh nghiệp cần nắm chắc thông tin về hiệu lực, về lộ trình thực hiện các cam kết. Đó cũng là mấu chốt quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong hội nhập.

Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công thương, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định quan trọng như cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, hải quan… để chuẩn bị cho việc tận dụng tối đa lợi thế của Hiệp định mang lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên tích cực tham gia góp ý vào việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực thi Hiệp định…

Tin bài liên quan