Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vắng bóng cổ phiếu ngân hàng

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vắng bóng cổ phiếu ngân hàng

(ĐTCK) Được mệnh danh là động lực chính của thị trường trong tuần qua với những phiên tăng mạnh cả về giá và thanh khoản nhưng điểm mặt trong top 10 các cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trong tuần qua trên cả hai sàn lại thiếu vắng các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng.

Tuần qua, thị trường đã bứt phá mạnh, thoát khỏi xu hướng đi ngang và giằng co trong biên độ hẹp của 3 tuần trước đó. Trong đó, cùng với thanh khoản cải thiện bởi dòng tiền chảy mạnh, các chỉ số trên sàn niêm yết cũng lần lượt vượt đỉnh thành công.

Cụ thể, VN-Index đã tăng 11,6 điểm (+1,63%) lên 722,36 điểm, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua; còn HNX-Index cũng tăng 2,99 điểm (+3,38%), đóng cửa phiên cuối tuần tại mức 91,37 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò là động lực chính trong tuần, giúp cả 2 chỉ số chính tăng điểm mạnh. Hầu hết các mã họ bank đã hấp thụ mạnh dòng tiền giúp giá cùng thanh khoản tăng vọt như ACB tăng 8,97% với tổng khối lượng khớp lệnh đạt 30,7 triệu đơn vị; SHB tăng 14% và khớp lệnh 38,21 triệu đơn vị; STB tăng 10,68% và khớp lệnh 33,19 triệu đơn vị; BID tăng 7,18% và khớp 34,05 triệu đơn vị…

Tuy nhiên, độ rộng trên chưa đủ để giúp thành viên họ ngân hàng có mặt trong bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua.

Trên sàn HOSE, DTA của CTCP Đệ Tam sau một tuần liền giảm điểm đã hồi phục mạnh khi liên tiếp tăng trần nhờ thông tin hỗ trợ tích cực. Cụ thể, theo nghị quyết HĐQT Công ty vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 khá khả quan với chỉ tiêu tổng doanh thu sẽ đạt 38,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,68 tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm qua.

Trong năm nay, Công ty dự kiến sẽ triển khai tiếp hạ tầng phần còn lại của khu dân cư xã Phước An, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Bên cạnh đó, Đệ Tam tiếp tục tìm các nguồn vay hỗ trợ khách hàng để tiếp tục triển khai thi công xây dựng các block chưng cư Detaco dự án phát triển nhà ở xã hội tại xa Phước An Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

Đệ Tam cũng vừa thông báo lịch tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 để thông qua các nội dung trên. Theo đó, ngày 10/4 tới đây, DTA sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự. Thời gian và địa điểm tổ chức, Công ty sẽ thông báo sau đó.

Theo đó, tuần qua, giá cổ phiếu DTA đã tăng từ 1.850 đồng/CP lên mức 2.550 đồng/CP, tương ứng tăng trưởng 37,84%, là quán quân của bảng xếp hạng.

Bên cạnh sự tỏa sáng của nhóm cổ phiếu ngân hàng, tuần qua thị trường còn chứng kiến nhóm cổ phiếu chứng khoán nhen nhóm dậy sóng. Minh chứng cho điều này, thành viên của nhóm là AGR của CTCP Chứng khoán Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vươn lên vị trí thứ 2 với mức tăng trưởng đạt hơn 28% khi cổ phiếu này đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó 3 phiên cuối tuần tăng trần.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 20-24/3

Giá ngày 24/3

Giá ngày 17/3

Biến động (%)

Giá ngày 24/3

Giá ngày 17/3

Biến động (%)

DTA

2.55

1.85

37,84

HID

5.75

7.25

-20,69

AGR

4.33

3.37

28,49

HOT

23.05

27.5

-16,18

QCG

5.26

4.34

21,2

SZL

34.9

40.5

-13,83

KAC

12.1

10

21

PHR

26.5

30.45

-12,97

APG

5.88

4.9

20

GTN

14.8

16.6

-10,84

BTT

42

35.05

19,83

VPH

12.5

13.9

-10,07

BMC

21.6

18.2

18,68

TRC

29.5

32.8

-10,06

TMT

14.7

12.65

16,21

VNA

1.07

1.18

-9,32

TDW

28.4

24.5

15,92

THG

46

50.7

-9,27

PXT

4.17

3.6

15,83

VPS

19.7

21.7

-9,22

Ở chiều ngược lại, cũng giống tuần trước, HID của CTCP Đầu tư và Tư vấn Hạ Long chỉ có 1 phiên hồi phục nhẹ nhưng 4 phiên giảm sâu còn lại, trong đó có 2 phiên giảm sàn đã đưa cổ phiếu này tiếp tục “tăng bậc”, từ vị trí thứ 7 (trong tuần đầu tháng 3) lên vị trí 5 trong tuần trước và đã trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất trong tuần này.

Trong tuần, HID đã giảm từ 7.250 đồng/CP xuống mức giá 5.750 đồng/CP, tương ứng giảm 20,69%. Tuy nhiên, giao dịch có phần sôi động hơn tuần trước với khối lượng khớp lệnh trung bình đạt gần 2,3 triệu đơn vị/phiên, trong khi tuần trước chỉ đạt 0,86 triệu đơn vị/phiên.

Ngoại trừ HID, các cổ phiếu khác trong bảng xếp hạng có biên độ giảm khá hẹp chỉ đạt trên dưới 10%. Trong đó, không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, các cổ phiếu trong nhóm cao su sau chuỗi ngày tăng mạnh sẽ đón nhận đợt bán ra và sẽ quay đầu giảm. Điển hình là sự xuất hiện của các thành viên trong nhóm cao su ở bảng xếp hạng này như PHR của CTCP Cao su Phước Hòa, TRC của CTCP Cao su Tây Ninh.

Trên sàn HNX, biên độ tăng cũng được nới rộng hơn với nhiều mã tăng hơn 30%. Tuy nhiên, cũng giống sàn HOSE, bảng xếp hạng trên sàn này cũng vắng bóng các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng.

Trong đó, SGH của CTCP Khách sạn Sài Gòn là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần khi có tới 4 phiên tăng mạnh và duy nhất 1 phiên đứng giá vào đầu tuần ngày 20/3, tổng cộng giá cổ phiếu này đã tăng gần 45%. Tuy vậy, giao dịch SGH vẫn khá hạn chế với các phiên chỉ khớp lệnh lên đến một vài nghìn đơn vị.

Đứng ở vị trí tiếp theo là SEB của CTCP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung và HKB của CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc với mức tăng cùng đạt hơn 33%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 20-24/3

Giá ngày 24/3

Giá ngày 17/3

Biến động (%)

Giá ngày 24/3

Giá ngày 17/3

Biến động (%)

SGH

25.3

17.5

44,57

VFR

12.4

18.6

-33,33

SEB

37.4

28

33,57

BSC

15.4

18.9

-18,52

HKB

7.2

5.4

33,33

C92

11.5

13.9

-17,27

NDF

2.7

2.1

28,57

HLY

16.3

19.4

-15,98

VDL

34.3

27

27,04

KSK

1.1

1.3

-15,39

BXH

21.5

17.8

20,79

NHC

34

39.5

-13,92

TV3

32

26.7

19,85

TPP

26.8

31

-13,55

SVN

3.4

2.9

17,24

SIC

6.4

7.4

-13,51

PDC

4.4

3.8

15,79

L18

11

12.5

-12

ATS

13.7

12

14,17

SDA

3

3.4

-11,77

Trong khi đó, VFR của CTCP Vận tải và Thuê Tàu sau 51 phiên bất động ở mốc tham chiếu, đã bắt đầu có những giao dịch đầu tiên trong ngày 21/3. Tuy nhiên với 4 phiên giảm sàn trong tuần qua, đã , đẩy giá cổ phiếu này từ mức 18.600 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 17/3) xuống 12.400 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 24/3), tương ứng giảm tới hơn 33% và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất.

Còn lại, các cổ phiếu trong bảng xếp hạng đều có mức giảm trong phạm vi 10-20%. Đứng cuối bảng là SDA của CTCP Simco Sông Đà với mức giảm đạt 11,77%.

Cũng như những tuần trước đây, bảng xếp hạng trên sàn UPCoM vẫn là những cổ phiếu có mức tăng trưởng lớn nhất thị trường và trong tuần này, biên độ cũng được nới rộng hơn.

Trong đó, gương mặt cũ DC1 của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng số 1 tiếp tục củng cố vị thế trên sàn khi từ vị trí thứ 2 ở tuần trước đã leo lên vị trí dẫn đầu. Cụ thể, với 5 phiên tăng trần liên tiếp, DC1 đã vượt qua mệnh giá và đóng cửa phiên cuối tuần ngày 24/3 tại mức giá 16.100 đồng/CP, tương ứng tổng mức tăng cả tuần lên tới hơn 96%.

Không chỉ tăng mạnh về giá, thanh khoản của DC1 cũng cải thiện hơn so với tuần trước khi bên cạnh những phiên giao dịch 100 đơn vị, cổ phiếu này đã có những phiên chuyển nhượng vài chục nghìn đơn vị. Tổng cộng khối lượng giao dịch của DC1 đạt 89.423 đơn vị.

Trong khi đó, SD8 của CTCP Sông Đà 8 sau 1 tuần giảm giá đã hồi phục và tăng liên tiếp trong 5 phiên, lấy lại mốc giá 1.100 đồng/CP khi đóng cửa phiên cuối tuần 24/3. Với tổng cộng mức tăng lên tới hơn 83%, SD8 đã trở thành á quân của bảng xếp hạng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 20-24/3

Giá ngày 24/3

Giá ngày 17/3

Biến động (%)

Giá ngày 24/3

Giá ngày 17/3

Biến động (%)

DC1

16.1

8.2

96,34

QTP

9.1

15.8

-42,41

SD8

1.1

0.6

83,33

VCX

1.7

2.8

-39,29

QHW

34.5

19.3

78,76

RCD

33

51.4

-35,8

PIA

25

14.6

71,23

GTH

5.7

8.7

-34,48

DTG

28.8

20.6

39,81

GTD

30

44

-31,82

PXM

0.4

0.3

33,33

TTP

62

86

-27,91

HSA

31.9

24.3

31,28

VTX

15.3

21.1

-27,49

BTG

6.6

5.1

29,41

HAC

4.1

5.5

-25,46

DGT

7.3

5.7

28,07

AVF

0.3

0.4

-25

X18

6

4.7

27,66

GTT

0.3

0.4

-25

Mặt khác, “tân binh” trên sàn UPCoM là QTP của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh sau phiên chào sàn tăng hết biên độ vào cuối tuần trước đó đã quay đầu giảm sâu và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua. Cụ thể, với 1 phiên đứng giá vào đầu tuần và 4 phiên giảm sàn, giá cổ phiếu QTP đã giảm từ mức 15.800 đồng/CP xuống còn 9.100 đồng/CP, tương ứng giảm 42,41%.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là VCX của CTCP Xi măng Yên Bình. Với quy định riêng của sàn UPCoM (sau hơn 25 phiên không có giao dịch, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại, biên độ dao động giá cổ phiếu ở mức tối đa là +/-40%), vì vậy, phiên giảm sàn duy nhất ngày 24/3 đã kéo giá cổ phiếu VCX từ mức 2.800 đồng/CP xuống còn 1.700 đồng/CP, tương ứng giảm 39,3%.

Tin bài liên quan