Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã tăng gần 100%

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã tăng gần 100%

(ĐTCK) Thị trường đã đón nhận tuần giao dịch khá tiêu cực với những phiên giảm sâu nhưng tuần qua, vẫn có mã tăng giá gần gấp đôi và nhiều mã tăng vượt 50%.

Sau 2 tuần phục hồi mạnh, thị trường đã chịu áp lực bán tháo và lao dốc mạnh trong tuần qua vừa qua bởi những bất ổn địa chính trị trên thế giới cùng những tin đồn thất thiệt của thị trường trong nước. Ngoại trừ phiên tăng điểm vào đầu tuần, 4 phiên còn lại trên cả 2 sàn đều giảm sâu, trong đó đáng kể phiên 9/8.

Lực cung giá thấp ồ ạt đổ vào thị trường và gia tăng mạnh khiến các mã lớn bé đua nhau rớt giá, chỉ số VN-Index liên tiếp thủng các ngưỡng kháng cự thấp hơn và đánh mất tới gần 18 điểm, được ghi nhận là phiên giảm sâu nhất trong gần 2 năm qua.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 16,6 điểm (-2,1%) xuống 772,08 điểm, còn HNX-Index giảm 1,08 điểm (-1,1%) xuống 100,86 điểm. Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm so với phiên trước với tổng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt gần 4.700 tỷ đồng.

Tuy diễn biến thị trường khá tiêu cực nhưng tuần qua, vẫn có mã tăng giá gần gấp đôi.

Cụ thể, trên sàn UPCoM, sau khi tạo ấn tượng trong tuần đầu tháng 8 với chỉ 3 phiên chào sàn ngay lập tức đã leo lên vị trí quán quân của bảng, trong tuần này, “tân binh” ART của CTCP Chứng khoán Artex tiếp tục duy trì đà tăng vọt, bất chấp áp lực bán lan rộng toàn thị trường.

Với 5 phiên tăng trần, giá cổ phiếu ART đã được kéo từ mức giá 9.200 đồng/CP lên mức 18.100 đồng/CP, tương ứng tăng 96,74%. Bên cạnh đó, giao dịch của ART cũng sôi động hơn với những phiên khớp vài chục đến hơn trăm nghìn đơn vị, trong khi tuần trước chỉ khớp 100-200 đơn vị.

Là một công ty chứng khoán nằm trong top 10 có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lớn trên sàn HOSE, ART còn có thông tin cơ bản khá tốt với lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm 2017 đạt 46 tỷ đồng, đây là con số kỷ lục nhất kể từ ngày thành lập tới nay.

Đứng ở vị trí thứ 2, GER của CTCP Thể thao Ngôi sao Geru đã đón nhận 4 phiên tăng trần và 1 phiên đứng giá tham chiếu, với tổng mức tăng 62,5%. Tuy nhiên, giao dịch của cổ phiếu GER khá nhỏ giọt với những phiên khớp 100 đơn vị.

Cũng đón nhận những phiên tăng trần liên tiếp trong tuần qua và có mức tăng vượt 50% là DGT của CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai với mức tăng 57,33%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 7-11/8

Giá ngày 11/8

Giá ngày 4/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 11/8

Giá ngày 4/8

Biến động giảm (%)

ART

18.1

9.2

96,74

HKP

6.9

15

-54

GER

2.6

1.6

62,5

DNN

6.2

10.3

-39,81

DGT

11.8

7.5

57,33

TB8

11.6

19.2

-39,58

SDJ

9.4

6.3

49,21

KHD

12.1

19.6

-38,27

HPB

14.5

9.9

46,46

RGC

11.6

18.7

-37,97

PSB

6.4

4.4

45,45

CID

8

12.8

-37,5

HEJ

13

9.4

38,3

VRG

4.2

6.1

-31,15

NS3

21

15.5

35,48

IFS

7.9

11.4

-30,7

PTG

1.6

1.2

33,33

CHS

8.8

12.2

-27,87

TMG

30.4

23.1

31,6

VDT

16.6

22

-24,55

Trong khi đó, HKP của CTCP Bao bì Hà Tiên là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong tuần qua trên sàn UPCoM với mức giảm 54%.

Cụ thể, với 5 phiên liên tiếp giảm điểm, trong đó có tới 4 phiên đầu tuần giảm sàn đã đẩy giá cổ phiếu HKP từ mức 15.000 đồng/CP xuống còn 6.900 đồng/CP, đây là mức giá thấp nhất trong hơn 1 năm qua của cổ phiếu này.

Tiếp theo đó là cặp đôi cổ phiếu DNN của Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng và TB8 của CTCP Sản xuất và Kinh doanh Vật tư Thiết bị - VVMI có cùng mức giảm gần 40%.

Được biết, mặc dù DNN mới giao dịch trên sàn UPCoM chưa tới 1 tháng (từ ngày 17/7), trong khi TB8 đã là thành viên của thị trường chứng khoán từ cuối năm 2016 (30/12/2016), nhưng cả 2 mã này đều có chung 1 đặc điểm là đều chưa có giao dịch. Như vậy, với duy nhất 1 phiên giảm trong tuần qua, đã khiến DNN và TB8 lần lượt giảm tới 39,8% và 39,6%.

Tương tự, trên sàn HNX tuần qua cũng đã đón nhận mã tăng hơn 50%, đó là CVN của CTCP Vinam. Với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó 4 phiên đầu tuần tăng trần đã kéo giá cổ phiếu CVN từ mức 5.300 đồng/CP lên mức 8.000 đồng/CP, tương ứng tăng 50,94%.

Dù không còn mới nhưng thông tin báo cáo kết quả kinh doanh khả quan cũng là một trong những nhân tố hỗ trợ tốt giúp CVN tăng điểm trong thời gian vừa qua. Cụ thể, quý II/2017, Công ty đã có doanh thu hơn 17,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 1,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 1,3 tỷ đồng.

Ngoại trừ CVN tăng đột biến, các mã đứng ở vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng có biên độ tăng khá cách xa. Cụ thể, ATS của Công ty cổ phần Suất ăn công nghiệp Atesco và C92 của CTCP Xây dựng và Đầu tư 492 cùng có mức tăng 20%. Còn lại các mã có mức tăng trong khoảng 11-19%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 7-11/8

Giá ngày 11/8

Giá ngày 4/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 11/8

Giá ngày 4/8

Biến động giảm (%)

CVN

8

5.3

50,94

HLC

16.4

24.8

-33,87

ATS

15

12.5

20

CET

10.6

14.5

-26,9

C92

7.8

6.5

20

KSQ

2.7

3.6

-25

PV2

2.6

2.2

18,18

CMI

4.9

6.3

-22,22

TH1

10.1

8.6

17,44

CCM

33.5

40

-16,25

TAG

38.2

33

15,76

SCI

7.1

8.4

-15,48

OCH

9.6

8.5

12,94

SFN

28.2

33

-14,55

TV3

34.1

30.3

12,54

PPY

12.3

14.3

-13,99

VNF

57

51

11,76

SCJ

2

2.3

-13,04

TTZ

3.8

3.4

11,76

CTP

26

29.6

-12,16

Ở chiều ngược lại, HLC của CTCP Than Hà Lầm – Vinacomin là cổ phiếu giảm mạnh nhất. Với 1 phiên duy nhất đầu tuần ngày 7/8 đứng giá và 4 phiên giảm sàn liên tiếp sau đó, giá cổ phiếu HLC đã giảm 8.400 đồng/CP, tương ứng giảm 33,87%.

Tuy nhiên, giao dịch cổ phiếu HLC hạn chế với những phiên chỉ khớp 100 đơn vị, tính chung cả tuần, tổng giá trị giao dịch của cổ phiếu này cũng chỉ đạt hơn 8 triệu đồng.

Có thể nói, cổ phiếu HLC đang chịu áp lực bán ra mạnh sau chuỗi ngày khá dài tăng mạnh vào nửa cuối tháng 7, nhờ thông tin kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, trong quý II, HLC ghi nhận mức lãi trước thuế cao nhất với 22,59 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái và lũy kế 6 tháng đạt 28,95 tỷ đồng, hoàn thành 86,5% kế hoạch cả năm.

Bên cạnh đó, “tân binh” CET của CTCP Tech-Vina cũng có một tuần giao dịch không mấy khả quan khi đón nhận 4 phiên giảm sàn và duy nhất phiên hồi phục tăng trần vào cuối tuần ngày 11/8, với tổng mức giảm 26,9%, là cổ phiếu đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM.

Như vậy, chỉ tính sau 2 tuần chào sàn, giá cổ phiếu CET đã giảm 15,87% từ mức giá tham chiếu 12.600 đồng/CP (ngày 28/7) xuống mức giá 10.600 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 11/8).

Trên sàn HOSE, biên độ tăng thu hẹp đáng kể với chỉ duy nhất 2 mã có mức tăng hơn 20%, còn lại đều có mức tăng ở cận dưới, thậm chí có mã tăng hơn 9% cũng lọt vào bảng xếp hạng.

Cụ thể, TDG của Công ty Cổ phần Dầu khí Thái Dương chỉ duy nhất 1 phiên giảm vào cuối tuần ngày 11/8 và có tới 4 phiên tăng, trong đó 2 phiên tăng trần đã đưa mức giá cổ phiếu từ 10.200 đồng/CP lên 12.400 đồng/CP, tương ứng tăng 21,57%, là quán quân của bảng xếp hạng.

Đáng chú ý, trong khi các mã tăng nóng như HAI, HAR, QCG… đã lần lượt hạ nhiệt thì cổ phiếu thị trường TSC của CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ vẫn duy trì đà tăng trần trong những phiên đầu tuần và chỉ duy nhất có 1 phiên điều chỉnh giảm sàn ngày cuối tuần 11/8, giúp cổ phiếu tăng trưởng khá tốt đạt 21,5% và đứng ở vị trí thứ 2.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 7-11/8

Giá ngày 11/8

Giá ngày 4/8

Biến động tăng (%)

Giá ngày 11/8

Giá ngày 4/8

Biến động giảm (%)

TDG

12.4

10.2

21,57

SBT

30.2

39.05

-22,66

TSC

6.95

5.72

21,5

CMX

5.3

6.63

-20,06

ATG

4

3.38

18,34

QCG

17.85

22.3

-19,96

LGL

11.4

9.96

14,46

STT

9.68

12

-19,33

TV1

18.8

16.7

12,57

FCM

7.24

8.8

-17,73

BSI

16.4

14.8

10,81

SII

21.6

25.95

-16,76

DCL

25.7

23.3

10,3

TNI

7.4

8.8

-15,91

CMT

11.4

10.4

9,62

HCD

8.15

9.6

-15,1

TDC

8.2

7.5

9,33

KPF

6

6.79

-11,64

SSC

65.5

60

9,17

HAX

36.5

41

-10,98

Trái lại, cổ phiếu mía đường SBT của CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh đã đón nhận một tuần giao dịch tiêu cực khi có tới 4 phiên giảm sàn và hồi phục trong phiên cuối tuần ngày 11/8.

Một trong những thông tin hỗ trợ tích cực giúp SBT giao dịch tích cực với thanh khoản tăng vọt là bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên HĐQT Công ty đã đăng ký mua vào 14 triệu đơn vị, sau những phiên liên tiếp cổ phiếu này lao dốc. Ngay sau khi tin ra, lượng cổ phiếu dư bán sàn khá lớn đã được hấp thụ toàn bộ giúp cổ phiếu đảo chiều khởi sắc.

Chính nhờ phiên chặn đà rơi của SBT ngày cuối tuần đã giúp biên độ giảm giá của cổ phiếu này trong tuần qua không quá chênh lệch lớn so với các mã còn lại trong bảng xếp hạng. Cụ thể, CMX của CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau đứng ở vị trí thứ 2 với mức giảm hơn 20%, còn lại đều có mức giảm trong khoảng 10-20%.

Tin bài liên quan