Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Tăng mạnh nhất toàn mã thị giá nhỏ

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Tăng mạnh nhất toàn mã thị giá nhỏ

(ĐTCK) Thị trường lao dốc tuần thứ 4 liên tiếp với nền tảng thanh khoản vẫn dưới mức trung bình. Lực cầu bắt đáy cuối tuần đã giúp VN-Index và HNX-Index hồi phục để lấy lại được các ngưỡng quan trọng 900 điểm và 100 điểm. Thanh khoản sụt giảm nhẹ và vẫn ở mức thấp với khoảng 4.350 tỷ đồng giao dịch/phiên trên cả hai sàn.

Chốt tuần, VN-Index giảm 43,27 điểm (-4,5%), xuống 917,51 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 5,4% xuống 18.850 tỷ đồng, khối lượng giao dịch giảm 0,9% xuống 774 triệu cổ phiếu;

HNX-Index giảm 5,47 điểm (-5,1%), xuống 100,7 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 6,8% lên 2.926 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 19,3% lên 204 triệu cổ phiếu.

Điểm đáng chú ý trong tuần qua là phiên bán tháo mạnh ngày 3/7 khiến VN-Index bay hơn 41 điểm với hàng loạt các mã lớn đồng loạt nằm sàn.

Trong khi phiên cuối tuần lại chứng kiến sắc tím nổi trội của nhiều bluechip, đặc biệt là nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng.

Với việc thị trường tiếp tục giảm thì các nhóm ngành chính, trụ cột thị trường không tránh khỏ việc điều chỉnh.

Cụ thể, nhóm ngân hàng giảm 6,2% với VCB (-5,2%), BID (-11,2%), CTG (-9,7%), VPB (-6,1%), TCB (-5,8%), MBB (-8%), ACB (-7,9%), SHB (-4,9%)...

Nhóm dầu khí cũng có tuần giao dịch kém tích cực khi mất 7% với GAS (-10,6%), PLX (-7%), PVD (-5,5%), PVS (-8,1%), PVB (-7,8%)...

Các nhóm cổ phiếu lớn khác cũng mất điểm loạt giảm như VIC (-1,2%), VJC (-5,9%), SAB (-2,4%), VRE (-5,9%), VNM (-2,4%), HPG (-4,2%), MSN (-6,3%)…

Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý là NVT có tuần tăng mạnh thứ 2 liên tiếp, sau khi tuần trước đó cũng lọt top 10 mã tăng mạnh với mức tăng hơn 14%.

Mã cổ phiếu này đi lên nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã tăng cường hoạt động sau khi NVT duy trì xu hướng tích lũy tốt trong vùng hỗ trợ 4.200-4.700 đồng/cổ phiếu.

Tương tự là TDW, khi tuần trước tăng hơn 13%, và tiếp tục lọt vào top 10 mã tăng mạnh nhất HOSE.

HNG đạt mức tăng gần 60% chỉ trong vòng hơn 01 tháng qua. Lực cầu tăng mạnh ở cổ phiếu này bất chấp thông tin HNG không đạt mục tiêu kỳ vọng trong hoạt động chào bán trái phiếu khi chỉ có chưa đến 0,01% trái phiếu phát hành thành công trong đợt chào bán vừa qua.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 29/6 - 6/7:

Giá ngày 29/6

Giá ngày 6/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 29/6

Giá ngày 6/7

Biến động giảm (%)

NVT

5.05

6

18,81

YEG

319

225

-29,47

DAH

5.23

6.19

18,36

TLD

15.7

11.7

-25,48

PNC

15.25

17.25

13,11

SJF

24.8

18.8

-24,19

VPS

13.45

15.1

12,27

DGW

26

20

-23,08

TDW

22.4

24.9

11,16

TIX

45

36

-20,00

LGL

7.8

8.65

10,90

PDR

30.7

24.6

-19,87

HNG

10.2

11.2

9,80

ATG

1.82

1.47

-19,23

CMT

10.15

11

8,37

DIG

17.7

14.6

-17,51

HTV

16.45

17.8

8,21

MCP

34.75

28.7

-17,41

TVB

22

23.8

8,18

BHN

91.5

75.6

-17,38

Ở chiều ngược lại, YEG sau 3 phiên tăng vọt kể từ ngày niêm yết đầu tiên, trong đó có 2 phiên đầu tăng trần đã quay đầu giảm mạnh 6 phiên sau đó với 4 phiên giảm sàn.

Có lẽ những thông tin bất thường về giao dịch của Chủ tịch và các hoạt động kinh doanh trước khi lên sàn giao dịch có nhiều vấn đề đã khiến cổ phiếu này bị bán thẳng tay.

DIG bị bán ra ồ ạt, giảm sâu trong tuần khi chưa đón nhận thêm thông tin nào liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch và Phó chủ tịch của DIG đã đồng loạt đăng ký mua vào tổng cộng 5 triệu cổ phiếu DIG, giao dịch dự kiến sẽ bắt đầu vào tuần tới.

Một cổ phiếu liên quan đến bất động sản khác là PDR cũng có diễn biến khá tương đồng với DIG, khi giảm sâu, bất chấp việc chưa có thông tin thêm nào mới về hoạt động sản xuất kinh doanh.

DGW giao dịch sôi động hơn trong tuần qua, đặc biệt là 2 phiên cuối tuần, nhưng mã này lại có đến 3 phiên giảm sàn, đặc biệt chỗi giảm bắt đầu chỉ sau vài ngày mở cửa hàng Xiaomi thứ 8 tại Việt Nam.

Có lẽ do việc giá cổ phiếu này đã lên mức đỉnh lịch sử 29.000 đồng vào những ngày giữa tháng 6 đã khiến áp lực chốt lời tăng đột biến.

2 penny TLD và SJF đổi vận, khi tuần trước cả 2 mã này thuộc phía bên kia của bảng, nằm trong số những mã tăng cao nhất. Tuần trước, TLD tăng 15,4%, còn SJF tăng 14,8%.

Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng/giảm diễn biến không có nhiều điểm đáng chú ý khi phần lớn là nhóm cổ phiếu nhỏ, thanh khoản thấp, do đó giá cổ phiếu tăng/giảm mạnh chỉ bởi vài trăm đơn vị khớp lệnh.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 29/6 - 6/7:

Giá ngày 29/6

Giá ngày 6/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 29/6

Giá ngày 6/7

Biến động giảm (%)

PGT

3.2

4.4

37,50

CVN

7.6

4.8

-36,84

DIH

11.1

14.7

32,43

C92

11

7.3

-33,64

API

15.2

19.1

25,66

VIT

13.5

9.9

-26,67

ORS

2.4

3

25,00

VC1

15.7

11.6

-26,11

KDM

3.3

3.9

18,18

NRC

43.5

33

-24,14

STP

5.7

6.7

17,54

HKT

2.3

1.8

-21,74

PSD

12

14

16,67

VGP

25.8

21

-18,60

VIE

11.6

13.5

16,38

DST

2.7

2.2

-18,52

IVS

12.3

14.2

15,45

ECI

13.3

11

-17,29

PCG

16.3

18.5

13,50

LO5

4.7

3.9

-17,02

Trên sàn UpCoM, tương tự trên sàn HNX, khi nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất cũng đều có thanh khoản thấp, tăng tốt nhất như NAW thì cả tuần cũng chỉ có hơn 60.000 cổ phiếu được sang tay.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UpCoM tuần từ 29/6 - 6/7:

Giá ngày 29/6

Giá ngày 6/7

Biến động tăng (%)

Giá ngày 29/6

Giá ngày 6/7

Biến động giảm (%)

NAW

8.8

17.4

97,73

NQN

18.2

8.9

-51,10

PRO

5

9.3

86,00

SAP

6.5

3.9

-40,00

SLC

10.3

14.8

43,69

YBC

19.5

11.7

-40,00

CEN

30.3

43.4

43,23

KTL

25.1

16.8

-33,07

GTH

4.4

6.3

43,18

ABR

8.3

5.8

-30,12

TTJ

38

53.1

39,74

HAF

36.2

26.4

-27,07

TVU

5.6

7.8

39,29

PSG

0.4

0.3

-25,00

ASD

1.6

2.2

37,50

PXM

0.4

0.3

-25,00

KCB

1.7

2.3

35,29

PSP

7

5.3

-24,29

KHL

0.3

0.4

33,33

HTE

9.1

6.9

-24,18

Tin bài liên quan