Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều đột biến

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhiều đột biến

(ĐTCK) Dòng tiền tiếp tục luân chuyển mạnh khiến biên độ tăng giảm của các cổ phiếu trong tuần đầu tiên của tháng 4 khá hẹp. Tuy vậy, bảng xếp hạng vẫn chào đón nhiều điểm đột biến với sự xuất hiện của thành viên nhóm ngân hàng cùng những cú lội ngược dòng ngoạn mục của một số cổ phiếu vừa và nhỏ.

Tuần đầu tiên của tháng 4 với 4 phiên giao dịch đã diễn ra khá ảm đạm trong 3 phiên đầu tuần với diễn biến chủ yếu là giằng co, nhưng thị trường đã trở nên hứng khởi vào phiên cuối tuần với biên độ dao động lớn. Cụ thể, sau cú rơi xuống sát mốc 720 điểm, dòng tiền đã nhập cuộc sôi động giúp thị trường bật ngược trở lại, kéo VN-Index tăng vọt và thiết lập mốc đỉnh mới trong 10 năm qua. Kết tuần, VN-Index đã tăng 5,64 điểm lên 727,95 điểm.

Cũng giống những tuần gần đây, các cổ phiếu trụ cột của thị trường tiếp tục có sự phân hóa mạnh, dòng tiền được luân chuyển từ nhóm cổ phiếu này sang nhóm cổ phiếu khác làm lực đỡ cho thị trường khá tốt.

Với dòng tiền luân chuyển mạnh khiến biên độ tăng giảm của các cổ phiếu trong tuần qua tiếp tục bị thu hẹp. Trong đó, trên sàn HOSE, không có mã nào tăng tới 30%.

Trong đó, cổ phiếu tai tiếng một thời TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành đã có cú lội ngược dòng khi từ bảng xếp hạng những cổ phiếu giảm mạnh nhất của tuần trước trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần này với 4 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 3 phiên tăng trần cuối tuần.

Thông tin giúp TTF tạo sóng là do cuộc thoái vốn của CTCP Đầu tư và Xây dựng Tân Liên Phát – một công ty con của Vingroup. Sau một thời gian gắn bó, cuối cùng Tân Liên Phát đã quyết định tạm biệt Gỗ Trường Thành, bán đi 36,2 triệu cổ phiếu, giảm số lượng sở hữu xuống còn 7 triệu cổ phiếu – chiếm 4,84% vốn điều lệ. Như vậy, Tân Liên Phát không còn là cổ đông lớn của Gỗ Trường Thành.

Thay vào đó, CTCP Xây dựng U&I (U&I Construction) đã mua 29 triệu cổ phiếu TTF và trở thành cổ đông lớn nắm giữ 20,054% vốn điều lệ. Đây là công ty thành viên của CTCP Đầu tư U&I (U&I Investment Corporation) do ông Ông Mai Hữu Tín là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Ông Tín hiện cũng giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank).

Tương tự, SAV của CTCP Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex đã có 3 phiên tăng trần và cũng có màn lội ngược dòng ngoạn mục khi từ vị trí thứ 5 trong top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất ở tuần trước đã trở thành cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 trong tuần này.

Đáng chú ý, trong khi hầu hết các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng đã trở nên trầm lắng hơn sau chuỗi ngày dài giao dịch sôi động thì STB lại khá tỏa sáng khi lọt vào bảng xếp hạng tuần này. Với 3 phiên tăng mạnh và chỉ 1 phiên điều chỉnh giảm nhẹ ngày 5/4, STB đã xác lập mức giá cao nhất trong hơn 1 năm qua, kết tuần tại mức giá 13.150 đồng/CP.

Bên cạnh đó, thanh khoản của STB cũng cải thiện mạnh với những phiên khớp trên 10-20 triệu đơn vị. Tổng cộng khối lượng giao dịch của STB cả tuần đạt 66,38 triệu đơn vị, tương ứng trung bình đạt gần 16,6 triệu đơn vị/phiên.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 3-7/4

Giá ngày 7/4

Giá ngày 3/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 7/4

Giá ngày 3/4

Biến động giảm (%)

TTF

9.18

7.3

25,75

CYC

3.28

4.06

-19,21

SAV

11.4

9.4

21,28

HID

3.9

4.82

-19,09

CIG

2.71

2.25

20,44

VNA

0.8

0.98

-18,37

PPI

3.21

2.72

18,01

MDG

12.1

14.3

-15,39

PDR

20.6

17.65

16,71

CDO

3.68

4.27

-13,82

POM

15.75

13.6

15,81

ITA

3.5

4.03

-13,15

TIX

38.1

33

15,45

DTA

2.3

2.6

-11,54

LDG

10.55

9.16

15,17

PXI

2.63

2.97

-11,45

STB

13.15

11.45

14,85

DIC

6.5

7.25

-10,35

C47

10.5

9.2

14,13

RIC

8.21

9.15

-10,27

Ở chiều ngược lại, cũng giống tuần trước, không có mã nào giảm tới 20%. Dẫn đầu toàn sàn là CYC của CTCP Gạch men Chang Yih với mức giảm hơn 19%.

Cụ thể, với phiên đứng giá tham chiếu trong ngày đầu tuần và 3 phiên giảm sàn sau đó, đã đẩy giá cổ phiếu CYC từ mức 4.060 đồng/CP xuống mức 3.280 đồng/CP, với giao dịch khá thấp.

Thông tin tiêu cực tác động tới diễn biến giá cổ phiếu có thể là do việc điều chỉnh lợi nhuận sau thuế từ mức lãi gần 3,6 tỷ đồng trước kiểm toán sang lỗ 8,92 tỷ đồng sau kiểm toán.

Nguyên nhân có sự sai lệch lớn này do tồn kho thành phẩm sau khi kiểm kê nhỏ hơn số trên sổ sách gần 8,9 tỷ đồng và khoản chi phí tài chính tăng gần 3,1 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá sau khi đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ. Ngoài ra còn bỏ sót và hạch toán sai một số khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác…

Trong khi đó, HID của CTCP Đầu tư và Tư vấn Hà Long tiếp tục có vị trí khá cao trong bảng xếp hạng khi có 3 phiên giảm sàn và 1 phiên tăng nhẹ vào cuối tuần ngày 7/4. Tổng cộng, HID đã giảm hơn 19% và đứng ở vị trí thứ 2.

Trên sàn HNX, SRA của CTCP Sara Việt Nam tiếp tục là quán quân khi tăng trần 4 phiên, với tổng cộng mức tăng đạt 46%. Tuy nhiên, giao dịch của SRA vẫn duy trì với những phiên khớp vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị.

Như vậy, chỉ sau thông tin được chuyển từ diện bị kiểm soát sang bị cảnh báo do đã khắc phục được hậu quả cùng kế hoạch kinh doanh đề ra trong năm nay tăng trưởng khá mạnh, SRA đã có màn biểu diễn khá đẹp mắt. Chỉ trong 2 tuần qua, SRA đã leo từ mức giá 7.300 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 24/3) lên mức 14.600 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 7/4), với tổng cộng mức tăng lên tới 100%.

Cổ phiếu SRA đã bỏ xa khoảng cách với cổ phiếu còn lại. Cụ thể, TTH của CTCP Thương mại và Dịch vụ Tiến Thành đứng ở vị trí thứ 2 với mức tăng 29% khi có 1 phiên đứng giá vào đầu tuần và 3 phiên tăng liên tiếp sau đó.

Thông tin hỗ trợ giúp TTH tăng vọt trong tuần qua chính là kế hoạch trả cổ tức năm 2016 vừa được công bố trong tài liệu ĐHCĐ thường niên. Theo đó, TTH sẽ chia cổ tức năm 2016 tổng tỷ lệ 40%, trong đó 30% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 3-7/4

Giá ngày 7/4

Giá ngày 3/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 7/4

Giá ngày 3/4

Biến động giảm (%)

SRA

14.6

10

46

DPC

19.8

30

-34

TTH

12

9.3

29,03

ARM

26.6

35.1

-24,22

SCI

7.6

6

26,67

TV3

30.6

38.7

-20,93

HKB

7.8

6.3

23,81

L18

9

11

-18,18

SDG

30.6

25

22,4

SD7

4.3

4.9

-12,25

KHB

1.8

1.5

20

CJC

37

42

-11,91

THS

9.7

8.1

19,75

B82

3

3.4

-11,77

DNM

26.9

22.6

19,03

NHA

10.3

11.6

-11,21

D11

14.3

12.4

15,32

KSQ

1.6

1.8

-11,11

DNP

28.5

24.8

14,92

TSB

10.5

11.8

-11,02

Trong khi đó, DPC của CTCP Nhựa Đà Nẵng là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX. Dù những phiên giao dịch của DPC cũng chỉ chuyển nhượng thành công vài trăm đến vài nghìn đơn vị, nhưng đây có thể được xem là tuần giao dịch tiêu cực nhất của DPC khi cổ phiếu này có tới 4 phiên liên tiếp giảm sàn. Theo đó, giá cổ phiếu DPC đã giảm từ mức 30.000 đồng/CP xuống còn 19.800 đồng/CP, tương ứng giảm 30%.

Đứng ở vị trí tiếp theo là cổ phiếu ARM của CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không và TV3 của CTCP Tư vẫn Xây dựng điện 3. Cùng với 3 phiên lao dốc mạnh và 1 phiên không có giao dịch, ARM và TV3 có mức giảm tương ứng 24,22% và 20,93%.

Còn lại, các cổ phiếu khác có mức giảm trong khoảng 11-18%.

Trên sàn UPCoM, YBC của CTCP Xi măng và Kháng sản Yên Bái là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần. Với 4 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 3 phiên tăng trần, giá cổ phiếu YBC đã tăng 1.300 đồng/CP, tương ứng tăng 61,9%. Tuy nhiên, giao dịch của YBC khá thấp, với khối lượng giao dịch chỉ đạt 500 đơn vị, tương ứng giá trị chưa tới 1,5 triệu đồng.

Được biết, ngày 21/4 tới đây, Công ty sẽ tiến hành tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017, tại Trụ sở chính, tổ 16, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Thời điểm chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đã được thực hiện vào ngày 30/3.

Bên cạnh đó, TW3 của CTCP Dược Trung ương 3 đã có một tuần giao dịch khởi sắc sau những phiên lao dốc mạnh vào cuối tháng 3. Cụ thể, tuần qua, TW3 đã tăng 4 phiên liên tiếp, trong đó có tới 3 phiên tăng trần vào cuối tuần đã giúp cổ phiếu này vượt qua mệnh giá và lấy lại những gì đã mất ở tuần trước. Kết tuần, TW3 đứng tại mức giá 14.800 đồng/CP, tương ứng tăng 59,14%, là cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 trên sàn UPCoM.

Các cổ phiếu còn lại trong bảng xếp hạng có mức tăng trên dưới 30%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 3-7/4

Giá ngày 7/4

Giá ngày 3/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 7/4

Giá ngày 3/4

Biến động giảm (%)

YBC

3.4

2.1

61,9

TPS

32

52

-38,46

TW3

14.8

9.3

59,14

CNT

1.7

2.4

-29,17

SD8

1.1

0.8

37,5

DC1

14.2

20

-29

SPA

13.9

10.2

36,27

HLB

33.5

46.3

-27,65

PCF

10

7.5

33,33

HJC

4.4

6

-26,67

VNH

2.5

1.9

31,58

VDT

21

28.1

-25,27

AGX

18.9

14.4

31,25

NOS

0.3

0.4

-25

IME

19

14.6

30,14

PXM

0.3

0.4

-25

KCB

3.1

2.4

29,17

SPH

12.6

16.7

-24,55

VCX

3.1

2.4

29,17

RCD

28.5

37.5

-24

Trái lại, TPS của CTCP Bến bãi vận tải Sài Gòn, sau hơn 1 tuần đứng ở mức giá tham chiếu đã liên tiếp giảm sàn trong tuần qua và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM, với biên độ giảm 38,46%.

Tiếp đó, CNT của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Vật tư và DC1 của CTCP Đầu tư Phát triển xây dựng số 1 đều có 1 phiên đứng giá vào đầu tuần và 3 phiên giảm mạnh sau đó, đã có cùng mức giảm 29%.

Tin bài liên quan