Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu mía đường vẫn “ngọt”

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu mía đường vẫn “ngọt”

(ĐTCK) Tuần qua, với việc dòng tiền tỏ ra thận trọng, sắc đỏ đã lan tỏa toàn thị trường . Trái với diễn biến chung, nhóm cổ phiếu mía đường vẫn nổi lên nhiều điểm sáng.

Thị trường tiếp tục có một tuần giao dịch không mấy tích cực khi áp lực bán xuất hiện khá mạnh ngay trong phiên đầu tuần đã đẩy VN-Index lùi về sát ngưỡng hỗ trợ 710 điểm, đồng thời, dòng tiền cũng trở nên thận trọng quan sát bởi tâm lý lo ngại rủi ro khiến thanh khoản sụt giảm khá mạnh ở những phiên tiếp sau đó. Kết tuần, VN-Index đã giảm hơn 6 điểm (-0,8%) xuống mức 712,41 điểm, còn HNX-Index giảm 0,77 điểm (-0,9%) xuống 88,87 điểm.

Cùng với đà giảm của các chỉ số, tuần qua, gần như tất các các nhóm ngành cũng đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, các mã bluechip cùng nhóm ngân hàng, dầu khí, đóng vai trò là tác nhân chính đẩy thị trường đi xuống.

Trái với diễn biến chung của toàn thị trường, nhóm cổ phiếu mía đường vẫn có những điểm sáng vượt trội nhờ đón nhận thông tin hỗ trợ tích cực. Điển hình BHS của CTCP Mía đường Biên Hòa đã đón nhận những phiên khởi sắc giữa tuần, với tổng mức tăng hơn 10%, đã lọt vào top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE trong tuần qua.

Một trong những nguyên nhân tác động tới diễn biến cổ phiếu BHS là do thông tin CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) công bố nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHCĐ bất thường thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán đổi toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của BHS. Đại hội dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6/2017.

Đây hiện là 2 doanh nghiệp mía đường có quy mô lớn nhất trên sàn chứng khoán đồng thời là 2 công ty mía đường chủ chốt của Tập đoàn Thành Thành Công do ông Đặng Văn Thành làm chủ tịch. Việc sáp nhập BHS và TTC Tây Ninh sẽ là bước cuối cùng tạo ra công ty có quy mô lớn nhất ngành mía đường Việt Nam.

Tuy nhiên, quán quân của bảng xếp hạng lại là cổ phiếu nhỏ VID của CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông. Với 5 phiên tăng trần liên tiếp, giá cổ phiếu VID đã tăng từ 4.400 đồng/CP lên 6.120 đồng/CP, tương ứng tăng hơn 39%. Đây cũng là cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường trong tuần qua.

Được biết, theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 của Công ty, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2016 đạt 16,59 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2016 là 40,89 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công ty kiểm toán đưa ra kết luận ngoại trừ liên quan đến khoản đầu tư tài chính dài hạn và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của VID. Vì vậy, cổ phiếu VID tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo và việc xem xét hướng dẫn xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu này sẽ căn cứ báo báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2017.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 17-21/4

Giá ngày 21/4

Giá ngày 14/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 21/4

Giá ngày 14/4

Biến động giảm (%)

VID

6.12

4.4

39,09

TTF

6.75

8.4

-19,64

STG

29.8

24.5

21,63

CYC

1.87

2.32

-19,4

ASP

4.64

4

16

VNS

22.1

26.65

-17,07

HAP

3.76

3.27

14,98

LCM

1

1.13

-11,5

LGL

9.98

8.88

12,39

KAC

16.8

18.6

-9,68

PDN

69

61.5

12,2

PPI

2.59

2.83

-8,48

VAF

14.8

13.3

11,28

NAF

27.85

30.4

-8,39

APC

25.65

23.1

11,04

NTL

9.37

10.2

-8,14

VRC

23.2

20.9

11

SMC

20.7

22.5

-8

BHS

13.65

12.3

10,98

SII

22.45

24.4

-7,99

Ở chiều ngược lại, TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành sau những phiên khởi sắc đầu tháng 4 đã quay đầu điều chỉnh bởi lực bán gia tăng. Tiêu cực nhất trong tháng chính là tuần qua, khi TTF đón nhận 4 phiên giảm mạnh và 1 phiên đứng giá ngày 18/4. Tổng cộng, TTF đã giảm 1.650 đồng/CP, tương ứng giảm gần 20%, là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HOSE.

Đầu tuần qua, HOSE đã có quyết định về việc đưa cổ phiếu TTF vào diện kiểm soát kể từ ngày 24/4 và vẫn thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tức chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Trong khi đó, cổ phiếu liên tiếp có những tuần dẫn đầu bảng xếp hạng này là CYC của CTCP Gạch men Chang Yih tiếp tục giữ “thứ hạng cao”. Dù đà giảm đã được hãm mạnh về cuối tuần, đặc biệt CYC đã có cú đảo chiều tăng trần trong phiên cuối tuần (21/4) nhưng cổ phiếu này vẫn đứng ở vị trí thứ 2 với mức giảm 19,4%.

Trên sàn HNX, cũng có sự góp mặt của thành viên nhóm cổ phiếu đường là KTS của CTCP Đường Kon Tum. Với 3 phiên tăng mạnh, trong đó, 2 phiên đầu tuần tăng trần và 2 phiên giảm, giá cổ phiếu KTS đã tăng từ 42.900 đồng/CP lên 49.000 đồng/CP, tương ứng tăng 14,22%, đứng ở vị trí thứ 6.

Được biết, ngày 26/4 tới đây, KTS sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017. Theo đó, đại hội dự kiến tổ chức trong tháng 5, địa điểm sẽ được Công ty thông báo sau đó.

Tuy nhiên, dẫn đầu bảng xếp hạng là bộ đôi cổ phiếu họ vật liệu xây dựng. Cụ thể, HLY của CTCP Hạ Long I Viglacera với 4 phiên tăng mạnh, trong đó có 2 phiên tăng trần và 1 phiên không có giao dịch ngày 20/4, là quán quân với mức tăng 31,88%. Tiếp đó, BXH của CTCP Vicem Bao bì Hải Phòng tăng 30,94% khi có 4 phiên tăng trần và 1 phiên giảm sàn.

Tuy nhiên, giao dịch của cả HLY và BXH đều khá thấp với những phiên khớp lệnh chỉ vài trăm đơn vị.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 17-21/4

Giá ngày 21/4

Giá ngày 14/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 21/4

Giá ngày 14/4

Biến động giảm (%)

HLY

18.2

13.8

31,88

V21

10.4

13.5

-22,96

BXH

23.7

18.1

30,94

SDP

5.3

6.4

-17,19

ARM

34.1

29.1

17,18

VE8

12.4

14.5

-14,48

DLR

8.4

7.3

15,07

TEG

7

8.1

-13,58

VDS

10

8.7

14,94

NHP

3.4

3.9

-12,82

KTS

49

42.9

14,22

DBC

27.5

31.4

-12,42

LIG

5.9

5.2

13,46

HHG

8.6

9.8

-12,25

VMI

5.9

5.2

13,46

OCH

5.2

5.9

-11,86

MDC

6

5.3

13,21

IVS

9.8

11.1

-11,71

MPT

6

5.3

13,21

CMI

4

4.5

-11,11

Trong khi đó, V21 của CTCP Vinaconex 21 là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX. Với 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên đứng giá ngày 19/4, giá cổ phiếu V21 đã giảm từ mức 13.500 đồng/CP xuống sát mệnh giá 10.400 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 23%.

Cuối tuần qua, V21 đã tổ chức ĐHCĐ thường niên và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 với chỉ tiêu tổng doanh thu vẫn dự kiến bằng kế hoạch năm trước, là 250 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 10 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 8%.

Năm 2016, Công ty đạt doanh thu 160 tỷ đồng, giảm 42% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế âm 27 tỷ đồng và không chia cổ tức, trong khi kế hoạch đề ra lãi 13 tỷ đồng và trả cổ tức 10%.

Các cổ phiếu còn lại trong bảng xếp hạng có mức tăng trong khoảng 11-17%.

Trên sàn UPCoM, trong khi quy định riêng của sàn đã tạo cơ hội cho các cổ phiếu có mức tăng vượt trội, thậm chí hơn 100% ở các tuần trước, thì ở tuần này, nó đã không phát huy tác dụng. Điều này khiến biên độ tăng của các cổ phiếu trên sàn này thu hẹp đáng kể. Cụ thể, cổ phiếu dẫn đầu bảng xếp hạng là NOS của CTCP Vận tải Biển Bắc chỉ có mức tăng 33,33%.

Tiếp đó, các cổ phiếu có mức tăng hơn 30% là HHA của CTCP văn phòng phẩm Hồng Hà (32,15%), CMF của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex (31,54%) và DPH của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hải Phòng (31,54%).

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 17-21/4

Giá ngày 21/4

Giá ngày 14/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 21/4

Giá ngày 14/4

Biến động giảm (%)

NOS

0.4

0.3

33,33

DLT

8.3

13.7

-39,42

HHA

78.5

59.4

32,15

MDF

6.9

11

-37,27

CMF

98

74.5

31,54

SD8

0.9

1.4

-35,71

DPH

17.1

13

31,54

CNT

1.2

1.8

-33,33

MTP

17.5

13.5

29,63

PID

6.3

8.5

-25,88

DCT

0.9

0.7

28,57

PSG

0.3

0.4

-25

DDV

6.9

5.4

27,78

PVA

0.6

0.8

-25

DTV

15.1

12

25,83

HU4

5

6.6

-24,24

BVG

1

0.8

25

TW3

15.1

19

-20,53

CAD

0.5

0.4

25

GTT

0.4

0.5

-20

Trái lại, DLT của CTCP Du lịch và Thương mại – Vinacomin dù chỉ có 1 phiên giảm sàn vào cuối tuần nhưng với 59 phiên bất động ở mốc giá tham chiếu khiến cổ phiếu này giảm với biên độ đạt 39,4% và là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn UPCoM.

Theo tài liệu họp ĐHCĐ thường niên, DLT đặt mục tiêu doanh thu 1.114,7 tỷ đồng, lợi nhuận 8 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức 14%. Công ty dự kiến sẽ đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 30,41 tỷ đồng trong năm nay.

Đứng ở vị trí thứ 2 là MDF của CTCP Gỗ MDF VRG - Quảng Trị với mức giảm 37,27%.

Điểm đáng chú ý trong bảng xếp hạng là sự xuất hiện của khác nhiều cổ phiếu tí hon với mức giá chỉ vài trăm đồng như SD8, PSG, PVA, GTT.

Tin bài liên quan