Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng ROS

Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần: Ấn tượng ROS

(ĐTCK) Cùng với các "tân binh" khoe sắc, tuần qua thị trường đã chứng kiến cuộc chạy đua tăng mạnh của mã có thị giá lớn thứ 5 trên sàn HOSE và nằm trong top 10 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường - ROS.

Cùng với những giao dịch thỏa thuận đột biến, thanh khoản tuần qua đã cải thiện đáng kể, góp phần tích cực giúp thị trường tiếp tục khởi sắc. Mặc dù gặp lực cản khá lớn khi chinh phục ngưỡng kháng cự mạnh 830 điểm nhưng VN-Index tiếp tục có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp.

Kết thúc tuần, VN-Index tăng 5,89 điểm (+0,72%) lên 826,84 điểm. Trong khi đó, HNX-Index đã chấm dứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp khi quay đầu giảm 0,97 điểm (-0,9%), kết tuần tại mức 108,14 điểm.

Tuy nhiên, nhìn chung các nhóm cổ phiếu không có sự phân hóa mạnh và biên độ tăng trong tuần này cũng có phần thu hẹp đáng kể.

Trên sàn HOSE, mặc dù khá “nặng nề” và đã có 12 phiên tăng liên tiếp, nhưng tuần qua cổ phiếu thị giá đứng trong top 5 là ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros đã có màn bứt phá ngoạn mục.

Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó 3 phiên cuối tuần được kéo lên trần cùng giao dịch sôi động, là một trong những điểm tựa giúp Vn-Index tiến bước hoặc đóng vai trò là má phanh giúp chỉ số này không giảm quá sâu. Tổng kết tuần, ROS đã tăng gần 24% và là á quân của bảng xếp hạng.

Như vậy, tính chung trong tháng 10 này, ROS đã tăng 31,93% từ mức giá 107.100 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 29/9) lên mức 141.300 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 20/10), đây mức tăng vượt trội nhất trong nhóm top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường.

Dẫn đầu bảng xếp hạng là IDI của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I. Mặc dù tuần qua, các lãnh đạo Công ty đua nhau thoái vốn khỏi IDI nhưng cùng với việc duy trì giao dịch sôi động, cổ phiếu này cũng đã có tuần khởi sắc.

Cụ thể, với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 2 phiên đầu tuần tăng trần, đã kéo giá cổ phiếu IDI từ mức 6.630 đồng/CP lên 8.600 đồng/CP, tương ứng tăng 29,71%.

Thống kê trong tuần qua, Chủ tịch HĐQT ông Lê Thanh Tuấn đã bán xong gần 2,79 triệu cổ phiếu IDI, Thành viên HĐQT Trương Công Khanh và Phó tổng giám đốc Lê Văn Cảnh cùng bán hết 1 triệu cổ phiếu IDI, còn Phó tổng giám đốc Phạm Đình Nam đã bán xong 2 triệu cổ phiếu IDI. Ngoài ra, các Thành viên HĐQT khác như ông Nguyễn Văn Hung và ông Lê Xuân Quế lần lượt đăng ký bán 400.000-420.000 cổ phiếu IDI.

Ngoại trừ IDI và ROS, các cổ phiếu còn lại trong bảng xếp hạng chỉ có mức tăng trong khoảng 10-17%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 16-20/10

Giá ngày 20/10

Giá ngày 13/10

Biến động tăng (%)

Giá ngày 20/10

Giá ngày 13/10

Biến động giảm (%)

IDI

8.6

6.63

29,71

DAT

19.55

27.9

-29,93

ROS

141.3

114.2

23,73

EMC

13.5

18.8

-28,19

PNC

22

18.8

17,02

TIE

5.91

6.86

-13,85

LGC

24.9

21.55

15,55

NSC

103

117

-11,97

VOS

2.39

2.07

15,46

DRH

20.7

23.5

-11,92

SC5

29.95

26.2

14,31

SBT

21.5

24.15

-10,97

TCO

12.65

11.2

12,95

KPF

5.05

5.67

-10,94

APC

55

49

12,24

PTL

4

4.49

-10,91

STT

10.3

9.21

11,84

CTF

26.8

30

-10,67

C32

35

31.5

11,11

KAC

17.65

19.6

-9,95

Trái lại, DAT của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua khi trải qua 5 phiên giảm sàn liên tiếp, đẩy giá cổ phiếu này xuống mức 19.550 đồng/CP, tương ứng tổng cộng mức giảm đạt gần 30%.

Tuy nhiên, giao dịch của DAT khá nhỏ giọt với những phiên khớp vài chục đơn vị. Tổng giá trị giao dịch của DAT trong cả tuần chỉ đạt 5 triệu đồng.

Trong tuần qua, HĐQT Công ty đã thông qua nghị quyết sẽ phát hành gần 5,72 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2015 và 2016 với tỷ lệ 15%, tức người sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới. Thời gian phát hành dự kiến trong quý IV/2017.

Cũng có 5 phiên giảm sâu, EMC của Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức đứng ngay cạnh DAT với mức giảm 28,19%. Còn lại các mã có mức biến động khá hẹp trong khoảng 9-12%.

Trên sàn HNX, cổ phiếu ALV của CTCP Đầu tư phát triển Hạ tầng ALV dẫn đầu bảng với mức tăng 34,29% khi có 5 phiên tăng liên tiếp trong tuần qua.

Một trong những nguyên nhân giúp ALV thăng hoa chính là kết quả báo cáo tài chính quý III/2017 hợp nhất vừa được công bố khá khả quan với doanh thu đạt 34,93 tỷ đồng, gấp tới hơn 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 2,78 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, ALV đạt doanh thu 109,75 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ và hoàn thành 91,46% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 9,96 tỷ đồng, gấp 4,2 lần cùng kỳ và vượt 42,29% kế hoạch năm.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là TV3 của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3. Với 2 phiên đứng giá đầu tuần và 3 phiên tăng trần, giá cổ phiếu TV3 đã tăng từ mức 31.100 đồng/CP lên 41.300 đồng/CP, tương ứng tăng 32,8%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 16-20/10

Giá ngày 20/10

Giá ngày 13/10

Biến động tăng (%)

Giá ngày 20/10

Giá ngày 13/10

Biến động giảm (%)

ALV

14.1

10.5

34,29

PMB

9.8

13.5

-27,41

TV3

41.3

31.1

32,8

SJC

12.5

15.9

-21,38

NHC

42.5

33

28,79

DST

28.4

34.1

-16,72

C92

7.9

6.5

21,54

VXB

10

12

-16,67

DC2

12.8

10.7

19,63

PIV

31

36

-13,89

CMC

6.9

5.8

18,97

SMT

21.6

25

-13,6

DP3

70.6

59.9

17,86

NDF

7.4

8.5

-12,94

BAX

23.5

20

17,5

SD9

9

10.2

-11,77

SDA

4.9

4.2

16,67

MEL

9.8

11

-10,91

SD7

3.5

3

16,67

VBC

25.7

28.7

-10,45

Trong khi đó, cổ phiếu PMB của Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc sau một tuần giao dịch bùng nổ đã quay đầu lao dốc trước áp lực bán chốt lời gia tăng mạnh, khiến cổ phiếu này lao từ vị trí cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần trước xuống trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất trong tuần này.

Cụ thể, với 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 3 phiên giảm sàn đã đẩy cổ phiếu PMB về dưới mức mệnh giá 9.800 đồng/CP, tương ứng giảm 27,41%.

Được biết, ngày 18/10 vừa qua, Công ty đã tổ chức thành công ĐHCĐ bất thường lần 1/2017 để bãi nhiệm chức vụ Thành viên ban kiểm soát nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Vũ Phương Nam và bầu bổ sung bà Nguyễn Trà My thay thế.

Tương tự, SJC của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 cũng có cú trượt chân và quay đầu giảm mạnh sau tuần khởi sắc trước đó, khi từ mức giá 15.900 đồng/CP rơi xuống mức 12.500 đồng/CP, tương ứng giảm  21,38%.

Trên sàn UPCoM, biên độ tăng cũng thu hẹp đáng kể. Trong đó, cổ phiếu TTR của CTCP Du lịch Thương mại và Đầu tư dẫn đầu bảng với mức tăng hơn 70%.

Phiên kích hoạt cuối tuần trước giảm sàn sau chuỗi ngày dài bất động ở mốc tham chiếu, đã tiếp lửa giúp TTR tăng vọt trong tuần này khi có tới 4 phiên tăng mạnh và chỉ duy nhất 1 phiên đứng giá tham chiếu. Tuy nhiên, giao dịch của cổ phiếu TTR khá thấp với tổng giá trị chỉ đạt hơn 37 triệu đồng.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng có sự xuất hiện của những tên tuổi vừa mới gia nhập thị trường như DNA của CTCP Điện nước An Giang chỉ có 2 phiên giao dịch nhưng tăng hơn 60%, VVN của Tổng Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam giao dịch 3 phiên với mức tăng xấp xỉ 60%.

Đáng chú ý, là màn trở lại ấn tượng của cổ phiếu MPC của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sau hơn 2 năm vắng bóng. Với 5 phiên giao dịch trong tuần qua, cổ phiếu MPC đã tăng từ mức giá chào sàn 79.000 đồng/CP lên mức 108.500 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 20/10), với mức tăng 37,34% và đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 16-20/10

Giá ngày 20/10

Giá ngày 13/10

Biến động tăng (%)

Giá ngày 20/10

Giá ngày 13/10

Biến động giảm (%)

TTR

37

21.7

70,51

SCC

1.5

2.5

-40

VCX

3.3

2

65

AGX

26

41

-36,59

DNA*

21.7

13.5

60,74

CID

3.4

4.7

-27,66

VVN*

17.4

10.9

59,63

H11

4.9

6.6

-25,76

PMJ

18.2

13

40

SDJ

9.4

12.5

-24,8

BTC

58.8

42

40

HAF

6.6

8.7

-24,14

HNA

22.4

16.1

39,13

CYC

1.9

2.5

-24

PTG

2.2

1.6

37,5

KGU

36.4

44.7

-18,57

MPC*

108.5

79

37,34

VTA

8

9.8

-18,37

QCC

8.4

6.4

31,25

TND

11.3

13.8

-18,12

Ở chiều ngược lại, SCC của CTCP Đầu tư Thương mại Hưng Long tỉnh Hòa Bình và AGX của CTCP Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần, với mức giảm tương ứng 40% và 36,59%.

Cả 2 mã SCC và AGX cùng có cảnh ngộ giống nhau là sau chuỗi ngày dài không có giao dịch và đứng nguyên ở mốc tham chiếu (trên 25 phiên), đã đón nhận duy nhất 1 phiên giảm điểm trong tuần qua và với biên độ tối đa 40% (theo quy định giao dịch riêng trên sàn UPCoM).

Đứng ở vị trí tiếp theo, cổ phiếu CID của CTCP Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng có 2 phiên giảm sàn vào đầu tuần và 3 phiên đứng giá tham chiếu vào cuối tuần, đã đẩy giá cổ phiếu về mức 3.400 đồng/CP, tương ứng giảm 27,66%.

Tin bài liên quan