Trong phiên sáng, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường, nhất là ở nhóm bluechip, kéo VN-Index tăng sát 995 điểm trước khi bị đẩy lùi nhẹ trở lại. Tuy nhiên, chỉ số vẫn giữ trên mốc 990 điểm với thanh khoản tăng mạnh.
Bước sang phiên chiều, VN-Index thử thách lại ngưỡng 995 điểm, nhưng cũng giống phiên sáng, tại ngưỡng cản này, lực cung gia tăng trong khi lực cầu không đủ mạnh đã khiến VN-Index bị đẩy xuống sát 980 điểm.
Dù vậy, trong những phút cuối, với sự chắc chắn của nhóm ngân hàng, dầu khí, bất động sản, VNM và sắc tím tại VJC, VN-Index đã lấy lại đà tăng mạnh, đóng cửa trên mốc 990 điểm.
Trong Top 30 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, chỉ duy nhất BHN giảm nhẹ 0,1%, xuống 103.900 đồng, cùng STB, EIB, TPB và DHG đứng ở tham chiếu, còn lại đều tăng giá.
VHM tăng 2,59% lên 119.000 đồng; VIC tăng 1,22% lên 116.500 đồng, VNM tăng 2,44% lên 169.200 đồng; VCB tăng 5,36% lên 57.000 đồng; GAS tăng 2,32% lên 92.500 đồng; SAB tăng 2,08% lên 245.000 đồng; CTG tăng 1,29% lên 27.450 đồng; BID tăng 1,54% lên 29.700 đồng; MSN tăng 3,58% lên 83.900 đồng' HPG tăng 1,6% lên 57.000 đồng; VRE tăng 5,7% lên 45.450 đồng, đặc biệt VJC giữ vững mức giá trần 159.200 đồng.
Nhóm ngân hàng, ngoài 3 đại gia VCB, BID, CTG, 3 mã khác cũng có sắc xanh Trong đó, HDB tăng 5,64%, lên 41.200 đồng. VPB tăng 2,22%, lên 46.000 đồng. MBB tăng 0,52%, lên 29.250 đồng.
Trong nhóm bluechip, HSG có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp lên 11.300 đồng với 4,5 triệu đơn vị được khớp.
Nhóm cổ phiếu nhỏ có nhiều mã nổi sóng như HQC, HAI, TSC, HAR, TLD, AMD, PPI, QBS, VOS… Trong đó, HQC có thanh khoản tốt nhất nhóm với 6,34 triệu đơn vị. Các mã khác, ngoại trừ OGC, HHS, KBC…, còn lại đa số đều đóng cửa với sắc xanh.
SSI là mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE hôm nay với 9 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,09%, lên 32.350 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,86 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là mua ròng 53,2 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,76 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là bán ròng 26,71 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 216.437 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 6,82 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 1/6: VN-Index tăng 21,62 điểm (+2,23%), lên 992,87 điểm; HNX-Index tăng 0,83 điểm (+0,73%), lên 115,75 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,13%), lên 52,83 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.862 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên thứ Tư, phố Wall hồi phục mạnh lấy hết những gì đã mất trong phiên thứ Ba khi nỗi lo về cuộc khủng hoảng Italia tạm lắng xuống, trong khi nhóm cổ phiếu năng lượng khởi sắc do giá dầu tăng mạnh trở lại.
Tưởng chừng các mỗi lo ngại đã qua với nhà đầu tư để họ mạnh dạn tiếp tục xuống tiền vào chứng khoán, giúp các chỉ số tiếp tục tăng mạnh, thì nỗi lo khác nhanh chóng ấp đến đó chính nỗi lo về chiến tranh thương mại.
Theo đó, Báo Wall Street Journal ngày 30/5 đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định áp mức thuế nhập khẩu mới đối với nhôm, thép từ Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/6, sau nhiều tuần đàm phán không đạt được thỏa thuận.
Trước đó, EU đã đe dọa sẽ đáp trả với các biện pháp thuế tương đương, nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu có tính biểu tượng từ Mỹ như xe motor Harley-Davidson, đồ jeans và rượu whiskey.
Cũng liên quan đến việc Mỹ áp mức thuế mới đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu, Chính phủ Canada ngày 30/5 cảnh báo sẽ "trả đũa" thương mại Mỹ nếu Tổng thống Donald Trump áp mức thuế này đối với quốc gia láng giếng này.
Chính thông tin trên, cùng với việc giá dầu đảo chiều giảm mạnh trở lại khiến phố Wall giảm mạnh theo trong phiên thứ Năm, qua đó hãm bớt đà tăng trong tháng 5.
Dù hãm bớt đà tăng do phiên giảm cuối tháng, nhưng trong tháng 5, phố Wall cũng có tháng tăng tốt nhất kể từ tháng 1/2018. Thực tế, trong tháng 1, phố Wall tăng hơn 5%, sau đó liên tiếp có 2 tháng giảm mạnh, trước khi hồi nhẹ trong tháng 4.
Cụ thể, trong tháng 5, Dow Jones tăng 1,05%, S&P 500 tăng 2,16%, trong khi Nasdaq tăng mạnh 5,32%.
Kết thúc phiên 31/5, chỉ số Dow Jones giảm 251,94 điểm (-1,02%), xuống 24.415,84 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 18,74 điểm (-0,69%), xuống 2.705,27 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 20,34 điểm (-0,27%), xuống 7.442,12 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ khi nhà đầu tư bán chốt lời nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,1% xuống 22.171,35 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 1,2%. Topix tăng 0,1% lên 1.749,17 điểm.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết, mức thuế 25% đối với thép và 10% với nhôm nhập khẩu từ các đồng minh Canada, Mexico và Liên minh châu Âu sẽ có hiệu lực vào Thứ sáu.
"Động thái này của Mỹ đã được dự báo từ trước, nên thị trường ở Nhật không phản ứng thái quá”, Hikaru Sato, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Daiwa Securities cho biết.
Các nhà đầu tư hiện tập trung vào cuộc đàm phán thương mại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến gặp nhau vào ngày 7/6 tại Nhà Trắng.
Hôm nay, 2 cổ phiếu lớn Fast Retailing giảm 1,7% và Kao Corp giảm 3% đã góp 39 điểm tiêu cực vào Nikkei 255.
Ngược lại, các cổ phiếu khẩu tăng điểm sau khi đồng USD tăng lên 109,14 yên/USD với Toyota Motor Corp tăng 2,9% và Mazda Motor Corp tăng 1,2%.
Cổ phiếu tài chính cũng đi lên với Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ tăng 1,6% và Tập đoàn Tài chính Mizuho tăng 0,7%.
Olympus Corp tăng 4% sau khi quỹ đầu tư của Mỹ ValueAct Capital trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 5,04%, trị giá khoảng 612 triệu USD.
Chứng khoán Trung Quốc cũng giảm điểm nhẹ khi hơn 200 cổ phiếu hạng A vào bộ chỉ số thị trường mới nổi của MSCI đã không tạo nên cơn sóng đầu tư nào lớn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,66% xuống 3.075,14 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,84% xuống 3.770,59 điểm.
Hôm nay, khoảng 230 cổ phiếu hạng A của Trung Quốc niêm yết bằng đồng Nhân dân tệ đã chính thức được đưa vào chỉ số thị trường mới nổi của MSCI, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hội nhập sâu hơn của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
Điều này đã dẫn tới dòng tiền ròng khoảng 1 tỷ USD từ nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường thông qua các chương trình kết nối chứng khoán liên kết Đại lục với Hồng Kông.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá hụt hẫng, khi trước đó con số ước tính này vào khoảng 10 tỷ USD.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, do lo ngại về cuộc khủng hoảng chính trị ở Italia giảm bớt.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,1% lên 30.492,91 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,4% lên 12.020,09 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,5%, ngành CNTT tăng 0,76%, tài chính giảm 0,14% và bất động sản tăng 0,65%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là CNOOC Ltd tăng 3,79%, trong khi mất điểm lớn nhất là Sands China Ltd giảm 4,15%.
Nhóm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất có Guangdong Investment Ltd tăng 4,99%, CNOOC Ltd tăng 3,79% và China Gas Holdings Ltd tăng 3,38%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là Huaneng Power International Inc giảm 2,81%, New China Life Insurance Co Ltd giảm 1,5% và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc giảm 0,9%.
Kết thúc phiên 1/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 30,47 điểm (-0,14%), xuống 22.171,35 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 24,35 điểm (+0,08%), lên 30.492,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 20,34 điểm (-0,66%), xuống 3.075,14 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.835 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,57 - 36,74 triệu đồng/lượng, tăng đúng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.566 đồng/USD, giảm 29 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.765 - 22.835 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhiều ngân hàng nhỏ được dự báo sẽ bị sáp nhập vào ngân hàng lớn
Từ đầu năm đến nay, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) ngân hàng diễn ra khá trầm lắng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà phân tích kinh tế - tài chính, thực tế này sẽ thay đổi trong thời gian tới, đặc biệt tại các ngân hàng quy mô nhỏ, bởi đây là nhóm ngân hàng chưa thực sự tái cơ cấu thành công..>> Chi tiết
- Chứng khoán Việt đã tạo lập vùng cân bằng
Đã có những dấu hiệu về khả năng các chỉ số dần tiết chế được đà giảm và tạo lập thành công vùng cân bằng trong những ngày cuối cùng của tháng 5..>> Chi tiết
- Giải mã đà rơi sâu của cổ phiếu HSG
Trong bối cảnh giá cổ phiếu HSG lao dốc, áp lực tài chính lớn và kết quả kinh doanh suy giảm, thị trường đang chờ đợi báo cáo này để tìm lời giải..>> Chi tiết
- “Đo” tác động của kỳ đảo danh mục ETF
Trong thời gian gần đây, tác động của kỳ tái cơ cấu danh mục (review) của các quỹ ETF đến thị trường không còn quá lớn. Tuy nhiên, với diễn biến rút ròng của khối ngoại hiện tại, thị trường sẽ quan tâm nhiều hơn đến “hành động” của các quỹ này..>> Chi tiết
- 5 tháng, khối ngoại mua ròng 1,74 tỷ USD cổ phiếu
Theo cập nhật của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến hết tuần 4 của tháng 5/2018, sau khi không vượt được ngưỡng kháng cự 1.080 điểm, chỉ số VN-Index tiếp tục điều chỉnh giảm..>> Chi tiết
- Cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo dư địa tăng trưởng
Tại hầu hết các bộ, ngành, có từ 33 - 50,1% điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm, đơn giản hóa. Công việc này đang được tiếp tục thực hiện..>> Chi tiết
- Các thị trường mới nổi lại khiến nhà đầu tư lo lắng
Các nhà đầu tư trên toàn cầu một lần nữa lại phải điền cái tên “các thị trường mới nổi” vào danh sách những điều đáng lo lắng của mình..>> Chi tiết