Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Vẫn nóng về câu chuyện margin

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Cần xem xét lộ trình tăng lãi suất USD; UBCK lên tiếng về việc cổ phiếu bị cắt margin đột ngột; DRH, NBB, NLG lãi tốt từ đâu? Sự cố kiểm toán năm 2016: Vẫn còn doanh nghiệp lao đao; Chứng khoán Mỹ tạo lực đẩy chứng khoán toàn cầu; Các công ty Hồng Kông ồ ạt mua lại cổ phiếu... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index điều chỉnh nhẹ

Sau khi chinh phục đỉnh cao mới trong phiên thứ Ba, thị trường đã giảm mạnh khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Mốc 780 bị đe dọa ngay khi những phút đầu tiên.

Tuy nhiên, đây dường như đang trở thành mốc hỗ trợ vững chắc mới của VN-Index, nên chỉ số này đã bật mạnh trở lại chốt phiên sáng với sắc xanh nhạt.

Tưởng chừng với pha thoát hiểm của phiên sáng, VN-Index sẽ bứt tốc trong phiên chiều để chinh phục các mức đỉnh cao mới, nhưng điều đó đã không xảy ra khi một số mã lớn như VCB, GAS, BHN, HPG... giảm giá.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục phân hóa với BID và CTG lần lượt tăng 1,1% và 0,8%, EIB tăng 6,8%; còn VCB và MBB giảm 0,8%, STB giảm 3,5%, SHB giảm 1,2%...

Tương tự, nhóm cổ phiếu dầu khí trên 2 sàn cũng có diễn biến phân hóa.

GAS giảm 0,6% sau 3 phiên tăng liên tiếp, PLX tăng 0,3%, PVD tăng 2,1%. PVC tiếp tục tăng, PVS, PVI đảo chiều giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu ngành thép hầu hết đều giảm điểm như HSG, HPG, POM, TLH, NKG, VIS.

Trong đó, HSG dẫn đầu thanh khoản trong nhóm với hơn 8 triệu đơn vị được khớp lệnh, kết phiên, giảm 3,8% xuống mức 26.750 đơn vị.

Trên sàn HOSE, lực đỡ chính của thị trường là VNM. Sau 2 phiên giảm liên tiếp, VNM đã hồi phục với mức tăng 0,9%.

Thêm vào đó, các mã vốn hóa lớn khác cũng nới nhẹ đà tăng điểm như SAB, MSN, ROS cũng phần nào hỗ trợ giúp thị trường không giảm quá sâu trước lực bán gia tăng.

Đáng chú ý trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu khoáng sản đua nhau khởi sắc với hàng loạt mã tăng kịch trần như KSA, FCM, KSH, LCM, CMI, KHB...

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,14 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 121,65 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2,3 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 22,61 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 178.793 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 8,05 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/8: VN-Index giảm 0,58 điểm (-0,07%), xuống 786,23 điểm; HNX-Index giảm 0,35 điểm (-0,35%), xuống 100,97 điểm; UPCoM-Index giảm 0,44 điểm (-0,78%), xuống 55,37 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.863 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chính đã đồng loạt tăng điểm trong phiên thứ Ba, chứ không chỉ một mình Dow Jones đơn thân độc mã như mấy phiên trước.

Với phiên tăng điểm này, Dow Jones lần thứ 5 liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử mới và tiến sát mốc 22.000 điểm.

Phố Wall tăng điểm trong phiên thứ Ba nhờ sự hỗ trợ tích cực đến từ nhóm cổ phiếu tài chính, đặc biệt là Goldman Sachs, JPMorgan Chase và các ngân hàng khác.

Ngoài ra, cổ phiếu Apple cũng tăng 0,89% trước khi công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II với dự báo doanh thu tăng 6%.

Tuy nhiên, đà tăng của thị trường phần nào bị ảnh hưởng bởi các dữ liệu kinh tế vừa công bố không mấy tích cực.

Theo đó, chỉ số sản xuất tháng 7 của Mỹ phù hợp với dự báo, còn chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lại giảm so với tháng trước. Chi tiêu xây dựng cũng giảm 1,3% so với tháng trước, trong khi giới phân tích dự báo tăng 0,5%.

Kết thúc phiên 1/8: Chỉ số Dow Jones tăng 72,80 điểm (+0,33%), lên 21.963,92 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,05 điểm (+0,24%), lên 2.476,34 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 14,81 điểm (+0,23%), lên 6.362,94 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản lại vượt 20.000 điểm, được hỗ trợ bởi lợi nhuận các Công ty trong nước cũng như sự phục hồi của các nhà cung cấp của Apple sau khi nhà sản xuất iPhone báo cáo lợi nhuận cao quý III cao hơn dự kiến.

Nikkei kết thúc với mức tăng 0.5% tại 20.080.04, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 21 tháng 7.

Các nhà cung cấp linh kiện cho Apple đã tăng vọt, với Murata Manufacturing tăng 4,9%, Taiyo Yuden tăng 4,4% và TDK Corp tăng 2,8% .

Apple đã công bố Báo cáo tài chính quý III cho năm tài chính 2017, với tổng doanh thu đạt 45,4 tỷ USD. Lợi nhuận ròng đạt 8,7 tỷ USD, tăng so với mức lợi nhuận 7,8 tỷ USD của quý trước.

Honda Motor Co đã tăng 2,8% sau khi nhà sản xuất ô tô số 3 của Nhật Bản nâng mức dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm do nhu cầu vững chắc ở châu Á.

Toru Ibayashi, giám đốc điều hành của Wealth Management tại UBS Securities tại Tokyo, cho biết: "Cho đến thời điểm này, các công ty đang báo cáo những kết quả tốt hơn dự kiến, nhưng các chất xúc tác như vậy lại bị kìm hãm bởi những lo ngại về đồng Yên mạnh.”

Chiều Thứ Tư, đồng đô la tăng 0,3% lên 110,75 yen/USD, sau khi chạm mức cao nhất gần bảy tuần 109,92/yen trong đêm qua.

Đô la Mỹ đã bị rung lắc mạnh bởi biến động chính trị tại Washington và số liệu kinh tế của Mỹ.

Các Công ty khai thác dầu giảm dodự trữ dầu mỏ của Hoa Kỳ tăng kéo dầu thô xuống dưới 50 USD/thùng.

Inpex Corp và Japan Exploration Co cùng giảm 0,5%.

Các cổ phiếu blue-chips của Trung Quốc trượt nhẹ, với sức mạnh tại nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu đã bù đắp sự yếu kém trong các công ty nhỏ.

Chỉ số CSI300-blue-chip giảm 0,3% xuống còn 3.760,85 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite mất 0,2%.

Chỉ số công nghệ cao ChiNext giảm 0,9%. Chỉ số này đã giảm 4,5% trong tháng 7, kém hơn nhiều so với thị trường chung.

Giữa nửa mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mới nhất, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục ủng hộ các công ty vốn hóa lớn, có tính an toàn cao trong khi tránh những cổ phiếu vốn hóa nhỏ với triển vọng tăng trưởng không rõ ràng.

Trong phiên, các cổ phiếu ngân hàng và vật liệu dẫn đầu, trong khi bất động sản giảm 1,4% và cơ sở hạ tầng giảm 1,5%.

Ngành vật liệu tăng 0,9% lên mức cao gần hai năm. Nó đã tăng gần 30% trong năm nay khi ngành xây dựng điên cuồng ở Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu và giá các sản phẩm từ xi măng sang thép.

Cổ phiếu của công ty vật liệu mới Fangda Carbon đã leo lên mức tối đa 10%. Công ty này dự báo tăng tới hơn 2.600% lợi nhuận nửa đầu năm do giá thành sản phẩm tăng hơn 267% trong năm nay.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ ba liên tiếp, khi các nhà đầu tư tiếp tục đuổi theo các công ty tài chính và tài chính của lục địa.

Chỉ số Hang Seng tăng 0,2%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0.3% lên 11.055,42 điểm.

Hầu hết các lĩnh vực đều tăng, dẫn đầu bởi các công ty vật liệu và công nghiệp.

Tổng công ty Nhôm Trung Quốc (Chinalco) tăng 4,9% đóng cửa ở mức cao hơn 26 tháng. Cổ phiếu này đã tăng hơn 60% trong năm nay, vì nhà nhôm khổng lồ nhà nước được mong đợi sẽ được hưởng lợi từ  kế hoạch cải cách các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.

Sự phấn khích về thu nhập từ Apple đã thúc đẩy các cổ phiếu công nghệ Hồng Kông, với một chỉ số theo dõi ngành này đảo chiều tăng 0,1%.

Nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corp kết thúc với mức tăng 0,9%.

Kết thúc phiên 2/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 94,25 điểm (+0,47%), lên 20.080,04 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 67,15 điểm (+0,24%), lên 27.607,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,58 điểm (-0,23%), xuống 3.285,06 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,12 - 36,34 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.  

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.430 đồng/USD, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Thêm hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài tìm đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Trung tâm lưu ký vừa thông báo tình hình cấp mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7.

Theo thông báo, trong tháng 7/2017, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 232 nhà đầu tư nước ngoài gồm 40 tổ chức và 192 cá nhân.

Ngoài ra, VSD đã chấp thuận thay đổi thông tin cho 37 nhà đầu tư nước ngoài gồm 9 tổ chức và 28 cá nhân, hủy mã số giao dịch chứng khoán cho 6 nhà đầu tư nước ngoài gồm 5 tổ chức và 1 cá nhân.

Như vậy, tính đến 31/7/2017, VSD đã cấp 21.718 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 3.387 tổ chức và 18.331 cá nhân.

Thống kê giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7 trên cả 3 sàn đã mua ròng 9,11 triệu đơn vị với tổng giá trị lên tới 2.335,24 tỷ đồng, tăng hơn 6,1% so với tháng trước (mua ròng gần 2.200 tỷ đồng).

- Cần xem xét lộ trình tăng lãi suất USD

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã bị rớt khỏi top 10 quốc gia có kiều hối về nước nhiều nhất, xếp thứ 11 vào năm 2015 và tụt giảm hơn nữa vào năm 2016 và 2017 do lượng kiều hối bị chững lại.. >> Chi tiết

- Cổ phiếu bị cắt margin đột ngột vì doanh nghiệp vi phạm thuế, Ủy ban Chứng khoán nói gì?

Gần đây, trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ mà Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố ngày càng xuất hiện thêm nhiều cổ phiếu bị cắt margin do công ty vi phạm pháp luật về thuế.. >> Chi tiết

DRH, NBB, NLG lãi tốt từ đâu?

Mùa báo cáo tài quý II năm nay, thị trường ghi nhận kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng khá cao từ nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên, nhiều phần trong đó đến từ việc bán tài sản, chuyển nhượng dự án hoặc ghi nhận doanh thu tài chính lớn.. >> Chi tiết

Sự cố kiểm toán năm 2016: Vẫn còn doanh nghiệp lao đao

Năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K bị đình chỉ tư cách đơn vị kiểm toán cho doanh nghiệp có lợi ích công chúng trong lĩnh vực chứng khoán.. >> Chi tiết

Thủ tướng ra “tối hậu thư” giải ngân vốn ODA

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2017, với những dự án chưa giải ngân được, chưa làm thủ tục thì phải tự cắt, tự điều chuyển trong khối Chính phủ và các địa phương, để làm sao giải ngân hết số vốn kế hoạch đã thông qua.. >> Chi tiết

Các công ty Hồng Kông ồ ạt mua lại cổ phiếu

Các công ty đang niêm yết tại Hồng Kông đã dành khoảng 25 tỷ HKD (3,2 tỷ USD) để mua lại cổ phiếu của chính mình đã phát hành (buyback) trong năm nay, tính tới ngày 25/7, mức cao nhất trong cùng giai đoạn kể từ năm 2008..>> Chi tiết

Khởi nghiệp tuổi 54, vẫn tạo ra công ty doanh thu 500 triệu USD/năm

Ở tuổi 60, Julie Wainwright đang sở hữu công ty kinh doanh hàng hiệu cũ The RealReal và kiếm được 500 triệu USD chỉ sau 6 năm thành lập.. >> Chi tiết

Tin bài liên quan