Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Tín hiệu xấu

(ĐTCK) Việc VN-Index giảm sâu trong phiên cuối tuần, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 763 điểm phát đi tín hiệu xấu cho thị trường trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, thị trường 24h qua cũng có nhiều thông tin đáng chú ý như dự trữ ngoại hối tăng, chốt xử lý ngân hàng yếu, tiếp đến là quỹ tín dụng nhân dân; sắc đỏ bao trùm chứng khoán thế giới...
VN-Index giảm

Trong khi dòng tiền tiếp tục tham gia hạn chế, áp lực bán nhanh chóng xuất hiện và gia tăng khiến thị trường trường quay đầu giảm điểm, lần lượt các chỉ số đều trở lại trong sắc đỏ.

Sang phiên chiều, sau gần 1 giờ duy trì trạng thái đi ngang, lực bán bất ngờ gia tăng mạnh, đặc biệt trong đợt khớp ATC đã khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Trong đó, hầu hết các cổ phiếu trong nhóm bluechip đều suy giảm khiến thị trường mất lái, các chỉ số đều rơi xuống mức thấp nhất ngày.

Nhóm VN30 chỉ có 3 mã là VIC, SBT và SSI tăng điểm, còn lại có tới 23 mã giảm, VN30-Index giảm tới 8,17 điểm (-1,11%) xuống mức 728,47 điểm;

Dòng bank lần lượt đua nhau giảm sâu như BID giảm 1,79%, CTG giảm 2,1%, VCB giảm 1,2%, STB giảm 0,8%, MBB giảm 2,4%; trên sàn HNX có ACB giảm 0,8%, SHB giảm 2,5%.

Trong khi VNM giảm nhẹ 0,3% thì GAS lao dốc mạnh với mức giảm 3,2%, xuống mức giá thấp nhất ngày 60.000 đồng/CP. Thêm vào đó, hàng loạt mã lớn như BVH, DHG, MWG, HPG, HSG… cũng nới rộng đà giảm điểm.

Bộ ba được thêm vào rổ VN30 là ROS, NVL, SAB tiếp tục duy trì đà tăng, là các má phanh góp giúp thị trường giảm bớt phần nào đà lao dốc.

Không chỉ dừng lại ở nhóm cổ phiếu lớn, các mã thị trường cũng trở nên phân hóa mạnh bởi áp lực bán gia tăng.

Trong khi HAR, HAI, AMD tiếp tục tăng trần thì hàng loạt mã quen thuộc lại quay đầu giảm điểm như FLC, DXG, ITA, HAG, HNG, SCR…, thậm chí giảm kịch sàn như HHS, FIT, TSC…

HAX vẫn bị bán khá lớn khiến cổ phiếu giảm sàn thứ 3 liên tiếp. Với mức giảm 6,87% xuống mức 35.900 đồng/CP với khối lượng khớp 1,45 triệu đơn vị.

Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, không có cổ phiếu nào có khối lượng khớp lệnh tới 10 triệu đơn vị, trong đó cổ phiếu FLC dẫn đầu khi chuyển nhượng thành công 8,96 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 729.860 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 44,54 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,32 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,46 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 225.500 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 8,21 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/7: VN-Index giảm 6,55 điểm (-0,85%), xuống 761,86 điểm; HNX-Index giảm 0,69 điểm (-0,7%), 97,96 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,11%), lên 56,35 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên tăng điểm tốt hôm thứ Tư nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu công nghệ, phố Wall chủ yếu giằng co trong phiên thứ Năm và đóng cửa ít thay đổi do những tác động trái ngược từ các nhóm cổ phiếu.

Trong đó, chỉ số S&P 500 và Dow Jones giảm do nhóm cổ phiếu bán lẻ giảm khá mạnh, nhất là các nhà bán lẻ thiết bị sau khi Sears cho biết, sẽ bán các thiết bị gia dụng của Kenmore trên Amazon và tích hợp các tiện ích thông minh của thương hiệu với trợ lý kỹ thuật số của Alexa.

Tuy nhiên, đà giảm chỉ ở mứ khiêm tốn nhờ nhận được sự hỗ trợ của nhóm công nghệ khi có thêm Micorsoft công bố lợi nhuận khả qua. Cũng nhờ kết quả khả quan của đại gia công nghệ này đã giúp Nasdaq duy trì được sắc xanh nhạt trong phiên thứ Năm.

Kết thúc phiên 20/7: Chỉ số Dow Jones giảm 28,97 điểm (-0,13%), xuống 21.611,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,38 điểm (-0,02%), xuống 2.473,45 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 4,96 điểm (+0,08%), lên 6.390,00 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản giảm các nhà đầu tư chốt lời cổ phiếu của các nhà sản xuất thép

Nikkei kết thúc giảm 0,2%. Trong tuần, giảm 0,1%.

Đồng yên tăng cũng làm cho tâm trạng thị trường hụt hẫng khi đồng USD tiếp tục mất đi khả năng hồi phục.

Hôm nay, cổ phiếu Yaskawa Electric đã tăng hơn 15% lên mức cao kỷ lục là 2.938 Yên/cổ phiếu, sau khi dự báo lợi nhuận đạt 45,5 tỷ yen trong năm tài chính (kết thúc vào cuối tháng 2/2018) tăng so với mức dự báo trước đó là 37 tỷ yen nhờ lực cầu tốt hơn từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Mức tăng cao của Yaskawa giúp nâng đỡ các cổ phiếu của các Công ty máy móc thiết bị điện khác tăng trung bình 0,9%, mức cao nhất trong số 33 ngành công nghiệp tại sàn giao dịch Tokyo.

Cổ phiếu ngành máy móc cũng tăng trung bình 0,8%.

Cổ phiếu Canon Inc cũng thu hút nhà đầu tư, đã tăng 1,4% sau khi cho biết lợi nhuận công ty vào cuối năm 2017 có thể sẽ là khoảng 330 tỷ yen, so với kỳ vọng của Công ty là 270 tỷ yên.

Đi ngược thị trường là các nhà sản xuất thép, một trong những Top nhà sản xuất Thép giảm 1,2%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm với nhu cầu bluechip tăng trong bối cảnh các cổ phiếu vốn hóa nhỏ giảm.

Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 0,5%, xuống còn 3.728.60 điểm trong Shanghai Composite mất 0,2%.

Trong tuần, hai chỉ số này đã tăng 0,7% và 0,5%, xóa đi những mất mát ngày đầu tuần này khi các nhà đầu tư bán tháo giá các cổ phiếu mới, vốn hóa nhỏ mới lên sàn.

Ông Xu Wei, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Hongxin, cho biết: "Các cổ phiếu blue chip được các nhà đầu tư ưa chuộng vì họ đang coi trọng việc hạn chế rủi ro trong bối cảnh các quy định tài chính và điều kiện thanh khoản chặt chẽ hơn từ chính phủ Trung Quốc”.

Trong số các cổ phiếu bluechips, cổ phiếu của Trung Quốc Molybdenum Co Ltd, một công ty sản xuất kim loại màu lớn, đã tăng 16,8% trong tuần này. Tình chung trong tháng, cổ phiếu này đã tăng hơn 45%.

Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của các mã bluechip, ChiNext đã mất 3,2% trong tuần, dao động quanh mức thấp 30 tháng sau khi sụt giảm kỷ lục 5,1% vào thứ hai (Black Monday).

Trong tuần, các cổ phiếu tài chính vượt xa thị trường chung, với chỉ số theo dõi các công ty này nhảy vọt 5%, sau khi họ dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận giữa năm sẽ tăng nhiều hơn kỳ vọng, do Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách và giữ cho nền kinh tế ổn định.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, kết thúc chuỗi 9 ngày tăng liên tiếp.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,1%, kết thúc chuỗi tăng điểm dài nhất kể từ tháng 4/2015. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng 1,3% trong tuần này.

Hôm nay, ngành viễn thông và cổ phiếu công nghiệp đã được bù đắp bởi những tổn thất của cổ phiếu năng lượng và tài chính.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises, theo dõi kết quả hoạt động của các công ty Trung Quốc niêm yết ở Hồng Kông giảm 0,6%.

Cổ phiếu AAC Technologies, đã quay đầu giảm hơn 11% sau khi tăng vọt hơn 12% vào ngày hôm trước.

Kết thúc phiên 21/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 44,84 điểm (-0,22%), xuống 20.099,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 34,12 điểm (-0,13%), xuống 26.706,09 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,88 điểm (-0,21%), xuống 3.237,98 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.770 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,20 - 36,42 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.432 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 - 22.770 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Dự trữ ngoại hối Việt Nam trên 42 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã mua thêm được 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017, nâng dự trữ ngoại hối quốc gia lên hơn 42 tỷ USD.. >> Chi tiết

Chốt xử lý ngân hàng yếu, tiếp đến là quỹ tín dụng nhân dân

Ngoài các ngân hàng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hướng trọng tâm xử lý sang cả quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính phi ngân hàng..>> Chi tiết

Ô tô Hàng Xanh (HAX): Nhà đầu tư bị “úp sọt”?

Phiên giao dịch ngày 19/7/2017, cổ phiếu HAX giảm sàn, với chỉ hơn 50.000 đồng/cổ phiếu được khớp lệnh. Đây là phiên giảm sàn đầu tiên của HAX tính từ đầu năm tới nay.. >> Chi tiết

“Xóa tên” công ty đại chúng, nhà đầu tư bị bất ngờ

Giới đầu tư nhìn nhận, tính chính xác của việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) vừa hủy tư cách công ty đại chúng đối với hàng loạt công ty theo luật định là điều không phải bàn, nhưng phía sau quyết định này là những câu hỏi đáng suy ngẫm.. >> Chi tiết

Điểm sáng lợi nhuận quý II

Những doanh nghiệp đầu tiên công bố kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính bán niên trên sàn đã hé lộ bức tranh lợi nhuận khá sáng sủa, thậm chí ở nhiều doanh nghiệp còn vượt xa so với dự kiến trước đó.. >> Chi tiết

CEO Tesla trấn an nhà đầu tư… vì giá cổ phiếu tăng cao

Cổ phiếu của hãng xe điện Tesla đã tăng gần 50% kể từ đầu năm đến nay. Điều này khiến Giám đốc điều hành (CEO) Tesla - Elon Musk phải lên tiếng trấn an cổ đông, nhà đầu tư.. >> Chi tiết

Dr. No - Người toàn quyền quyết ai được mua xe Ferrari

Không nhiều người biết tới cái tên Enrico Galliera nhưng ông có thể là một trong những nhân vật quyền lực nhất ở Ferrari.

Được tờ Drive (Australia) đặt biệt danh là Dr. No (Ngài Không), vị giám đốc này là người quyết định ai được phép mua những mẫu xe thuộc phiên bản giới hạn.. >> Chi tiết

Tin bài liên quan