Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Tiền chưa trở lại

(ĐTCK) VN-Index giữ được mốc 915 điểm; Tỷ giá cần “ứng xử” thế nào trong cuộc chiến thương mại?; VN-Index có cơ hội về vùng 1.000 điểm; Nội lực vững, chứng khoán sẽ sớm cân bằng; Công ty chứng khoán chờ lợi nhuận tăng trong nửa cuối năm; Chứng khoán Châu Á bừng tỉnh, tăng vọt phiên đầu tuần; Công ty chứng khoán Trung Quốc ngồi trên đống lửa với 240 tỷ USD cho vay...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index chìm vào sắc đỏ trong ít phút cuối

Trong phiên sáng, VN-Index tăng điểm ngay đầu phiên và giằng co nhẹ dưới ngưỡng 930 điểm với thanh khoản thấp.

Việc đang tiếp cận ngưỡng 930 điểm nhưng lực cầu yếu, nhiều nhà đầu tư đã lo sợ thị trường sẽ rất dễ quay đầu nếu lượng cung được tung ra và điều đó đã diễn ra.

Bước vào phiên chiều, trong khi lực cầu vẫn yếu ớt, thì bên nắm giữ lại mất kiên nhẫn, VN-Index nhanh chóng đảo chiều lao thẳng xuống dưới tham chiếu và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Việc VN-Index đảo chiều giảm điểm do áp lực chốt lời sớm tại nhóm ngân hàng. Sắc xanh đập của phiên sáng đã không còn tồn tại trong phiên chiều, trong đó có một số mã quay đầu điều chỉnh.

VCB giảm 1,83%, xuống 54.000 đồng, TCB giảm 1,04%, xuống 28.500 đồng, STB về tham chiếu, còn các mã khác chỉ còn giữ được đà tăng nhẹ dưới 1%.

Trong đó, CTG và BID vẫn là 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 5,86 triệu đơn vị và 5,42 triệu đơn vị được khớp. Ngoài ra, STB và MBB cũng được khớp trên 4 triệu đơn vị.

Trong các mã lớn khác, VIC quay đầu giảm 1,13%, xuống 105.000 đồng, VHM chỉ tăng nhẹ 0,27%, các mã khác cũng chỉ tăng dưới 1%. Còn HPG giảm mạnh 2,99%, xuống 35.700 đồng.

Nhóm cổ phiếu nhỏ,đa số cũng quay đầu, trong đó FLC may mắn giữ được mức 4.700 đồng với 5,32 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, YEG sau chuỗi giảm sàn liên tiếp, hôm nay bất ngờ đóng cửa ở mức trần 240.700 đồng, nhưng thanh khoản thấp.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 6,33 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 150,02 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 694.600 đơn vị, giá trị mua ròng 10,71 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 1,78 triệu đơn vị, với giá trị bán ròng g 22,2 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/7: VN-Index giảm 2,39 điểm (-0,26%), xuống 915,12 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,06 điểm (+0,06%), lên 100,76 điểm; UPCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,67%), xuống 49,31 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 3.417 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau những lo ngại, cuối cùng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng chính thức bắt đầu kể từ 0h ngày 6/7- thời gian Mỹ áp thuế 25% với hàng giá nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đáp trả tương tự như thế.

Tuy nhiên, bất chấp cuộc chiến thương mại gây lo sợ trong suốt thời gian qua, nhưng khi nó chính thức diễn ra, giới đầu tư lại tỏ ra bình tĩnh rót tiền vào chứng khoán.

Cụ thể, trong phiên cuối tuần qua, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng điểm, trong đó S&P 500 và Nasdaq lên mức cao nhất 2 tuần.

Phố Wall tăng điểm trong phiên cuối tuần nhờ dữ liệu việc làm của Mỹ mạnh mẽ, bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra từ cuộc chiến thương mại.

Cụ thể, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 6, khu vực phi nông nghiệp của Mỹ tạo thêm 213.000 việc làm, cao hơn nhiều so với con số kỳ vọng 195.000 việc làm.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên mức 4%, từ mức thấp nhất 18 năm là 3,8% trong tháng 5 và tiền lương bình quân theo giờ tăng 0,2%. Sự tăng trưởng tiền lương vừa phải đã làm giảm áp lực về nỗi lo lạm phát.

Những hồi hồi phục mạnh trong tuần qua đã giúp phố Wall có tuần tăng điểm đầu tiên sau chuỗi 2 - 3 tuần giảm liên tiếp trước đó.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 0,76% sau 3 tuần giảm liên tiếp, chỉ số S&P 500 tăng 1,52% và Nasdaq tăng 2,37% sau 2 tuần giảm liên tiếp trước đó.

Kết thúc phiên 6/7, chỉ số Dow Jones tăng 99,74 điểm (+0,41%), lên 24.456,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,21 điểm (+0,85%), lên 2.759,82 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 101,96 điểm (+1,34%), lên 7.688,39 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại, khi các nhà đầu tư hào hứng với số liệu tăng trưởng việc làm của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,2% lên 22.052,18 điểm. Topix tăng 1,2% lên 1.711,79 điểm.

Phiên hôm nay, Nissan Motor đã giảm 4,6%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016 sau khi cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp vào đầu giờ sáng về các vấn đề về khí thải tại các nhà máy trong nước.

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi một đợt mưa lũ chưa từng có đã làm 88 người thiệt màng cùng nhiều nhà máy bị sập.

Panasonic Corp giảm 0,5% sau khi cho biết đường giao thông của một nhà máy ở Okayama, miền tây Nhật Bản đã bị nước lũ chia cắt.

Cổ phiếu công nghệ và ngân hàng tăng điểm, với TDK Corp tăng 4,2%, Advantest tăng 2,5% và Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 1,6%.

Eisai Co đã tăng hơn 16% lên 10.710 yên/cổ phiếu, đây cũng là mức cao kỷ lục của cổ phiếu này.

Sự tăng giá mạnh mẽ đến khi một số công ty môi giới nâng hạng cổ phiếu này, bởi thông tin cho thấy những phân tích cuối cùng về thử nghiệm giữa giai đoạn của thuốc điều trị Alzheimer cho kết quả tích cực, kể cả là với những bệnh nhân dùng liều cao nhất.

Nomura Securities đã tăng xếp hạng cổ phiếu Eisai Co lên 'mua' từ 'trung lập' và nâng giá mục tiêu lên 15.000 yên từ 8.400 yên/cổ phiếu trước đó.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn của Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh nhất trong hai năm sau một đợt giảm giá mạnh do việc áp thuế nhập khẩu của Mỹ có hiệu lực từ 6/7.

Đồng Nhân dân tệ cũng tăng trở lại sau khi mất giá trong bốn tuần liên tiếp trước đó.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng gần 2,5% lên 2.815,11 điểm, mức tăng trong ngày cao nhất kể từ tháng 5/2016, sau 7 phiên giảm liên tiếp.

Chỉ số SSE 50, theo dõi 50 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất tăng 2,9%, cũng là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2016.

Các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng trấn an các nhà đầu tư bằng các thông điệp hướng tới các nguyên tắc cơ bản của thị trường.

Theo đó, những lãnh đạo của sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải trong một tuyên bố hôm Chủ nhật cho rằng, định giá của các công ty niêm yết và các bluechip lớn đang ở mức hợp lý, thậm chí còn tương đối thấp khi so sánh với các công ty cùng ngành ở các nền kinh tế lớn, và cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị là hoàn toàn hiện hữu.

Dữ liệu vào thứ Hai cho thấy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tháng trướ đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng Ba, đạt 3.112 tỷ USD khi đồng nhân dân tệ giảm 3,3%.

Đồng Nhân dân tệ, một trong những đồng tiền yếu nhất so với USD trong tháng 6 qua, đã phục hồi tăng 0,4%.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Changchun Sinoenergy Corp tăng 10,09 Meanwhile; Zhejiang Whwh tăng 10,06%; Shanghai Highly Group Co Ltd A tăng 10,04%.

Những cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Ningxia Xinri Hengli Steel Wire Rope Co Lt giảm 10,02%; Zhejiang Huahai Pharmaceutical Co Ltd giảm 9,99%; Zhengping Road & Bridge Co Ltd giảm 9,95%.

Các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đã ngã gục ngã trong tháng Sáu vừa qua, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc gia tăng.

Ngoài những lo ngại về rủi ro về chiến tranh thương mại, sự sụt giảm gần đây cũng đi ngược lại với câu chuyện tăng trưởng toàn cầu, và bắt đầu có dấu hiệu suy giảm do đồng USD tăng giá.

Các nhà phân tích tại Morgan Stanley xem Chứng khoán Hồng Kông là một thị trường "đặc biệt gặp rủi ro", và nêu cao khả năng cho một "một sự giảm giá mạnh hơn" cho chỉ số Hang Seng chuẩn.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng hơn 1,32% lên 28.688,05 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,37% lên 10.768,35 điểm.

Một số chiến lược gia tại các nhóm đầu tư lớn trong tháng 6 đã cắt giảm mục tiêu 12 tháng của họ cho chỉ số Hang Seng xuống còn 27.200 điểm so với mục tiêu trước đó là 30.350 điểm.

Hôm nay là phiên giao dịch đầu tiên sau IPO của Xiaomi. Cổ phiếu này có lúc mất tới 5,9% so với giá niêm yết - vốn đã được chọn ở mức thấp nhất trong khoảng giá chào bán dự kiến.

Cuối tuần trước, Xiaomi đã IPO với giá 17 USD/cổ phiếu, thu về 4,7 tỷ USD. Với mức giá này, Xiaomi được định giá 54 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với các con số được đưa ra từ đầu năm.

Kết thúc phiên 9/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 264,04 điểm (+1,21%), lên 22.052,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 372,88 điểm (+1,32%), lên 28.688,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 67,88 điểm (+2,47%), lên 2.815,11 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.075 đồng/USD.

Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,84 - 37,04 triệu đồng/lượng, tăng 90.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.632 đồng/USD,giảm 6 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.005 - 23.075 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tỷ giá cần “ứng xử” thế nào trong cuộc chiến thương mại?

ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, giảng viên chính sách công của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) cho rằng, nên để tỷ giá biến động linh hoạt, chỉ khi nào áp lực quá lớn mà các nước khác bắt buộc phải can thiệp thì mới cần can thiệp..>> Chi tiết

VN-Index có cơ hội về vùng 1.000 điểm

TTCK vừa trải qua đợt sụt giảm mạnh trong quý II/2018. Dưới góc nhìn của các công ty chứng khoán, VN-Index sẽ rung lắc mạnh quanh ngưỡng tâm lý quan trọng 900 điểm trong tháng 7, trước khi vươn lên mốc 1.000 điểm khi kết thúc quý III..>> Chi tiết

Nội lực vững, chứng khoán sẽ sớm cân bằng

Có một thực tế là, dù thị trường có bi quan đến đâu thì dòng tiền thông minh vẫn luôn hiện hữu để tìm kiếm cơ hội sinh lời và khi giá trị của doanh nghiệp, của thị trường được nâng cao, sự hồi phục là tất yếu..>> Chi tiết

Công ty chứng khoán chờ lợi nhuận tăng trong nửa cuối năm

Hơn 240 điểm đã "bốc hơi" trong quý II/2018 kể từ khi VN-Index đạt đỉnh vào trung tuần tháng 4, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận trong kỳ của nhiều công ty chứng khoán (CTCK). Dù vậy, theo lãnh đạo các CTCK, lợi nhuận khối này vẫn còn nhiều dư địa tăng trong 6 tháng cuối năm..>> Chi tiết

Chiến tranh thương mại và nỗi lo của Việt Nam

Mọi chuyện bắt đầu vào “ngày thứ Sáu lịch sử” vừa qua, khi Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với 800 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, với tổng kim ngạch khoảng 34 tỷ USD/năm..>> Chi tiết

Công ty chứng khoán Trung Quốc ngồi trên đống lửa với 240 tỷ USD cho vay

Các công ty chứng khoán Trung Quốc đang sở hữu khối nợ thế chấp bằng cổ phiếu hơn 240 tỷ USD và rủi ro ngày càng lớn hơn khi thị trường chứng khoán theo đà lao dốc..>> Chi tiết

Tin bài liên quan