Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Thị trường bị “bóp méo”?

(ĐTCK) VN-Index xuống dưới 970 điểm; Lãi suất huy động ưu ái kỳ hạn dài; Bất thường giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch YEG; Thực hư chuyện “bóp méo” thị trường cơ sở để kiếm lợi trên thị trường phái sinh;  Gỡ “nút thắt” trong thoái vốn nhà nước, cách nào?; Chứng khoán Châu Á tiếp tục đỏ lửa; Mối lo mang tên Deutsche Bank...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục lùi bước

Trong phiên sáng, sau khi giảm xuống dưới 980 điểm, lực cầu bắt đáy tại một số bluechip đã giúp thị trường hồi phục, tạm nghỉ trưa gần như không đổi.

Trong phiên chiều, sau khi chớm sắc xanh, lực cung đã gia tăng mạnh không chỉ ở nhóm bluechip, mà cả lực chốt lời sớm ở các mã penny đã khiến thị trường quay đầu và lao mạnh, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Sau 5 phiên tăng điểm tốt, nhóm cổ phiếu penny đã chịu áp lực chốt khiến nhiều mã rung lắc, trong đó FLC đảo chiều giảm 4,14%, xuống 5.320 đồng với 21 triệu cổ phiếu được khớp, đứng đầu thị trường.

Cặp đôi HAG và HNG tăng 1,18%, lên 5.130 đồng và 1%, lên 9.900 đồng với hơn 7 triệu đơn vị và gần 4,7 triệu đơn vị được khớp.

Tương tự, các mã ASM, ITA, HHS cũng chỉ còn tăng nhẹ, trong khi HQC, TSC, OGC, IDI, SCR chỉ đứng ở tham chiếu.

Trong các mã midcap, HCD tăng trần lên 13.400 đồng, trong khi LDG giảm mạnh 6,52% xuống 12.900 đồng, thậm chí có lúc giảm xuống 12.850 đồng. Các mã khác cũng có lúc giảm sàn như ANV, HSL, TDG trước khi hồi nhẹ trở lại.

Trong nhóm cổ phiếu lớn và bluechip, sau khi nỗ lực trở lại trong phiên sáng, đa số đã đảo chiều giảm, ngoại trừ VIC tăng 1,29% lên 125.200 đồng, GAS tăng 0,22% lên 90.200 đồng, SAB đứng ở tham chiếu.

Trong các mã giảm, VHM mất 4,35% xuống 110.000 đồng; CTG giảm 3,85% xuống 25.000 đồng; BID giảm 3,6% xuống 26.800 đồng; VCB giảm 2,19% xuống 58.000 đồng; HPG giảm 3,89%, xuống 39.500 đồng; VPB giảm 4,38% xuống 30.600 đồng; ROS giảm 6,63% xuống 42.950 đồng; BHN giảm 5,39% xuống 98.300 đồng; PNJ giảm 5,09% xuống 97.000 đồng; SSI giảm 5,41%, xuống 29.700 đồng…

Tân binh YEG có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp kể từ khi chào sàn lên 321.000 đồng, thanh khoản khớp lệnh 16.860 đồng và không còn dư mua trần.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,81 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là mua ròng 2.222,66 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 188.600 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 5,77 tỷ đồng. 

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 421.587 đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là mua ròng 11,27 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 27/6: VN-Index giảm 14,11 điểm (-1,44%), xuống 968,91 điểm; HNX-Index giảm 0,7 điểm (-0,63%), xuống 110,22 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,37%), xuống 51,96 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.766 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên lao dốc đầu tuần mới, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên giao dịch thứ Ba nhờ đà khởi sắc của nhóm cổ phiếu năng lượng theo giá dầu.

Tuy nhiên, đà tăng của các chỉ số hạ nhiệt vào cuối phiên khi tâm lý lo sợ chiến tranh thương mại vẫn ám ảnh nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 26/6, chỉ số Dow Jones tăng 30,31 điểm (+0,12%), lên 24.283,11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,99 điểm (+0,22%), lên 2.723,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 29,62 điểm (+0,39%), lên 7.561,63 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm sau khi giá dầu tăng cao đã khiến các cổ phiếu sản xuất cao su, hàng không và vận tải biển mất điểm.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,3% xuống 22.271,77 điểm. Topix tăng 0,02% lên 1.731,45 điểm.

Các công ty có năm tài chính kết thúc vào tháng 12 hàng năm hôm nay tiến hành trả cổ tức, và một số đã giảm mạnh như Japan Tobacco, Canon và Bridgestone, lần lượt giảm 3,9%, 3% và 3%.

Những người tham gia thị trường ước tính thiệt hạ của việc điều chỉnh giá khiến chỉ số chuẩn mất 30 điểm.

Cổ phiếu trong các công ty sản xuất cao su, hàng không và vận tải biển giảm tương ứng 2,7%, 1,4% và 1% do lo ngại về chi phí gia tăng do giá dầu thô đi lên.

Đi ngược thị trường, Idemitsu Kosan và Showa Shell Sekiyu tăng vọt lần lượt 13,6% và 8,5% sau khi gia đình sáng lập của Idemitsu đã đồng ý lên kế hoạch sáp nhập với Showa Shell.

Oracle Corp Nhật Bản tăng 12,3% sau khi lợi nhuận ròng của công ty mẹ tăng 6,6% so với năm ngoái lên 38,7 tỷ yên cho năm tài chính kết thúc vào tháng 5 tới.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục bị bán tháo với các bluechip giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua, do lo ngại về triển vọng kinh tế trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ gia tăng và đồng Nhân dân tệ yếu đi.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,1% xuống 2.813,18 điểm, thậm chí đã có lúc xuống sát 2.800 điểm, mức thấp nhất trong 2 năm.

Chỉ số CSI300 bluechip giảm 2,1% xuống 3.459,26 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017.

Nỗi lo ngại lại xuất hiện với tâm điểm ZTE Corp, khi hai thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi Trump xem xét lại thỏa thuận ngừng trừng phạt với công ty này, và cho rằng ZTE Corp vẫn là "một mối đe dọa đáng kể" đối với an ninh quốc gia.

Cổ phiếu ZTE đã giảm 3,2%, và tổng cộng đã mất gần 60% chỉ trong 10 phiên gần nhất.

Yang Hongxun, nhà phân tích tại Shandong Shengguang cho biết, “Các nhà đầu tư đang bán tháo các bluechip vì họ đang bi quan về nền kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại hiện hữu.

Chỉ số theo dõi các nhà phát triển bất động sản lớn trên đại lục cũng đã giảm thêm 4%, xuống mức thấp nhất trong 11 tháng.

"Đã có những lo ngại sâu sắc về những hạn chế của chính phủ đối hoạt động đầu tư bất động sản, trong khi ngành này vẫn là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế", Yang nói.

Cổ phiếu hàng không cũng tiếp tục suy yếu, với Air China; China Southern Airlines và China Eastern Airlines đều giảm phiên thứ 7 liên tiếp.

Nhóm cổ phiếu phòng thủ như tiêu dùng cũng không tránh được các lệnh bán tháo khi chỉ số theo dõi giảm 4,5%, và có ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng do đồng Nhân dân tệ giảm mạnh, bởi lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,8% xuống 28.356,26 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,2% xuống 10.879,17 điểm.

Đã có những lo ngại về những hạn chế mới của Bắc Kinh đối với đầu tư bất động sản, qua đó, đẩy các cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản đại lục được niêm yết ở Hồng Kông suy yếu.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,3%, ngành CNTT giảm 2,66%, tài chính giảm 1,93% và bất động sản giảm 2,3%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là CNOOC Ltd tăng 3,18%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Country Garden Holdings Co Ltd giảm 7,41%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất là CNOOC Ltd tăng 3,18%, Shenzhou International Group Holdings Ltd tăng 0,73% và PetroChina Co Ltd tăng 0,35%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có Air China Ltd giảm 5,61%, CSPC Pharmaceutical Group Ltd giảm 5,3% và China Vanke Co Ltd giảm 5,2%.

Kết thúc phiên 27/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 3,85 điểm (+0,01%), lên 22.342,00 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 79,99 điểm (-0,28%), xuống 28.881,40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,83 điểm (-0,52%), xuống 2.844,51 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.975đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm từ 20.000 - 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,69 - 36,88 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.640 đồng/USD, tăng 15 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.905 - 22.975 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi suất huy động ưu ái kỳ hạn dài

Theo khảo sát của Đầu tư Chứng khoán, hiện tại, lãi suất huy động của các ngân hàng đang giảm nhẹ tại các kỳ hạn ngắn, trong khi tăng mạnh tại các kỳ hạn dài..>> Chi tiết

Thực hư chuyện “bóp méo” thị trường cơ sở để kiếm lợi trên thị trường phái sinh

Khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh bắt đầu tăng mạnh trong tháng 5 vừa qua, với tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng gấp 5 lần so với tháng 4 với 162.500 tỷ đồng..>> Chi tiết

Bất thường giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch YEG

Bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 cho thấy, Công ty dự kiến phát hành riêng lẻ 3,91 triệu cổ phiếu cho ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, với giá 300.000 đồng/cổ phiếu..>> Chi tiết

- Gỡ “nút thắt” trong thoái vốn nhà nước, cách nào?

Nửa đầu năm trôi qua, tiến độ thoái vốn nhà nước vẫn rất ì ạch khiến những người trong cuộc như Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) không khỏi sốt ruột..>> Chi tiết

6 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 20 tỷ USD

Sáu tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017..>> Chi tiết

Mối lo mang tên Deutsche Bank

Trong tuần tới, Fed sẽ đưa ra kết quả bài kiểm tra xem Deutsche Bank có đủ khả năng kiểm soát các rủi ro và đảm bảo an toàn vốn hoạt động hay không. Đây sẽ là điểm mốc mới nhất cho chuỗi ngày đầy khó khăn của ngân hàng nổi tiếng này..>> Chi tiết

Tin bài liên quan