Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Rung lắc mạnh

(ĐTCK) VN-Index may mắn đóng cửa trong sắc xanh nhạt; Cận cảnh “lách luật” bán trái phiếu doanh nghiệp; Nóng chuyện thoái vốn Nhà nước; Tăng trưởng cao, vì sao 50% doanh nghiệp lỗ?; "Gã khổng lồ" Hà Lan AkzoNobel bán mảng hóa chất với giá 10,1 tỷ euro; Chứng khoán Mỹ và Châu Á phục hồi mạnh; Chuyện gì sẽ xảy ra khi Mỹ - Trung đối đầu kinh tế?....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index chao đảo

VN-Index sớm vọt lên mức đỉnh mới 1.187 điểm ngay khi mở cửa phiên 27/3. Song dường như việc hưng phấn quá sớm đã "làm hại" VN-Index, bởi ngay sau đó, áp lực bán gia tăng mạnh, đẩy VN-Index thoái lui.

Trong phiên chiều, một lần nữa VN-Index thử sức với vùng 1.180 điểm, nhưng thêm một lần lực bán mạnh lại diễn ra, nhất là ở nhóm dầu khí và ngân hàng, cũng như một số mã lớn khác, đẩy VN-Index lao thẳng xuống dưới tham chiếu.

May nhờ sự khởi sắc của VNM, cùng sự giúp sức của VJC, HDB, nên VN-Index giữ được sắc xanh nhạt khi chốt phiên.

Dòng tiền phiên này tiếp tục tập trung tại nhóm VN30 khi thanh khoản chiếm khoảng 50% toàn sàn HOSE.

Một trong những diễn biến đáng chú ý là sự so kè giữa VNM và VIC. Có thời điểm VIC đã bật tăng mạnh, đẩy giá trị vốn hóa vượt qua cả VNM trở thành mã vốn hóa lớn nhất thị trường.

Tuy nhiên, sự thăng hoa này không giữ được lâu, VIC nhanh chóng thoái lui, chốt phiên trong sắc đỏ.

Trong khi đó, VNM vẫn khá vững vàng và trở thành trụ đỡ chính giúp VN-Index thoát hiểm. VNM kết phiên tăng 2,2% lên 213.000 đồng.

Các mã NVL, VJC, VRE cũng tăng mạnh để hỗ trợ chỉ số, trong đó NVL tăng trần lên 65.000 đồng (+7%), VJC tăng 1,9% lên 222.000 đồng. VRE tăng 3,5% lên 50.300 đồng.

10 mã vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có VIC và VRE tăng điểm, còn lại đều giảm. VIC giảm 0,7% về 113.000 đồng. BID và VCB đều giảm khá mạnh khoảng 1,5%, cùng khớp hơn 2 triệu đơn vị.

Nhóm ngân hàng có sự phân hóa rõ nét. Trong khi BID, VCB, STB và EIB giảm điểm, thì VPB, HDB tăng, còn CTG và MBB đứng giá tham chiếu.

Về phía các mã nhỏ, FLC là "ngôi sao" với mức tăng trần 6.580 đồng.

Dự tích cực của FLC đều khiến các anh em khác như ROS, AMD, HAI được "thơm lây".

Các mã VHG, EVG, APC cũng tăng trần, thanh khoản khá cao từ 0,8-2 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 7,9 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 378,15 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 3 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 56,74 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 460.223 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 18,6 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 27/3: VN-Index tăng 0,51 điểm (+0,04%), lên 1.171,73 điểm; HNX-Index giảm 0,38 điểm (-0,29%), xuống 133,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (+0,4%), lên 60,27 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.390 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ đánh thuế 60 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại, khiến giới đầu tư run sợ ồ ạt bán tháo.

Hai phiên bán tháo cuối tuần trước đã khiến Dow Jones mất tới hơn 1.000 điểm và có tuần giảm mạnh nhất hơn 2 năm.

Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới, nỗi lo chiến tranh thương mại vơi bớt khi có thông tin Mỹ và Trung Quốc sẽ đàm phán về thương mại nhằm ngăn việc đánh thuế của Mỹ lên hàng hóa của Trung Quốc.

Sau thông tin này, giới đầu tư đã hồ hởi trở lại, nên ồ ạt mua vào, giúp các chỉ số chính của phố Wall tăng vọt trong phiên đầu tuần mới.

Trong đó, Nasdaq tăng mạnh nhất hơn 3% nhờ sự khởi sắc của cổ phiếu Microsoft với mức tăng tới 7,6% sau khi Morgan Stanley tăng định giá cổ phiếu này lên.

Kết thúc phiên 26/3, chỉ số Dow Jones tăng 669,40 điểm (+2,84%), lên 24.202,60 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 70,29 điểm (+2,72%), lên 2.658,55 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 227,88 (+3,26%), lên 7.220,54 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh do những lo ngại trực tiếp về tình trạng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã giảm xuống đáng kể.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 2,7% lên 21.317,32 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,7% lên 1.717,13 điểm.

Cổ phiếu công nghệ tăng mạnh trở lại, với các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn, nhưTokyo Electron tăng 2,9% và Advantest Corp tăng 2,6%.

Các cổ phiếu của Nhật Bản, đặc biệt là ngành công nghệ, đã bị bán mạnh trong tuần trước sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp đặt thuế quan đối với nhóm mặt hàng CNTT của Trung Quốc.

Các cổ phiếu xuất khẩu cũng tăng nhờ đồng  USD tăng 0,2% lên 105,59 Yên/USD với Komatsu tăng 5,1%, Panasonic tăng 5% và Toyota Motor Corp tăng 3,8%.

Chứng khoán Trung Quốc cũng đã hồi phục mạnh nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, khi Trung Quốc và Mỹ tuyên bố sẽ đàm phán để tránh chiến tranh thương mại.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1% lên 3.166,65 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,86% lên 3.913,27 điểm.

Thị trường được dẫn dắt bởi các công ty công, với chỉ số ChiNextP tăng 3,6%.

Tâm lý lạc quan cũng bao trùm thị trường khi các báo cáo cho rằng các quan chức Trung Quốc và Hoa Kỳ đang đàm phán để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa 2 bên.

Thị trường dường như không hề bận tâm về số liệu cho thấy sự tăng trưởng lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc trong hai tháng đầu năm chậm lại từ năm 2017.

Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất hôm nay Changchunjingkai Group Co Ltd tăng 10,04%, JiLin Sino-Microelectronics Co Ltd tăng 10,04% và Sinomach Automobile Co Ltd tăng 10,03%.

Nhóm mất điểm lớn nhất thuộc về HUAYU Automotive Systems Co Ltd giảm 3,84%, TongKun Group Co Ltd giảm 3,19% và Hengli Petrochemical Co Ltd giảm 2,97%.

Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục tăng nhờ phố Wall đêm qua bật mạnh trở lại, xóa bớt đi những căng thẳng về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, khi 2 nước này thông báo sẽ ngồi vào bàn đàm phán.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,8% lên 30.790,83 điểm. Chỉ số Hangsng China Enterprises Index tăng 0,9% 12.301,55 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,1%, ngành CNTT tăng 1,46%, tài chính tăng 0,45%, bất động sản tăng 0,99%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là China Unicom Hong Kong Ltd tăng 5,47%, trong khi mất điểm lớn nhất là WH Group Ltd, giảm 3,24% 

Nhóm cổ phiếu H tăng điểm mạnh nhát là Sinopharm Group Co tăng 5,85%, China Vanke Co Ltd, tăng 4,78% và China Gas Holdings Ltd, tăng 3,19%.

Nhóm cổ phiếu H mất điểm nhiều nhất Tập đoàn Bảo hiểm Trung Quốc, giảm 2,51%, Công ty TNHH Bất Động sản &Casualty of PICC, giảm 2,4% và Zhuzhou CRRC Times Electric Co Ltd giảm 1,4%.

Kết thúc phiên 27/3:  Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 551,22 điểm (+2,65%), lên 21.317,32 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 242,06 điểm (+0,79%), lên 30.790,83 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 32,93 điểm (+1,05%), lên 3.166,65 điểm.

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.845 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 60.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,87 - 37,07 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.443 đồng/USD, giảm 12 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.775 - 22.845 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

"Gã khổng lồ" Hà Lan AkzoNobel bán mảng hóa chất với giá 10,1 tỷ euro
"Gã khổng lồ" trong lĩnh vực sản xuất sơn và chất phủ AkzoNobel của Hà Lan ngày 27/3 thông báo nhượng lại mảng kinh doanh hóa chất cho Tập đoàn Carlyle của Mỹ và Công ty GIC của Singapore, với giá 10,1 tỷ euro (tương đương 12,6 triệu USD).

Tuyên bố của AkzoNobel nêu rõ tập đoàn này "bán 100% mảng kinh doanh hóa chất" cho Carlyle và GIC theo chiến lược đã được lên kế hoạch từ tháng 4/2017.

Dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2018, AkzoNobel khẳng định thỏa thuận thương vụ này là "vì lợi ích của tập đoàn cũng như tất cả những người liên quan, bao gồm các nhân viên, cổ đông và khách hàng."     Theo Vietnam+
Cận cảnh “lách luật” bán trái phiếu doanh nghiệp

Có nhiều ý kiến quan ngại về tình trạng một số định chế tài chính lách luật để bán trái phiếu doanh nghiệp, vốn phát hành riêng lẻ thành bán ra đại chúng, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư..>> Chi tiết

Nóng chuyện thoái vốn Nhà nước

2018 được cho là năm cao điểm của các đợt thoái vốn Nhà nước ở 181 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tên tuổi lớn..>> Chi tiết

Tăng trưởng cao, vì sao 50% doanh nghiệp lỗ?

Gần một nửa số doanh nghiệp tư nhân thua lỗ là con số vừa được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố tại Hội thảo khoa học quốc gia về kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018.

Đây là một thực tế rất đáng suy ngẫm trong bối cảnh kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khả quan và môi trường kinh doanh đang có nhiều cải thiện..>> Chi tiết

Chuyện gì sẽ xảy ra khi Mỹ - Trung đối đầu kinh tế?

Việc hai nước công bố áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa của nhau có thể chỉ là sự mở màn cho rất nhiều động thái thương mại sau này..>> Chi tiết

Tin bài liên quan