Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Năm kiếm tiền

(ĐTCK) VN-Index tăng; Áp lực tăng vốn khó giảm; Tăng tín dụng thêm 22%, làm được, nhưng hậu quả thế nào? Vì sao hàng trăm cổ phiếu UPCoM không có giao dịch? Đề xuất “cởi trói” cho ngân hàng tham gia chứng khoán phái sinh; Ngành thép hái quả ngọt trái mùa; WB gợi ý 2 hướng đi giúp Việt Nam thoát khỏi nền sản xuất gia công; Chứng khoán thế giới phục hồi nhẹ; 2017 là năm dễ kiếm tiền nhất hơn 2 thập kỷ... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng

Hôm nay, các mã VNM, PXL, VIC, VCB và HPG cùng giảm điểm, song VNM tạo lực cản lớn nhất đối với chỉ số khi giảm 1%.

Ngược lại, SAB là “ngôi sao” khi duy trì sắc xanh, đóng cửa với mức tăng 3,1%, thanh khoản cũng tăng mạnh so với mức trung bình phiên trong 1 tháng qua, đạt gần 110.000 đơn vị.

Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục đà tăng từ phiên trước, trong đó các mã đầu tàu như GAS, PVD đều tăng điểm. GAS phiên này tăng 2%, qua đó đóng góp khá đáng kể vào đà tăng chung của chỉ số.

Ngược lại, nhóm cổ phiếu thép đã bị chốt lời mạnh. HPG và HSG đều giảm điểm. HPG giảm 1,4%, chấm dứt chuỗi 11 phiên tăng điểm liên tiếp. HSG giảm 2,9%.

Với nhóm ngân hàng cũng là sự không đồng thuận. Trong khi, BID, CTG, STB, VPB tăng điểm, thì VCB, MBB lại giảm, EIB đứng giá tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch có đôi chút khả quan hơn. Tuy nhiên, sắc xanh vẫn tập trung tại nhóm cổ phiếu bất động sản-xây dựng như FLC, HQC, NVL, SCR, DXG, HAR, QCG…

Đáng chú ý, QCG đã sớm tăng trần lên 19.900 đồng/CP (+7%) và duy trì vững sắc tím cho đến cuối phiên sau khi thông tin về việc chính quyền sở tại giúp QCG đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Phước Kiển.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 685.920 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 86,68 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 285.295 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 8,54 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 76.210 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,94 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/9: VN-Index tăng 3,17 điểm (+0,4%), lên 796,72 điểm; HNX-Index tăng 0,11 điểm (+0,11%), lên 104,61 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,1%), lên 54,34 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.430 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên giảm mạnh hôm thứ Ba do lo sợ về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên cuối tuần trước, chứng khoán Mỹ đã đồng loạt tăng điểm trở lại trong phiên thứ Tư nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu tiếp tục tăng mạnh.

Ngoài ra, phố Wall cũng được hỗ trợ bởi thông tin về việc 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đạt được thảo thuận về việc mở rộng giới hạn nợ của Mỹ đến ngày 15/12, tránh cho vỡ nợ của Chính phủ Mỹ.

Kết thúc phiên 6/9, chỉ số Dow Jones tăng 54,33 điểm (+0,25%), lên 21.807,64 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,69 điểm (+0,31%), lên 2.465,54 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 17,74 điểm (+0,28%), lên 6.393,31 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm, sau thông tin hỗ trợ về thỏa thuận tăng trần nợ của Mỹ đã giúp khôi phục lại sự ưa thích rủi ro của các nhà đầu tư.

Chứng khoán chính của Mỹ đã tăng nhẹ sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra một thỏa thuận đáng ngạc nhiên với đảng Dân chủ trong Quốc hội vào thứ Tư để mở rộng trần nợ của Mỹ và cấp ngân sách cho chính phủ cho đến ngày 15/12.

Trump cũng cho biết rằng ông sẽ "chi tiết hóa" trong hai tuần tới về kế hoạch cải cách thuế của Hoa Kỳ.

Dữ liệu đưa ra hôm nay cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng cổ phiếu Nhật Bản trong tuần kết thúc vào ngày 2/9.

Hiện các nhà đầu tư đang thận trọng với cơn bão Irma, có thể tấn công Florida vào cuối tuần.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã thu hút lực cầu trong phiên hôm nay, với Toyota Motor Corp tăng 1,1% và Honda Motor Co tăng 1,4%.

McDonald's Holdings của Nhật Bản tăng 1,6% sau khi cho biết, doanh số bán hàng tháng 8 đã tăng 14,5% so với một năm trước.

Cổ phiếu liên quan đến xây dựng tăng, với Komatsu Ltd tăng 3% và Hitachi Construction Machinery Co tăng 1,9%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh.

Chỉ số CSI300 của blue-chip giảm 0,5%, xuống còn 3.829,87 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite mất 0,6%.

Tuy nhiên, chỉ số Shanghai vẫn giữ vững trên mức 3.300 điểm trong phiên giao dịch thứ 10 liên tiếp, đây là mức độ kháng cự mạnh đối với chuẩn này kể từ đầu năm 2016.

Ngành bất động sản dẫn đầu với mức tăng 4,5%, ghi nhận ngày tốt nhất trong vòng hai tháng.

Các cổ phiếu ngân hàng và năng lượng đã níu thị trường, với mức giảm tương ứng là 0,9% và 1,5%.

Nền kinh tế Trung Quốc đã làm nhiều người ngạc nhiên khi tăng trưởng ở mức kỉ lục trong năm nay, bất chấp những lo ngại ban đầu rằng việc kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ và siết chặt độ nóng trên thị trường bất động sản sẽ kéo nền kinh tế đi xuống.

Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các nhà quản lý tiếp tục nới lỏng các quy định về giao dịch tương lai của chỉ số chứng khoán, và hoàn toàn thoát khỏi các biện pháp khẩn cấp được thông qua trong sự bất ổn thị trường vào năm 2015.

Chứng khoán Hồng Kông đảo chiều giảm trong phiên chiều, do áp lực bởi những tổn thất trên thị trường đại lục.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,3%, trong khi chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc giảm 0,3% xuống 11.098,72 điểm.

Trong phiên, các công ty công nghệ thông tin và năng lượng giảm lần lượt 1% và 0,6%.

Một chỉ số theo dõi các công ty vật liệu lớn đã tăng 0,9% lên mức cao nhất trong 27 tháng, nó đã tăng 34,5% trong năm nay do đồng USD suy yếu và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ vẫn mạnh mẽ vào cuối năm nay.

Nhà sản xuất hàng dệt kim Shenzhou International Group Holdings Ltd sụt giảm 6,8%, vì hai cổ đông chính dự định bán ra số cổ phần trị giá 3,22 tỷ đô la Hồng Kông (411,64 triệu USD).

Kết thúc phiên 7/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 38,55 điểm (+0,20%), lên 19.396,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 90,84 điểm (-0,33%), xuống 27.522,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 19,89 điểm (-0,59%), xuống 3.365,50 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tăng trở lại. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 400.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,85 - 37,07 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.439 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Áp lực tăng vốn khó giảm

 Giá cổ phiếu ngân hàng tuy đã có sự tăng trưởng trở lại, song vẫn chưa thu hút được giới đầu tư và chỉ một vài cổ phiếu của ngân hàng lớn tăng, trong khi nhu cầu tăng vốn của ngành ngân hàng gia tăng những nằm gần đây, nhất là trước làn sóng M&A và đẩy mạnh tái cấu trúc ngành..>> Chi tiết

Tăng tín dụng thêm 22%, làm được, nhưng hậu quả thế nào?

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ Tướng cho biết, Chính phủ có thể còn đặt ra mức tăng trưởng tín dụng tới 22% chứ không phải là con số 21%..>> Chi tiết

Vì sao hàng trăm cổ phiếu UPCoM không có giao dịch?

Phiên giao dịch mở đầu tháng 9/2017, có 390 cổ phiếu trên sàn UPCoM không có giao dịch.

Thanh khoản UPCoM thực tế liên tục tăng trong các năm qua, nhưng gần 2/3 cổ phiếu trên sàn này bị “ngó lơ” là tín hiệu không mấy tích cực..>> Chi tiết

Đề xuất “cởi trói” cho ngân hàng tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Sau bước khởi đầu suôn sẻ của sản phẩm đầu tiên trên thị trường chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai chỉ số, nhà đầu tư tổ chức đang nóng lòng muốn có sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.  

Thế nhưng, nhu cầu này của họ chưa dễ được đáp ứng do vướng mắc từ phía Ngân hàng Nhà nước..>> Chi tiết

Ngành thép hái quả ngọt trái mùa

2017 là năm chứng kiến những diễn biến lạ của ngành thép. Nói lạ là bởi, theo quy luật nhiều năm trước, sau quý I và quý II sôi động, ngành thép sẽ bước vào quý III trầm lắng, do tháng 7 – 8 là giai đoạn mưa nhiều, nhu cầu xây dựng giảm..>> Chi tiết

WB gợi ý 2 hướng đi giúp Việt Nam thoát khỏi nền sản xuất gia công

Nghiên cứu của WB cho biết, những thành tựu trước đây của Việt Nam về năng lực cạnh tranh xuất khẩu hoàn toàn nhờ vào những cải thiện từ phía cung trong kết quả xuất khẩu, bao gồm tăng thâm dụng vốn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo/chế biến..>> Chi tiết

2017 là năm dễ kiếm tiền nhất hơn 2 thập kỷ

Giá cả ba kênh đầu tư là cổ phiếu, trái phiếu và vàng đều tăng lên trong 8 tháng đầu năm nay..>> Chi tiết

Tin bài liên quan