Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Lộ diện kênh đầu tư có lãi tốt

(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Vay ngoại tệ đang hấp dẫn; Niêm yết sẽ sôi động trong quý IV; Khối ngoại dè dặt với chứng khoán phái sinh; Bài toán thanh khoản cổ phiếu, chờ lời giải từ chính doanh nghiệp; Lãi tốt nếu chọn rót tiền vào quỹ năm nay; Giá vàng SJC vọt lên trên 37 triệu đồng/lượng; Chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc do căng thẳng chính trị tiếp diễn... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng

Trong phiên sáng, áp lực chốt lời gia tăng đã đẩy VN-Index về dưới mốc 790 điểm. Tuy nhiên, mốc điểm này giờ đang trở thành ngưỡng hỗ trợ mới của VN-Index, nên thị trường đã bật ngược trở lại. 

Bước sang phiên chiều, thị trường vẫn tiếp diễn lình xình và liên tục đổi sắc trong khoảng 1 giờ giao dịch.

Tuy nhiên, đà tăng khá tốt của cặp cổ phiếu lớn là SAB và ROS và nhóm dầu khí, đã giúp thị trường đảo chiều thành công.

Cả 2 chỉ số chính đều kết phiên trong sắc xanh bất chấp sắc đỏ ngập tràn bảng điện tử.

Trong nhóm bluechip, dòng bank vẫn duy trì đà giảm.

VNM tiếp tục giảm 1,11% xuống mức giá thấp nhất ngày 150.900 đồng/CP.

Thông tin giá dầu thô tăng giúp PVD và GAS duy trì đà tăng nhẹ 0,4-0,6%.

Các cổ phiếu họ P trên sàn HNX hồi phục tích cực, PVS tăng 1,22%, PVI tăng 0,87%, PVC tăng 1,18%, PVB tăng 5,97%...

Cặp đôi SAB và ROS đã làm tốt vai trò nâng đỡ thị trường, trong đó SAB tăng 3,14%, ROS tăng 1,74%.

Nhóm thép gồm HPG, TLH, VIS, DNY, VGS… vẫn duy trì đà tăng, trong đó HPG có khối lượng khớp lệnh lớn thứ 3 thị trường đạt hơn 6 triệu đơn vị

Cặp đôi FLC và HAI cũng đã lấy lại cân bằng và hồi nhẹ. FLC tăng 0,7% 15,46 triệu đơn vị được khớp; HAI đứng giá tham chiếu và khớp 4,23 triệu đơn vị.

Một số mã thị trường khác cũng đã hồi phục như FIT, OGC, TSC… Trong khi đó, HAR tiếp tục lùi sâu với mức giảm 7%.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 1,34 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 52,51 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 151.670 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1,51 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 131.165 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,3 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/9: VN-Index tăng 1,24 điểm (+0,16%), lên 793,55 điểm; HNX-Index tăng 0,12 điểm (+0,11%), lên 104,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,27%), xuống 54,28 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.310 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên cuối tuần trước đã làm rung chuyển phố Wall ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới sau ngày nghỉ lễ lao động.

Lệnh bán được đưa ra ồ ạt ngay khi thị trường mở cửa kéo các chỉ số giảm điểm và nới rộng dần đà giảm sau đó.

Về cuối phiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô tăng mạnh, đà giảm của phố Wall mới được hãm bớt. Dù vậy, chứng khoán Mỹ cũng chứng kiến phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 5.

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang lo lắng về cơn bão lớn mới sắp đổ bộ vào Mỹ có tên Irma. Đây là cơn bão được đánh giá ở mức độ nguy hiểm loại 5, có thể đổ bộ vào miền Nam của Mỹ vào cuối tuần này.

Cơn bão Irma đổ bộ vào Mỹ chỉ ít ngày sau khi cơn bão Harvey tàn phá bang Texas, gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Kết thúc phiên 5/9, chỉ số Dow Jones giảm 234,25 điểm (-1,07%), xuống 21.753,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 18,70 điểm (-0,76%), xuống 2.457,85 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 59,76 điểm (-0,93%), xuống 6.375,57 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ.

Các nhà đầu tư cá nhân hôm nay mua vào các cổ phiếu nhỏ đến trung bình đã bù đắp những tổn thất xảy ra khi thị trường giảm xuống mức thấp 4 tháng do căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên vào các phiên trước.

Norihiro Fujito, một chiến lược gia đầu tư tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết, "Các định giá cổ phiếu của Nhật Bản rất rẻ và tình hình tài chính của các công ty không phải là xấu, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy cổ phiếu của Nhật kém hấp dẫn bởi chúng dễ bị rủi ro nhất Đông Á”.

Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) đã mua tổng cộng 147,8 tỷ yên của ETFs trong hai ngày qua.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tháo số cổ phiếu trị giá tổng cộng 790,9 tỷ yên.

Dữ liệu này ảnh hưởng ngay lập tức đến các công ty xuất khẩu lớn, với Toyota Motor Corp giảm 0,9% và Nissan Motor Co giảm 0,6%.

Ngay sau khi có tin Hokuetsu Kishu Paper Co và Meidensha Corp sẽ bị đưa ra khỏi bộ chỉ số tương lai Nikkei,  2 cổ phiếu này đã giảm 6,1% và 6,8%.

CyberAgent giảm 6%, do không lọt vào chỉ số chuẩn như báo cáo của một số công ty môi giới chứng khoán.

Chỉ số Blue-chip của Trung Quốc giảm nhẹ.

Nhưng các công ty nhà nước tăng mạnh đã góp phần bù đắp sự căng thẳng ngày càng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên.

Chỉ số Blue-chip CSI300 giảm 0,2% xuống còn 3.849,45 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite đóng cửa gần như không đổi.

Các công ty nhà nước Trung Quốc tăng mạnh vào buổi chiều, trong khi các kỳ vọng tiếp tục rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường các nỗ lực nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp này và các doanh nghiệp không hiệu quả.

Theo chiến lược gia UBC của Trung Quốc Gao Ting “Thị trường Trung Quốc đang bắt đầu mất đà tăng điểm sau một thời gian tăng mạnh gần đây.

Vì vậy, các nhà đầu tư có thể chuyển sự chú ý sang các cơ hội cơ cấu sở hữu - ví dụ như những cải cách của doanh nghiệp nhà nước (SOE), điều này sẽ thúc đẩy việc sáp nhập và mua lại”.

Theo Gao, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống 5% trong nửa đầu năm sau.

Chứng khoán Hồng Kông giảm theo hầu hết các thị trường trên thế giới do căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên đã khiến các nhà đầu tư bán tháo, chốt lời mạnh.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,5%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc giảm 0,6% xuống còn 11.128,77 điểm.

Trong báo cáo đầu tư hàng năm của UBS tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho rằng mặc dù "mối quan hệ Mỹ - Bắc Triều Tiên có lẽ đã đạt đến điểm cực đoan nhất trong nhiều thập niên", nhưng cuộc xung đột quân sự "không xảy ra".

Chiến lược gia của UBS Gao Ting cho biết rằng, chứng khoán Hồng Kông, vốn dễ bị tổn thương đối với sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ, đang phải đối mặt với những bất ổn như trần nợ của Mỹ, cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump và những thay đổi từ Fed.

Kết thúc phiên 6/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 27,84 điểm (-0,14%), xuống 19.357,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 127,59 điểm (-0,46%), xuống 27.613,76 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,03 điểm (+0,03%), lên 3.385,39 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC vọt lên trên 37 triệu đồng/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 120.000 đồng/lượng so với chiều ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,85 - 37,07 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.434 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Vay ngoại tệ đang hấp dẫn

Tỷ giá đứng im, và điều này “vô tình” khiến việc vay ngoại tệ trở lên bớt rủi ro và đặc biệt là có chi phí rất thấp so với vay VND..>> Chi tiết

Niêm yết sẽ sôi động trong quý IV

Không đặt ra định lượng cụ thể nhưng theo lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), số lượng doanh nghiệp niêm yết mới sẽ tăng mạnh hơn vào quý IV/2017.

Chuyển động niêm yết mới và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM ghi nhận những tín hiệu tích cực..>> Chi tiết

Khối ngoại dè dặt với chứng khoán phái sinh

Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 1/9, có hơn 63.000 hợp đồng phái sinh được giao dịch, với tổng giá trị hơn 4.727 tỷ đồng.

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 3 hợp đồng, với giá trị 223 triệu đồng và bán ra 5 hợp đồng, với giá trị 374 triệu đồng..>> Chi tiết

Bài toán thanh khoản cổ phiếu, chờ lời giải từ chính doanh nghiệp

Để đạt được những con số tăng trưởng về thanh khoản, bên cạnh công tác “tạo hàng” cho thị trường, việc HNX siết chặt  giám sát, quản lý trên UPCoM đang dần tạo nên sự khởi sắc trong bức tranh thanh khoản của sàn này..>> Chi tiết

Lãi tốt nếu chọn rót tiền vào quỹ năm nay

Nhiều quỹ đầu tư có giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ tăng cao và thu hút được dòng tiền trong 8 tháng đầu năm 2017. Thị trường những tháng cuối năm được dự báo vẫn còn cơ hội để các quỹ thu lợi nhuận..>> Chi tiết

Proton, "niềm tự hào" của ô tô Malaysia phải “bán mình” cho “Henry Ford” Trung Quốc

Tỷ phú Trung Quốc Li Shufu, Chủ tịch Tập đoàn Zhejiang Geely Holding đã ký thỏa thuận mua lại 49,9% cổ phần của Proton, nhà máy sản xuất ô tô của Malaysia.>> Chi tiết

Tin bài liên quan