Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Lao dốc

(ĐTCK) VN-Index mất hơn 31 điểm; Ngân hàng thúc niêm yết để đón vốn ngoại; Ma trận sở hữu chéo trên sàn chứng khoán Việt; Nỗi niềm nhà đầu tư đặt niềm tin nhầm chỗ (kỳ 3); Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết: “Không thỏa hiệp về chuẩn mực”; Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh;  Morgan Stanley từ bỏ dự báo chứng khoán châu Á tăng trưởng...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index điều chỉnh sâu

Trong phiên sáng, sau khi có sắc xanh nhạt trong nửa đầu phiên, VN-Index đã đảo chiều đi xuống do áp lực chốt lời diễn ra mạnh ở nhóm ngân hàng, sau đó lan dần ra một số nhóm khác như bất động sản, chứng khoán.

Đến phiên chiều, áp lực bán diễn ra mạnh, đẩy VN-Index lùi xuống mốc 1.180 điểm.

Tại đây, lực cầu bắt đáy diễn ra ở một số mã lớn giúp VN-Index bật trở lại, nhưng rất nhanh chóng, lực cung lại ồ ạt được tung ra khiến VN-Index bị đẩy giảm thẳng đứng xuống mức thấp nhất ngày khi đóng cửa.

Điểm số rơi mạnh và giá trị giao dịch ở mức cao trong 2 phiên vừa qua là tín hiệu xấu, chứng tỏ lượng bán ra áp đảo. Ngoài ra, phiên chiều nay, việc thị trường rơi thẳng một mạch về cuối phiên chứng tỏ chưa có dòng tiền bắt đáy đủ mạnh.

Dự báo, nếu không đảo chiều thì lượng magin giải chấp sẽ tăng lên trong các phiên tới.

Gần như tất cả các nhóm cổ phiếu đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó toàn bộ 8 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HOSE đều giảm mạnh.

Cụ thể, VCB giảm 4,43%, xuống 71.200 đồng, BID giảm 2,2%, xuống 44.500 đồng, CTG giảm 4,29% xuống 35.700 đồng, VPB giảm 3,22%, xuống 66.100 đồng, MBB giảm 3,69%, xuống 35.200 đồng, HDB giảm 0,99%, xuống 50.100, STB giảm 3,4%, xuống 15.650 đồng, EIB giảm 0,68%, xuống 14.600 đồng.

Nhóm bất động sản, VIC giảm 3,82%, xuống 126.000 đồng, VRE giảm 3,77%, xuống 51.000 đồng, ROS giảm 6,94%, xuống 107.200 đồng, PDR giảm 2,86%, DIG giảm 5,7%, xuống 23.100 đồng, DXG giảm 4,9%, xuống 36.700 đồng…

Tuy nhiên, nhóm này cũng có một số ngược dòng như KDH tăng 3,12%, lên 41.300 đồng, NVT tăng 4,6%, lên 5.000 đồng, HU1 tăng 2,12%, lên 9.600 đồng, NVL đứng ở tham chiếu 72.500 đồng.

Các nhóm ngành khác cũng chủ yếu chìm trong sắc đỏ. Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, chỉ có SAB đứng ở tham chiếu, VNM giảm nhẹ 0,51%, còn lại đều giảm từ hơn 2% đến hơn 6%.

Có 3 mã được khớp trên 10 triệu đơn vị là SCR, STB, FLC, 3 mã khác được khớp trên 9 triệu đơn vị là MBB, CTG, KBC và đều chìm trong sắc đỏ.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 4,36 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 290,02 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 4,93 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 111,33 tỷ đồng. 

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 150.836 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 14,97 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/4: VN-Index giảm 31,01 điểm (-2,59%), xuống 1.167,11 điểm;HNX-Index giảm 2,83 điểm (-2,07%), xuống 133,86 điểm; UPCoM-Index giảm 0,56 điểm (-0,93%), xuống 59,86 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 11.188 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Trong phiên đầu tuần, đang tăng điểm tốt khi nỗi lo chiến tranh thương mại tạm qua, giới đầu tư phố Wall giật mình khi có thông tin FBI khám xét văn phòng của luật sư riêng của Tổng thống Trump khiến đà giảm của thị trường bị hãm lại khá mạnh cuối phiên.

Tưởng chừng thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu tới thị trường trong phiên thứ Ba, thì bất ngờ giới đầu tư lại liên tiếp nhận thông tin hỗ trợ tích cực.

Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn kinh tế Bắc Ngao về việc mở cửa hơn nữa thị trường để tăng nhập khẩu, cùng tăng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đúng với những gì ông Trump viết trên Twitter trước đó, giúp giới đầu tư kỳ vọng sẽ không có cuộc chiến thương mại nào xảy ra.

Ngoài ra, việc CEO Facebook Mark Zuckerberg lần đầu tiên điều trần trước Quốc hội Mỹ sau scandal lộ dữ liệu người dùng với những câu trả lời khá bình tĩnh, giúp cổ phiếu Facebook có phiên tăng mạnh 4,5% - mạnh nhất 2 năm, kéo theo nhiều cổ phiếu công nghệ khác tăng theo hỗ trợ cho phố Wall có phiên khởi sắc hôm thứ Ba.

Kết thúc phiên 10/4, chỉ số Dow Jones tăng 428,90 điểm (+1,79%), lên 24.408,00 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 43,71 điểm (+1,67%), lên 2.656,87 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 143,96 điểm (+2,07%), lên 7.094,30 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản quay đầu giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp, nhưng điểm sáng lớn vẫn còn ông lớn SoftBank.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,5% xuống 21.687,10 điểm. Topix giảm 0,4% xuống còn 1.725,30 điểm.

Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng, trong bối cải dò xét đến các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và các đồng minh phương Tây về hành động quân sự có thể triển khai  sau vụ tấn công hóa học tại Syria hôm cuối tuần trước.

Các cổ phiếu bán lẻ mất điểm khi nhà phân phối J.Front Retailing giảm 9,3% sau khi dự báo lợi nhuận trong năm nay không đạt được kỳ vọng của thị trường. Đối thủ Takashimaya Co cũng giảm 3,3%.

Nhóm cổ phiếu lương thực cũng mất điểm, với Kikkoman rớt 3,6% và Asahi Group giảm 2,2%.

SoftBank Corp, chủ sở hữu của Sprint Corp, đã tăng 3,5% sau khi các nguồn tin cho biết Sprint đã khởi động lại các cuộc đàm phán để sáp nhập với T-Mobile US Inc.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng điểm sau khi thị trường hồ hởi với lời hứa của Bắc Kinh về mở rộng lĩnh vực tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài và những lo ngại về cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ cho thấy nhiều dấu hiệu được cải thiện.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,6% lên 3.208,08 điểm.Chỉ số CSI300 - bluechip tăng 0,3% lên 3.938,34 điể,.

Trung Quốc đã đưa ra một thời gian biểu rõ ràng hơn cho việc mở cửa lĩnh vực tài chính cho nhà đầu tư nước ngoài vào cuối năm 2018.

Động thái này của Bắc Kinh cho thấy họ muốnxoa dịu những lời chỉ trích ngày càng tăng từ Mỹ và các nước khác rằng Trung Quốc bằng các biện pháp bảo hộ, rào cản hành chính đã làm hạn chế cạnh tranh một cách không công bằng giữa các công ty trong và ngoài nước tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc đã tuyên bố rằng sẽ tăng gấp 4 lần hạn ngạch hàng ngày cho các chương trình kết nối chứng khoán giữa đại lục và Hồng Kông, nhưng nhiều người thấy tác động rất hạn chế vì động thái này đã được dự đoán trước.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ 4 liên tiếp, khi Trung Quốc cam kết mở cửa khu vực tài chính cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, thị trường đã phản ứng hời hợt với kế hoạch mở rộng gấp 4 lần hạn ngạch hàng ngày đối với chương trình kết nối chứng khoán liên kết các thị trường đại lục và Hồng Kông bắt đầu từ ngày 1/5.

Đóng cửa, chỉ số Hang Seng-Index tăng 0,6%, lên mức 30.897,71 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index không đổi ở mức 12.324,68 điểm.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho hay, Trung Quốc cũng sẽ nới room lên 51% trong các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, và bảo hiểm nhân thọ trong vài tháng tới.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 2,1%, lĩnh vực CNTT tăng 0,3%, tài chính tăng 1,1%, và bất động sản tăng 0,15%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là AIA Group Ltd tăng 4,61%, trong khi mất điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Co Ltd giảm 3,41%.

Kết thúc phiên 11/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 107,22 điểm (-0,49%), xuống 21.687,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 168,97 điểm (+0,55%), lên 30.897,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 17,76 điểm (+0,56%), lên 3.208,08 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.825 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 70.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,73 - 36,93 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.477 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.755 - 22.825 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khá

Ngân hàng thúc niêm yết để đón vốn ngoại

Nếu như trước đây nhiều ngân hàng trì hoãn việc niêm yết cổ phiếu do thị trường chứng khoán không mấy thuận lợi, thì nay kế hoạch này đã được ưu tiên triển khai khi thị trường đang trong đà tích cực..>> Chi tiết

Ma trận sở hữu chéo trên sàn chứng khoán Việt

Số doanh nghiệp lên sàn ngày một nhiều hơn khiến thi trường chứng khoán Việt Nam ngày càng xuất hiện các quan hệ sở hữu chéo nhằng nhịt và phức tạp..>> Chi tiết

Nỗi niềm nhà đầu tư đặt niềm tin nhầm chỗ (kỳ 3): Khi lãnh đạo "tháo chạy"

Thị trường chứng khoán khởi sắc, nhưng vẫn có hàng trăm cổ phiếu lao dốc vì bị xử phạt vi phạm công bố thông tin, vi phạm chính sách thuế, bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trên báo cáo tài chính, thua lỗ bất ngờ…>> Chi tiết

Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết: “Không thỏa hiệp về chuẩn mực”

Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên tốt nhất đã hoàn tất chặng đường 10 năm đầu tiên (2008-2017) và từ năm 2018, sẽ mở ra một hành trình mới với tên gọi Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VCA)..>> Chi tiết

Lương quản lý cấp cao ngành hàng tiêu dùng, bất động sản, khách sạn lên tới 350 triệu đồng/tháng

Trong quý I, Navigos Search ghi nhận lương của các vị trí quản lý trong một số ngành Hàng tiêu dùng – Bất động sản – Du lịch/Khách sạn ở mức rất cao, dao động từ 200 triệu đồng đến 350 triệu đồng/tháng..>> Chi tiết

 Morgan Stanley từ bỏ dự báo chứng khoán châu Á tăng trưởng

Với các nhà đầu tư đang có chút phân vân về đà tăng mạnh của các thị trường chứng khoán châu Á, Morgan Stanley vừa đưa ra thêm một tín hiệu để nhanh chóng chốt lời..>> Chi tiết

Tin bài liên quan