VN-Index đứng tham chiếu
Trong phiên sáng, sau nhịp lao mạnh ít phút đầu phiên, dòng tiền chảy mạnh đã giúp thị trường trở lại, VN-Index có lúc leo lên ngưỡng 1.045 điểm, trước khi bị đẩy lùi nhẹ trở lại.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ có những đột phá trong phiên chiều để giúp VN-Index có phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp.
Kỳ vọng này càng được củng cố khi VN-Index nới rộng đà tăng, nhưng khi gặp ngưỡng 1.045 điểm, áp lực bán đã diễn ra ồ ạt, đẩy chỉ số thoái lui và lùi về tham chiếu khi đóng cửa.
TCB đã bứt tốc mạnh trong phiên chiều, đóng cửa ở mức cao nhất ngày 109.000 đồng, tăng 3,61%.
Cặp đôi VIC, VHM cũng đã không còn sắc đỏ khi tăng nhẹ 0,08%, lên 124.300 đồng và đứng ở tham chiếu 120.000 đồng.
Đà tăng của VNM đã hãm lại khi chỉ còn tăng 1,17%, lên 180.100 đồng và các mã khác đồng loạt giảm.
Cụ thể, VCB giảm 1,17%, xuống 59.000 đồng, GAS giảm 0,31%, xuống 97.200 đồng, SAB giảm 0,82%, xuống 243.000 đồng, BID giảm 1,59%, xuống 31.000 đồng, CTG giảm 1,75%, xuống 28.050 đồng và HPG giảm 1,14%, xuống 60.600 đồng.
Đà tăng của VJC, VPB và VRE cũng không tốt như phiên sáng, trong khi ROS lại bất ngờ khởi sắc lên mức giá trần 65.200 đồng. BHN cũng đảo chiều tăng mạnh 3,73%, lên 114.000 đồng.
Trong các mã nhỏ và vừa, ASM đã mất đà tăng tốt của phiên sáng khi chốt phiên ở mức tham chiếu 14.300 đồng với 5,6 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sau HPG. FLC lại đóng cửa với sắc xanh nhạt với hơn 5 triệu đơn vị được khớ, đứng sau MBB (5,34 triệu đơn vị được khớp).
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 7,37 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 192,09 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 380.294 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 6,31 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 79.940 đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là mua ròng 7,79 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/6: VN-Index tăng 0,01 điểm, đứng ở mức 1.039,02 điểm; HNX-Index giảm tới 1,4 điểm (-1,17%), xuống 118,45 điểm; UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,33%), xuống 53,64 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.213 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên cuối tuần trước, phố Wall điều chỉnh trong phiên sáng khi giới đầu tư thận trọng trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tuần này và đặc biệt là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra vào thứ Ba.
Trong khi đó, dường như giới đầu tư bỏ qua cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và các đồng minh trong G7, bởi đã đoán trước và đã được phản ánh vào thị trường trước đó.
Tuy nhiên, trong phiên chiều, với sự hỗ trợ của nhóm hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, giúp phố Wall quay đầu hồi phục và đóng cửa trong sắc xanh.
Với chuỗi phiên tăng điểm ấn tượng trong tuần qua, Dow Jones đã lấy lại đà tăng mạnh 2,77% sau khi điều chỉnh nhẹ 0,48% trong tuần trước, trong khi S&P 500 và Nasdaq có tuần tăng thứ 3 liên tiếp với mức tăng lần lượt là 1,62% và 1,21%.
Kết thúc phiên 8/6, chỉ số Dow Jones tăng 75,12 điểm (+0,30%), lên 25.316,53 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,66 điểm (+0,31%), lên 2.779,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 10,44 điểm (+0,14%), lên 7.645,51 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhưng thanh khoản suy giảm do các nhà đầu tư do dự về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,5% lên 22.804,04 điểm. Topix tăng 0,3% lên 1.786,84 điểm.
Thanh khoản thị trường yếu đi trông thấy, với chỉ 1,1 tỷ cổ phiếu được giao dịch, mức thấp nhất trong hai tuần qua.
Norihiro Fujito, chiến lược gia đầu tư của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết: “Các quỹ đầu tư theo dòng sự kiện đã tích cực giao dịch các hợp đồng tương lai, do tin rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ là tích cực”.
Đồng YSD tăng 0,5% lên 110,04 yên/USD đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu xuất khẩu như Honda Motor Co và Panasonic Corp, tăng lần lượt 1,7% và 1,1%.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, trong tuần này thanh khoản có thể tiếp tục ở mức thấp, bởi giới đầu tư đang thận trọng chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng khác như cuộc họp của Fed và ECB.
Ngoài ra, những lo ngại về chiến tranh thương mại toàn cầu có thể sẽ tiếp tục leo thang sau khi Trump không đồng ý với tuyên bố chung của G7 cũng là nguyên nhân có thể khiến dòng tiền chọn cách đứng ngoài.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu có tính phòng thủ cao như Thực phẩm và Dược được mua vào với Ajinomoto Co tăng 2,2% Kikkoman Corp tăng 2,3% và Otsuka Holdingstăng 1,2%.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm trong bối cảnh thanh khoản thị trường cũng đi xuống.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,5% xuống 3.052,78 điểm, chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 5 trước khi đóng cửa. Chỉ số CSI300 bluechip gần như không đổi ở mức 3.779,98 điểm.
Các nhà đầu tư cũng bắt đầu tập trung vào các cuộc họp của Fed và ECB trong tuần này, và sự thận trọng đã diễn ra khi thanh khoản sụt giảm.
Fed sẽ tổ chức cuộc họp kéo dài 2 ngày bắt đầu từ ngày 12/6 và được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất lần thứ hai trong năm nay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) họp vào ngày 14/6, khi có những thông tin xoay quanh việc có thể bắt đầu dừng chương trình mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế EU trong vài năm gần đây.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng điểm cao nhất là Hubei Zhenhua Chemical Co Ltd tăng 10,03%, Zhejiang Meilun Elevator Co Ltd tăng 10,03% và Tanyuan Technology Co Ltd tăng 10,02%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Henan Yinge Industrial Investment Co Ltd giảm 9,96%, Gem-Year Industrial Co Ltd mất 9,76% và Tongwei Co Ltd giảm 9,53%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên mà các nhà đầu tư hy vọng có thể mở đường cho tiến trình phi hạt nhân trên Bán đảo Triền Tiên.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,3% lên 31.063,70 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,1% lên 12.172,03 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,4%, ngành CNTT tăng 0,99%, tài chính tăng 0,3% và bất động sản giảm 0,08%.
Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là Geely Automobile Holdings Ltd tăng 3,39%, trong giảm sâu nhất là là WH Group Ltd mất 5,58%
Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất có Guangdong Investment Ltd tăng 3,69 China Gas Holdings Ltd tăng 3,12% và CNOOC Ltd tăng 1,82%.
Kết thúc phiên 11/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 109,54 điểm (+0,48%), lên 22.808,04 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 105,49 điểm (+0,34%), lên 31.063,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,36 điểm (-0,47%), xuống 3.052,78 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC lên sát 37 triệu đồng/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.840 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 120.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,78 - 36,98 triệu đồng/lượng, tăng 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.567 đồng/USD, tăng 9 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.770 - 22.840 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng thanh lọc cho vay bất động sản, nên hiểu thế nào?
Không chỉ tăng lãi suất cho vay, các nhà băng đang thực hiện quá trình thanh lọc tín dụng bất động sản, nhằm thực hiện chủ trương siết chặt cho vay lĩnh vực này của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)..>> Chi tiết
- Hồi hộp chờ tín hiệu nâng hạng
Tạp chí Forbes vừa công bố 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2018, trong đó ghi nhận 24 DN Việt Nam có vốn hóa trên 1 tỷ USD..>> Chi tiết
- Dòng vốn ngoại đã trở lại
Chịu tác động từ sự thay đổi chính sách của Mỹ, dòng vốn ngoại trong thời gian gần đây có diễn biến khác biệt so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, động thái mua ròng trở lại của khối ngoại đang củng cố thêm niềm tin cho thị trường..>> Chi tiết
- Chuyện “nóng” ở những đại hội cổ đông muộn
Thống kê sơ bộ cho thấy, trong tháng 6, có gần 90 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ); trong đó, có gần 50 doanh nghiệp niêm yết, còn lại là các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM..>> Chi tiết
- Giá dầu tăng, S.O.S lạm phát
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội Quốc gia khuyến nghị, với diễn biến tăng trưởng tích cực của kinh tế, giá dầu trên thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và có tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế cũng như lạm phát của Việt Nam..>> Chi tiết
- Thế giới bước vào một tuần có nhiều sự kiện quan trọng nhất trong năm
uần này được ghi nhận là tuần có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội nhất trong năm, với cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều, khai mạc World Cup, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất USD…>> Chi tiết