Trong phiên sáng, áp lực bán diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là đà giảm mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn đã khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu xuống dưới ngưỡng 970 điểm.
Trong phiên chiều, quán tính của phiên sáng khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu, xuống mức đáy của ngày 965,92 điểm.
Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy sau đó xuất hiện tại một số mã ngân hàng và lan rộng ra các mã khác, kéo chỉ số tăng liền một mạch hơn 28 điểm, lên trên 995 điểm.
Nhưng trong đợt khớp lệnh ATC, lực bán gia tăng đã khiến VN-Index hụt hơi, chỉ còn giữ được mức tăng nhẹ khi đóng cửa.
Lực cầu bắt đáy chiều nay chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí, cũng như VNM.
Trong đó, VNM tăng 3,27%, lên 167.300 đồng, GAS tăng trần lên 113.300 đồng, VCB tăng 2,06%, lên 54.500 đồng, CTG tăng 3,32%, lên 28.000 đồng, BID tăng 3,92%, lên 30.450 đồng, VRE tăng 1,16%, lên 43.500 đồng, MSN đứng ở tham chiếu 85.000 đồng.
Cặp đôi cổ phiếu lớn nhất thị trường là VIC và VHM vẫn giảm sâu dù thoát khỏi mức thấp nhất ngày. Trong đó, VHM giảm 6,68%, xuống 110.300 đồng với 4,84 triệu đơn vị được khớp; VIC giảm 3,2%, xuống 103.000 đồng với 2,36 triệu đơn vị được khớp.
Top 30 mã vốn hóa lớn nhất, sắc đỏ cũng chỉ còn xuất hiện ở NVL, ROS, HDB, CTD, còn lại đều đảo chiều tăng giá, trong đó tăng mạnh như SSI tăng 3,83%, lên 31.200 đồng; MWG tăng 3,67%, lên 113.000 đồng; BVH tăng 3,57%, lên 87.000 đồng; HPG tăng 2,38%, lên 51.700 đồng.
Các mã có thanh khoản tốt hôm nay còn phải kể đến HSG với 6,27 triệu đơn vị và đứng ở tham chiếu 12.200 đồng, CTG với 5,2 triệu đơn vị. Các mã được khớp trên 4 triệu đơn vị ngoài VHM còn có thêm STB (4,6 triệu đơn vị) và SCR (4,38 triệu đơn vị).
Sắc tím còn xuất hiện ở một số mã khác như VND, AAA với tổng khớp cả 2 trên 2 triệu đơn vị mỗi mã; nhóm cao su chế biến với CSM, DRC, hay EMC…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 4,19 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 699,91 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,03 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 14,03 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 396.591 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 7,54 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/5: VN-Index tăng 3,03 điểm (+0,31%), lên 988,94 điểm; HNX-Index tăng 1,39 điểm (+1,19%), lên 118,11 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,64%), lên 54,07 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.705 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, hưởng ứng với phát biểu hôm Chủ nhật của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin về kết quả khả quan của cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, phố Wall đã có phiên tăng mạnh.
Tuy nhiên, trong phiên thứ Ba Tổng thống Trump cho biết, ông không hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán này và cho biết, không có thỏa thuận nào với Trung Quốc về ZTE.
Ông Trump đã lên kế hoạch trừng phạt ZTE và tiếp tới có thể sẽ mạnh mẽ hơn với đại gia viễn thông Trung Quốc này khi ZTE vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
Ngay sau ý kiến của ông Trump, cùng với sự hạ nhiệt của nhóm cổ phiếu dầu khí và công nghiệp theo giá dầu, phố Wall đã nhanh chóng đảo chiều đóng cửa trong sắc đỏ, mất phân nửa những gì đã có trong phiên đầu tuần.
Kết thúc phiên 22/5, chỉ số Dow Jones giảm 178,88 điểm (-0,72%), xuống 24.834,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,57 điểm (-0,31%), xuống 2.724,44 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 15,58 điểm (-0,21%), xuống 7.378,46 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản sụt giảm, sau khi ông Trump tuyên bố đàm phán thương mại với Trung Quốc chưa có kết quả như mong muốn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,2% xuống 22.689,74 điểm.Topix giảm 0,7% xuống 1.797,31 điểm.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump cho biết ông không hài lòng với các cuộc đàm phán thương mại gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã nói rằng chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ được ”tạm hoãn”, đưa chỉ số Nikkei lên trên ngưỡng tâm lý 23.000 điểm.
Các cổ phiếu vận tải biển, vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguy cơ chiến tranh thương mại sụt giảm với với Mitsui OSK Lines và Kawasaki Kisen giảm lần lượt 2,8% và 2,9%.
Nhóm các nhà sản xuất thép cũng bị bán với chỉ số theo dõi giảm 1,4%, trong đó JFE Holdings giảm 3,5%.
Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong 1 tháng qua, trong bối cảnh căng thưởng thương mại với Mỹ bùng phát với thông điệp mới của ông Trump và thông tin về việc ZTE thoát khỏi lệnh cấm vận trước đó bị phủ nhận.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,4% xuống 3.168,96 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,3% xuống 3.854,58 điểm.
Các nhóm ngành cốt yếu giảm trên diện rộng, dẫn đầu bởi các cổ phiếu năng lượng, với chỉ số số theo dõi các ông lớn giảm 4,2%, tập trung ở các cổ phiếu khai thác than.
Công ty khai thác than lớn nhất Trung Quốc, China Shenhua giảm 7%, và Yanzhou giảm tối đa 10%.
Nguyên nhân khiến các công ty khai thác than giảm mạnh do Trung Quốc đã ra lệnh trong tuần này ngừng các hoạt động dự trữ than nhiệt, một động thái can thiệp bằng hành chính để hạ nhiệt giá than đã liên tục tăng kể từ giữa năm 2016.
Ngược lại, nhóm các công ty sản xuất phụ tùng ô tô của Trung Quốc tăng mạnh khi Bắc Kinh cho biết sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô và phụ tùng xe hơi.
Nhóm cổ phiếu tăng giá cao nhất là Guangdong Dcenti Auto-Parts Stock Ltd tăng 10,02%, Guangdong Champion Asia Electronics Co Ltd tăng 10% và Changzhou Langbo Seal Polytron Technologies Co Ltd tăng 10%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất Inly Media Co Ltd giảm 10,02%, Khai thác than Yanzhou mất 9,95% và Công nghiệp Muối Hồ Nam giảm 8,1%.
Chứng khoán Hồng Kông cũng đã có phiên mất điểm lớn nhất trong 7 tuần qua, và tương tự thị trường Đại lục khi nhóm cổ phiếu năng lượng giảm sâu nhất.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,8% xuống 30.665,64 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,1% xuống 12.090,79 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm hơn 5%, ngành CNTT giảm 0,32%, tài chính giảm 1,95% và bất động sản giảm 1,58%
Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co Ltd tăng 1,61%, trong khi giảm sâu nhất là China Petroleum & Chemical Corp giảm 6,34%.
Nhóm cổ phiếu H tăng điểm lớn nhất là Huaneng Power International Inc tăng 5,45%, Dongfeng Motor Group Co Ltd tăng 2,24% và Byd Co Ltd tăng 1,22%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là China Petroleum & Chemical Corp giảm 6,34%, China Shenhua Energy Co Ltd giảm 6,3% và CNOOC Ltd giảm 5,9%.
Kết thúc phiên 23/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 270,60 điểm (-1,18%), xuống 22.689,74 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 568,71 điểm (-1,82%), xuống 30.665,64 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 45,39 điểm (-1,41%), xuống 3.168,96 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.810 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,50 - 36,72 triệu đồng/lượng, tăng đúng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.584 đồng/USD, giảm 11 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.740 - 22.810 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng lãi tốt từ… đầu tư cổ phiếu!
Quý đầu năm, nhiều ngân hàng báo lãi lớn, trong đó một phần được đóng góp từ mảng đầu tư cổ phiếu nhờ thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, điều này cũng được các nhà phân tích khuyến nghị, thận trọng sẽ không thừa..>> Chi tiết
- VN-Index thủng mốc 1.000 điểm: Dòng tiền chuyển hướng
Ngay trong phiên đầu tuần này, thị trường đã có những biến động khó lường, gây bất ngờ cho các nhà đầu tư khi giảm sâu gần 55 điểm, khiến chỉ số VN-Index xuyên thủng mốc 1.000 điểm. Trong bối cảnh này, điều thị trường quan tâm là hướng đi của dòng tiền?..>> Chi tiết
- Thị trường đang phản ứng… quá đà
Đó là nhận định của ông Lê Anh Minh, Giám đốc Phân tích, CTCK VPBank (VPBS). Theo ông Minh, với triển vọng thị trường dài hạn là tốt và triển vọng kinh doanh doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt, đây chính là cơ hội để nhà đầu tư giải ngân vào nhóm cổ phiếu có nền tảng tốt như ngân hàng, dầu khí..>> Chi tiết
- 1 nghìn 1 cổ phiếu bất động sản, ai mua?
Sự thăng hoa của thị trường bất động sản đã tạo môi trường thuận lợi giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành có kết quả kinh doanh tốt, kéo theo giá nhiều mã cổ phiếu trong ngành tăng mạnh, xác lập vị thế bluechips trên sàn. Tuy nhiên, không ít các cổ phiếu trong nhóm này “bất động”, giá “rẻ như cho” mà thanh khoản vẫn… chết cứng..>> Chi tiết
- Việt Nam thâm hụt hơn 150 tỷ USD khi làm ăn với Trung Quốc
Chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD, điều này dẫn đến thâm hụt thương mại nặng nề gần 150 tỷ USD giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian gần 6 năm qua..>> Chi tiết
- Giá xăng tăng từ 15h chiều nay