Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Hút chết

(ĐTCK) Vn-Index tăng nhẹ; 2017 sẽ là năm ngân hàng “phục hồi ngoạn mục“; Kiều hối chịu ảnh hưởng thế nào khi Mỹ tuyên bố kiểm soát dòng tiền?; Cổ phiếu phát triển bền vững có vững giá?; Rủi ro thông tin thật - giả; M&A tiếp tục sôi động trong quý IV; “Vùng xanh” bảo vệ doanh nghiệp; Chứng khoán thế giới trái chiều; Châu Á có 4 thành phố nằm trong top thành phố dẫn đầu toàn cầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Vn-Index tăng nhẹ

Thị trường đã tích cực trở lại trong phiên sáng nay. Sức cầu có sự cải thiện rõ rệt giúp hoạt động giao dịch trở nên hào hứng hơn, giúp thanh khoản gia tăng.

Cùng với đó là sự trở lại của nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là 3 mã VNM, SAB và ROS, kéo VN-Index tăng một mạch lên 809 điểm.

Sự hưng phấn tiếp tục thể hiện đầu phiên chiều và VN-Index nhanh chóng vượt qua mốc 810 điểm.

Nhưng tại đây, áp lực chốt lời bất ngờ gia tăng mạnh và trên diện rộng khiến VN-Index rơi thẳng về mốc tham chiếu. Nếu không có sự ổn định của “tam tấu” VNM - SAB – ROS, có lẽ VN-Index khó giữ sắc xanh.

Từ nay đến 30/9, nếu SAB và BHN chưa hoàn tất thủ tục thoái vốn thì quyền đại diện sở hữu Nhà nước tại 2 doanh nghiệp này của Bộ Công Thương được đề xuất giao lại cho SCIC.

VNM tăng 0,7%, ROS cũng tăng 0,7% và khớp 1,85 triệu đơn vị.

Trong rổ VN30, cổ phiếu ngân hàng tuy bị phân hóa mạnh, nhưng được giao dịch tích cực, nổi bật là STB và MBB.

STB ngoài thỏa thuận “khủng” còn khớp lệnh tới 6,77 triệu đơn vị, và tăng 2,9%,

MBB khớp được 6,5 triệu đơn vị, giảm 0,7%. VCB tăng 0,9% và khớp 1,57 triệu đơn vị. BID giảm mạnh 2,7% và khớp 2,62 triệu đơn vị.

Nhiều mã lớn khác như PLX, VIC, HSG, CTG, FPT, KDC… cũng đồng loạt giảm, tạo gánh nặng cho chỉ số.

Tại nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế, trong đó FIT, HAI, HAR, LDG, CCL… đều giảm sàn.

Trên HNX, KLF cũng giảm sàn phiên này về 4.200 đồng và là phiên đo sàn thứ 4 liên tiếp, khớp lệnh 21,76 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 5,94 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 144,49 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,99 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 137,55 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 807.620 đơn vị với tổng giá trị lên tới 49,16 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/9: VN-Index tăng 1,05 điểm (+0,13%), lên 804,82 điểm; HNX-Index giảm 0,09 điểm, (-0,08%) về 107,43 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%) về 54,16 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.033 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Các đơn đặt hàng mới cho hàng thiết bị do Mỹ sản xuất tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 8 và các lô hàng vẫn duy trì xu hướng tăng, qua đó cho thấy sức mạnh tiềm ẩn của nền kinh tế Mỹ.

Dữ liệu trên cùng với nhận định từ Fed, đã làm tăng dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất thêm lần nữa vào tháng 12/2017, qua đó nâng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và giúp lĩnh vực tài chính tiến 1,3%.

Thomas Martin, nhà quản lý tại GLOBALT Investment, nhận định: “Lãi suất tăng là lý do cho những động thái của các ngân hàng. Nếu lãi suất tăng cao và ổn định, họ có thể bắt đầu hưởng lợi từ điều đó”.

Cụ thể, Bank of America tăng 2,42%, Goldman Sachs vọt 2,1%.

Chỉ số Russell 2000 tăng 1,92% và ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 3/2017. Những công ty có vốn hóa nhỏ có thể là những người được hưởng lợi nhiều nhất của kế hoạch cắt giảm thuế suất.

Trong khi đó, các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất và chi trả cổ tức nhiều lại sụt giảm. Trong đó, chỉ số hàng tiêu dùng lùi 0,73%, chỉ số tiện ích giảm 1,34% và chỉ số bất động sản mất 0,84%.

Cổ phiếu Nike sụt giảm 1,92% sau khi công bố mức tăng trưởng doanh số hàng quý thấp nhất trong gần 7 năm và cho biết dự báo doanh thu tại khu vực Bắc Mỹ sẽ giảm mạnh.

Kết thúc phiên 27/9, chỉ số Dow Jones tăng 56,39 điểm (+0,25%), lên 22.340,71 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,20 điểm (+0,41%), lên 2.507,04 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 73,10 điểm (+1,15%), lên 6.453,26 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục trở lại sau khi phố Wall đi lên và đồng USD tăng  so với đồng yên nhờ vào kỳ vọng chính phủ Mỹ có thể tiến hành cải cách thuế.

Trump đã đề nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và giảm mức thuế thu nhập cá nhân.

Các cổ phiếu tài chính như các công ty bảo hiểm và các ngân hàng đầu tư vào các trái phiếu nước ngoài, có lợi tức tốt hơn so với của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Dai-ichi Life Holdings tăng 2,7%, T & D Holdings tăng 2,2%, Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 1,2%.

Một đồng yên yếu đã hỗ trợ tốt cho thị trường với Tokyo Electron tăng 1,8% và Isuzu Motors tăng 2%

Các nhà phân tích cho biết, với thị trường Nhật Bản đang ở mức cao nhất trong hơn hai năm, các nhà đầu tư đang lạc quan nhưng cũng thận trọng khi phải đối mặt với nhiều rủi ro trước mắt như căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên và cuộc bầu cử sơ bộ của Nhật Bản.

Takuya Takahashi, một nhà chiến lược tại Daiwa Securities, nói: "Còn quá sớm để nói liệu việc bầu cử có tác động đến thị trường, nhưng chúng ta có thể nói sự không chắc chắn về cuộc bầu cử đang tăng lên”.

Yamato Holdings tăng 4,9% sau khi tờ Nikkei cho biết công ty dịch vụ chuyển phát này đã thuyết phục Amazon phải trả ít nhất 40% chi phí cho các dịch vụ vận chuyển tại Nhật Bản.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, do nhiều nhà đầu tư không mấy tham gia vào thị trường vì chờ dữ liệu kinh tế quý III và kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ bắt đầu vào cuối tuần.

Chỉ số CSI300 blue-chip vẫn không thay đổi ở mức 3.822,54 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite Index giảm 0,2%.

Dữ liệu kinh tế tháng 8 đã làm dấy lên mối lo ngại rằng sự hồi phục kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ mất đi động lực tăng trưởng. mặc dù phần lớn các nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế sẽ vẫn vững vàng trong ngắn hạn nhờ sự bùng nổ về xây dựng.

Trong phiên, cổ phiếu năng lượng, bất động sản và tài chính suy yếu nhưng cổ phiếu hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng mạnh, với việc đặt cược rằng kỳ nghỉ dài sẽ kích thích hoạt động giải trí và mua sắm.

Kweichow Moutai Co Ltd, một hãng rượu của Trung Quốc, tăng gần 2% lên mức cao kỷ lục là 518,38 nhân dân tệ/cổ phiếu.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm theo phần lớn chứng khoán Châu Á, bởi các nhà đầu tư đang lo lắng về sự suy thoái có thể xảy ra ở Trung Quốc trong khi chờ dữ liệu kinh tế vào quý III.

Chỉ số Hang Seng đóng cửa giảm 0,8%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc giảm 1,5% xuống còn 10.874,52 điểm.

Trong phiên, các cổ phiếu ngành tài chính và nguyên liệu sụt giảm, nhưng cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng như khách sạn, và bán lẻ tăng khi các nhà đầu tư mong đợi họ sẽ được hưởng lợi từ Ngày nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc bắt đầu vào Chủ nhật.

Nhiều du khách đại lục sẽ đi đến Hồng Kông trong suốt kỳ nghỉ này.

Kết thúc phiên 28/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 96,06 điểm (+0,47%), lên 20.363,11 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 220,83 điểm (-0,80%), xuống 27.421,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,63 điểm (-0,17%), lên 3.339,64 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.770 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,35 - 36,57 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.470 đồng/USD, tăng 6 đồng ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 - 22.770 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

2017 sẽ là năm ngân hàng “phục hồi ngoạn mục“

Có nhiều yếu tố làm cơ sở cho dự báo triển vọng lợi nhuận tươi sáng trong năm 2017 của hệ thống ngân hàng..>> Chi tiết

Kiều hối về Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào khi Tổng thống Mỹ tuyên bố kiểm soát dòng tiền?

Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc kiểm soát dòng tiền chuyển ra nước ngoài từ Mỹ, không ít người đã liên tưởng đến khả năng dòng kiều hối chuyển về Việt Nam cũng sẽ khó tránh bị ảnh hưởng..>> Chi tiết

Cổ phiếu phát triển bền vững có vững giá?

Nhìn lại diễn biến giá của 20 cổ phiếu thuộc chỉ số phát triển bền vững (VNSI) trong hai tháng qua, kể từ ngày ra mắt cho thấy, đa số cổ phiếu tăng giá và mức tăng của chỉ số thấp hơn mức tăng của thị trường chung..>> Chi tiết

Rủi ro thông tin thật - giả

Trong khi hệ thống pháp lý đang được thúc đẩy cải cách theo hướng ngày càng trao quyền tự chủ nhiều hơn cho doanh nghiệp, thì việc ý thức tuân thủ của doanh nghiệp còn hạn chế đang khiến hoạt động truyền thông về doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro..>> Chi tiết

M&A tiếp tục sôi động trong quý IV

Thị trường chứng khoán 9 tháng đầu năm ghi nhận nhiều thương vụ sáp nhập lớn trong khối doanh nghiệp niêm yết như thương vụ giữa CTCP Bibica và PAN Food; SBT và BHS… Dự báo, trong quý IV/2017, hoạt động M&A tiếp tục sôi động..>> Chi tiết

 “Vùng xanh” bảo vệ doanh nghiệp

Tin tức giả có thể thay đổi kết quả một cuộc bầu cử, hạ bệ một chính trị gia, làm phá sản một doanh nghiệp, thao túng giá cổ phiếu trên thị trường.

Nếu như truyền thông doanh nghiệp không có chiến lược đúng đắn thì sẽ ngày càng có nhiều nạn nhân của tin tức giả, nhất là các cổ đông, nhà đầu tư..>> Chi tiết

Châu Á có 4 thành phố nằm trong top thành phố dẫn đầu toàn cầu

Báo cáo của JLL và The Business of Cities chỉ ra trong 7 thành phố dẫn đầu toàn cầu, châu Á có 4 thành phố gồm Singapore, Tokyo (Nhật Bản), Hồng Kông (Trung Quốc) và Seoul (Hàn Quốc)..>> Chi tiết

Tin bài liên quan