Trong tuần trước, thị trường liên tiếp có những phiên giảm sâu, đặc biệt là phiên 19/4 khi mất gần 44 điểm. Sau đó, thị trường đã hồi phục tốt trong phiên cuối tuần khi VN-Index tìm được ngưỡng hỗ trợ 1.080 điểm.
Tuy nhiên, với thanh khoản đứng ở mức thấp, một số chuyên gia cho rằng, phiên hồi phục này lại lại một tín hiệu xấu và nếu diễn ra như thế, đó chỉ là phiên bulltrap.
Nhận định này có vẻ đã chính xác khi trong phiên hôm nay, VN-Index được đẩy lên mức 1.125 điểm, nhưng sau đó lực cung đã gia tăng mạnh, đẩy chỉ số quay đầu giảm điểm.
Bước vào phiên chiều, lực cung còn diễn ra mạnh mẽ hơn và trên diện rộng, đẩy VN-Index lao dốc không phanh về sát mốc hỗ trợ 1.080 điểm.
Lực cung ồ ạt trong đợt ATC đã khiến chỉ số chìm sâu hơn, xuống mức thấp nhất ngày.
Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, chỉ còn VIC và VJC giữ được sắc xanh nhạt, còn lại là giảm sâu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng đã khiến hàng loạt mã trong nhóm này giảm sàn như VCB, BID, CTG, VPB, HDB, MBB, STB. Hai mã khác thoát mức sàn là TPB và EIB cũng có mức giảm khá mạnh.
TPB giảm 5,23%, xuống 30.800 đồng với 0,92 triệu đơn vị và EIB giảm 6,17%, xuống 15.200 đồng với 1,28 triệu đơn vị.
Các mã chứng khoán và một số mã bất động sản, xây dựng cũng bị bán tháo mạnh. Nhóm chứng khoán như SSI, VND, HCM, BSI, VDS, CTS cũng đóng cửa ở mức sàn, các mã khác thoát sàn như AGR, VCI cũng mất hơn 3% và 6,76%.
Nhóm bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng như SCR, QCG, HSG, HBC, DXG, HAR, LDG, NLG, VRC, DIC, BMP cũng đóng cửa với sắc xanh mắt mèo.
2 mã dầu khí lớn là GAS và PLX cũng không thoát được mức sàn khi đóng cửa.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 3,61 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị lại là bán ròng 2,22 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 1,56 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 34,73 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại ròng 475.617 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 20,47 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/4: VN-Index giảm 43,08 điểm (-3,85%), xuống 1.076,78 điểm; HNX-Index giảm 6,36 điểm (-4,8%), xuống 126,22 điểm; UPCoM-Index giảm 1,1 điểm (-1,89%), xuống 57,15 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.657 tỷ đồng.Chứng khoán Mỹ
Phố Wall đồng loạt giảm mạnh trong phiên cuối tuần qua, đặc biệt là Nasdaq mất hơn 1,2% khi nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán mạnh sau thông tin dự báo nhu cầu smartphone sụt giảm.
Trong khi đó, đợt bán tháo phiên thứ 2 liên tiếp xảy ra trên thị trường trái phiêu khiến lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh, lên mức cao nhất 4 năm.
Dù điều chỉnh mạnh trong phiên cuối tuần, nhưng phố Wall vẫn có tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp dù mức tăng khiêm tốn hơn nhiều so với tuần trước đó. Cụ thể, trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,42%, chỉ số S&P 500 tăng 0,52%, chỉ số Nasdaq tăng 0,56%.
Kết thúc phiên 20/4, chỉ số Dow Jones giảm 201,95 điểm (-0,82%), xuống 24.462,94 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 22,99 điểm (-0,85%), xuống 2.670,14 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 91,93 điểm (-1,27%), xuống 7.146,13 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm khi các cổ phiếu lớn như SoftBank và Terumo lao dốc.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,3% xuống 22.088,04 điểm. Topix giảm nhẹ xuống 1.750,79 điểm.
Nhà sản xuất thiết bị y tế Terumo Corp giảm 3,9% và SoftBank giảm 1,2%, “góp” 30 điểm tiêu cực cho chỉ số Nikkei.
Các nhà cung cấp linh kiện cho Apple đã bị bán mạnh với với Murata Manufacturing giảm 1,3% và TDK Corp giảm 2%, sau khi Morgan Stanley dự báo nhu cầu cho iPhone X suy giảm.
Nhóm cổ phiếu tài chính, đặc biệt là những tổ chức đầu tư vào trái phiếu nước ngoài đi lên sau khi lãi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt với Bảo hiểm T&D Holdings tăng 4,2%, Dai-ichi Life tăng 4% và Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 2%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, mặc dù các công ty công nghệ vẫn bị bán mạnh trong bối cảnh ZTE vẫn chưa tìm được lối thoát sau lệnh cấm giao dịch của Mỹ đối với công ty này.
Đóng cửa, Shanghai Composite Index giảm 0,1% xuống 3.068,01 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,2% lên 3.766,33 điểm,
Hàng chục các quỹ đầu tư đã đồng loạt cắt giảm trị giá cổ phiếu ZTE khoảng 20%, thậm chí một số quỹ còn cắt 30% kể cả khi cổ phiếu ZTE bị ngừng giao dịch trên sàn Thượng Hải và Hồng Kông từ tuần trước.
Nhóm cổ phiếu tăng glớn nhất hôm nay là Jilin Expressway Co Ltd tăng 10,12%, China United Network Communications Ltd tăng 10,06% và EmbedWay Technologies Shanghai Corp tăng 10,01%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất có Western Region Gold Co Ltd giảm 10,01%, Shanghai Wondertek Software Co Ltd giảm 10,01% và Jiangyin Jianghua Microelectronics Materials Co Ltd giảm 10%.
Chứng khoán Hồng Kông cũng mất điểm, với nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục giảm khi bị ảnh hưởng từ ZTE Corp.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,5% xuống 30.254,40 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises cũng giảm 0,5% xuống 12.000,16 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi năng lượng giảm 0,9%, ngành CNTT giảm 1,43%, tài chính giảm 0,12%, và bất động sản giảm 0,95%.
Cổ phiếu tăng giá cao nhất Want Want China Holdings Ltd, cộng thêm 3,29%, trong khi mất điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co Ltd, giảm 6,95%.
Nhóm cổ phiếu H tăng lớn nhất hôm nay có Air China Ltd tăng 3,12%, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện của Trung Quốc tăng 2,52% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd tăng 2,21%.
Nhóm cổ phiếu H giảm giá lớn nhất là CSPC Pharmaceutical Group Ltd, mất 3,31%, Huaneng Power International Incgiảm 2,4% và China Vanke Co Ltd giảm 2,3%.
Kết thúc phiên 23/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 74,20 điểm (-0,33%), xuống 22.088,04 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 190,26 điểm (-0,63%), xuống 30.228,07 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,53 điểm (-0,11%), xuống 3.068,01 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.805 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm từ 10.000 đến 30.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,65 - 36,85 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.507 đồng/USD, tăng 9 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.735 - 22.805 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Hồ hởi báo lãi, nhiều nhà băng kỳ vọng vượt lợi nhuận năm
Chỉ mới hết quý I, nhiều nhà băng đã chia sẻ niềm tin vào khả năng vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm, trên cơ sở kết quả kinh doanh trong mùa thấp điểm rất tích cực..>> Chi tiết
- Thị trường đã “dò” xong đáy?
Với mức tăng hơn 25 điểm của chỉ số VN-Index, phiên hồi phục cuối tuần qua đã phần nào giải tỏa được tâm lý căng thẳng của nhà đầu tư sau khi trải qua những phiên “đỏ lửa” trước đó. Câu hỏi được đặt ra là liệu thị trường đã “dò” xong đáy?..>> Chi tiết
- Cái giá của thị trường phụ thuộc các ông lớn
Chỉ 10 mã cổ phiếu lớn đã chiếm tới 57,7% giá trị vốn hóa trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Diễn biến giá của những mã vốn hóa lớn có ảnh hưởng mạnh đến chỉ số chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư, đôi khi tạo ra những hệ lụy không nhỏ..>> Chi tiết
- Cổ phiếu bất động sản chịu áp lực lớn từ cung cầu
Thị trường bất động sản thuận lợi giúp các doanh nghiệp ngành này dự báo sẽ có thêm một năm 2018 suôn sẻ, từ đó tác động tích cực lên giá cổ phiếu. Tuy nhiên, cơ hội sẽ không đồng đều, mà có sự phân hóa mạnh, khi mà thị giá nhiều cổ phiếu bất động sản hiện không còn rẻ..>> Chi tiết
- Giá xăng E5 giữ nguyên, RON 95 không cao hơn 20.500 đồng