Ngay từ khi mở cửa, dư âm từ phiên tăng mạnh trước đó dần bị xóa nhòa khi áp lực bán sớm xuất hiện và tập trung tại nhóm bluechip khiến VN-Index giảm điểm.
Trong phiên chiều, dòng tiền vào thị trường vẫn khá dè dặt. Bởi vậy, sự hồi phục của VN-Index không cải thiện nhiều. Đà giảm của VN-Index chỉ được hạn chế bớt chủ yếu nhờ 3 mã vốn hóa lớn là VHM, VIC và VNM tăng điểm.
Mức giảm của thị trường tuy không lớn nhờ sự hỗ trợ của một số mã trụ, nhưng thanh khoản lại sụt giảm mạnh vì không nhận được sự hậu thuận của dòng tiền.
Sắc đó đã trở lại với nhóm bluechips. Rổ VN30 chỉ còn 5 mã tăng và 1 mã đứng giá, còn lại là giảm điểm. Trong đó, ROS giảm sàn về 65.100 đồng (-7%), bên mua trắng lệnh.
Các mã VJC, CTD, BVH, DHG, FPT, DPM, SSI, SBT cũng ghi nhận mức giảm mạnh. SBT giảm 3,5% về 16.400 đồng; SSI giảm 2,4% về 30.450 đồng; FPT giảm 1,8% về 59.500 đồng.
Ngoại trừ EIB, nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn mã nào tăng. HDB giảm 5,8% về 35.500 đồng; VCB giảm 2,2% về 53.300 đồng; CTG giảm 2,3% về 27.350 đồng; BID giảm 2,6% về 29.650 đồng; VPB giảm 2,2% về 44.100 đồng.
MBB, STB và TPB cùng giảm điểm nhẹ, nhưng chỉ MBB và STB có thanh khoản cao, đạt tương ứng 4,27 triệu và 3,47 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ cũng bao trùm, trong đó có FLC, SCR, OGC, ASM, HAG, HNG, DXG, HQC, VHG, HAR, IDI, ITA, GTN..., mã khớp lệnh nhiều nhất như FLC hay SCR cũng chỉ đạt hơn 2 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 4,32 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 147,19 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 83.411 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là bán ròng 4,72 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 32.889 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 9,85 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 24/5: VN-Index giảm 3,02 điểm (-0,31%), xuống 985,92 điểm; HNX-Index giảm 1,04 điểm (-0,88%), xuống 117,07 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,36%), xuống 53,88 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.468 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau phiên sụt giảm hôm thứ Ba sau ý kiến của Tổng thống Trump về cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung chưa có kết quả như mong muốn và Mỹ chưa hề có ý định dỡ bỏ lệnh cấm vận với tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Tư nhờ thông tin tích cực từ Fed.
Theo đó, biên bản cuộc họp mới nhất của Fed vừa công bố cho thấy, hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Fed cho rằng, khả năng tăng lãi suất được đảm bảo “sớm” nếu triển vọng kinh tế Mỹ vẫn tốt. Nhiều nhà hoạch định nhận thấy có ít bằng chứng về tình trạng quá nóng của thị trường lao động.
Biên bản này cho thấy, áp lực lạm phát cao có thể không dẫn tới việc tăng lãi suất nhanh hơn của Fed.
Trong năm nay, cơ quan này dự kiến sẽ có 3 đợt tăng lãi suất, trong đó đợt tăng đầu tiên đã diễn ra hồi tháng 3, đợt tăng thứ 2 được dự đoán sẽ được thực hiện trong cuộc họp ngày 12-13/6.
Sau biên bản cuộc họp trên được công bố, phố Wall vốn nhạy cảm với vấn đề lãi suất đã hồi phục mạnh dù suốt thời gian trước đó giao dịch dưới tham chiếu do bị ảnh hưởng bởi phát biểu trước đó của ông Trump về cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Kết thúc phiên 23/5, chỉ số Dow Jones tăng 52,40 điểm (+0,21%), lên 24.886,81 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,85 điểm (+0,32%), lên 2.733,29 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 47,50 điểm (+0,64%), lên 7.425,96 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống mức thấp trong hơn 2 tuần khi các nhà sản xuất ô tô gặp thông tin bất lợi.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,1% xuống 22.437,01 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 9/5. Topix giảm 1,2% xuống 1.775,65 điểm.
Ngành ô tô sụt mạnh nhất khi chỉ số theo dõi mất 3% với Toyota Motor Corp giảm 3,1%, Subaru Corp giảm 2,5% và Mazda Motor Corp giảm 5,2%. Nissan Motor Co và Honda Motor Co lần lượt giảm 1,8% và 3,4%.
Nguyên nhân do Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/5 ra lệnh Bộ Thương mại nước này điều tra để xác định xem xe hơi và xe tải nhập khẩu có đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Kết quả một cuộc điều tra như vậy có thể dẫn tới việc Mỹ áp thuế quan mới lên ô tô nhập khẩu.
Trong một diễn biến khác, Shimamura đã giảm 5,8% sau khi doanh số bán hàng tháng giảm 7,7% trong năm do thời tiết lạnh hơn.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm, khi sự thận trọng chiếm ưu thế trong bối cảnh lo ngại về xung đột thương mại với Mỹ vẫn chưa có tín hiệu được cải thiện.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,5% xuống 3.154,65 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,7% xuống 3.827,22 điểm.
Hầu hết các ngành đều mất điểm, dẫn đầu bởi các công ty tiêu dùng và công nghiệp.
Ngược lại, các nhà sản xuất sữa đã hút người mua sau khi Bắc Kinh có kế hoạch tăng cường các biện pháp thúc đẩy ngành sữa, với Lanzhou Zhuangyuan Pasture tăng 10%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Hainan Haiqi Transportation Group Co Ltd tăng 10,02%, Zhejiang Tieliu Clutch Co Ltd tăng 10,02%, và Shanghai Tianyong Engineering Co Ltd tăng 10,02%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Shanghai Baosight Software Co Ltd giảm 6,91%, TVZone Media Co Ltd giảm 6,17% và Wuxi Hongsheng Heat Exchanger Manufacturing Co Ltd giảm 5,92%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ nhờ lực đỡ của nhóm cổ dịch vụ và năng lượng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,3% lên 30.760,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,5% lên 12.152,62 điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã báo hiệu một hướng đi mới trong cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc và cho biết bất kỳ thỏa thuận nào sẽ cần “một cấu trúc khác”.
Cổ phiếu tăng điểm hàng đầu là China Petroleum and Chemical Corp tăng 2,86%, trong khi thua lỗ lớn nhất là WH Group Ltd, giảm 2,99%.
Nhóm cổ phiếu H tăng mạnh nhất là China Petroleum and Chemical Corp tăng 2,86%, Hengan International Group Company Ltd tăng 2,41% và China Shenhua Energy Co Ltd tăng 2,23%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là Guangdong Investment Ltd giảm 2,53%, Byd Co Ltd giảm 2% và Dongfeng Motor Group Co Ltd giảm 1,9%.
Kết thúc phiên 24/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 252,73 điểm (-1,11%), xuống 22.437,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 94,77 điểm (+0,31%), lên 30.760,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 14,31 điểm (-0,45%), xuống 3.154,65 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC điều chỉnh tăng chiều mua. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.810 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,54 - 36,72 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 10.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.589 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.740 - 22.810 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tài chính tiêu dùng sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP
Tại các nước phát triển, cho vay tiêu dùng là kênh cung cấp vốn khá lớn, tỷ trọng đóng góp cao vào tăng trưởng GDP, trong khi ở Việt Nam, tỷ trọng này còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển rất lớn, tài chính tiêu dùng được nhìn nhận sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP trong tương lai...>> Chi tiết
- Tháng 6: Triển vọng tạo đáy và phục hồi
Dưới góc nhìn của ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt, khi VN-Index mất gần 200 điểm so với mức đỉnh thì nền tảng thanh khoản thấp trong giai đoạn này nên được đón nhận theo khía cạnh tích cực..>> Chi tiết
- Định vị chứng khoán Việt Nam trong bản đồ mới
Hơn 1 tháng qua, chỉ số chứng khoán thường xuyên biến động mạnh theo xu hướng giảm với vài chục điểm mỗi phiên đã tạo ra tâm lý tiêu cực trên thị trường vốn. Tuy nhiên, với triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam và so sánh với định giá trong khu vực, chứng khoán vẫn có điểm tựa để tin tưởng..>> Chi tiết
- Nên đưa báo cáo tài chính về một ngôn ngữ
“Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán nên khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) càng sớm càng tốt, có thể bắt đầu từ báo cáo tài chính của năm 2019 và có lộ trình rõ ràng để sau năm 2020, áp dụng IFRS trên toàn thị trường”..>> Chi tiết
- Gian nan xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Hoa Kỳ rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng vô cùng khắt khe, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải nâng cao năng lực, chủ động hợp tác để xây dựng chuỗi cung ứng…>> Chi tiết
- HSBC: Thiếu thông tin chính sách thương mại toàn cầu đặt doanh nghiệp vào nhiều rủi ro
Theo HSBC, phần lớn các DN dường như bỏ qua hoặc đánh giá thấp tác động của một số chính sách quan trọng có thể ảnh hưởng lên hoạt động của họ, đặc biệt khi các chính sách này thuộc các thị trường ở xa khu vực của mình..>> Chi tiết