Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Giảm mạnh

(ĐTCK) VN-Index mất gần 15 điểm; Các nhà băng sẽ tăng mạnh chỉ tiêu lợi nhuận; Chào mua công khai: Cần thống nhất cách hiểu; Sếp giao dịch chui, cổ phiếu lùi một mạch; Giao dịch tự doanh CTCK bán ròng 1.300 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm; Chứng khoán thế giới đỏ lửa vì Fed; Giới tài chính lo ngại Fed tăng lãi suất nhanh sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế Mỹ....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index xuống sát 1.015 điểm

Dòng tiền chảy khá tích cực vào bluechips khi mở cửa, nhưng sau đó đuối dần. Sắc xanh cũng nhạt dần. Việc dòng tiền dè dặt khiến VN-Index rung lắc mạnh, trước khi đi theo xu hướng giảm.

Trong phiên chiều, dòng tiền tiếp tục tỏ ra thận trọng với nhóm bluechips khiến sắc đỏ tiếp tục nới rộng. Hệ quả là đà giảm của VN-Index nới rộng.

Dòng tiền lại tỏ ra khá "phóng khoáng" với nhóm vừa và nhỏ, các cổ phiếu có thông tin hỗ trợ. Sự chuyển hướng này chưa thể giúp VN-Index hãm bớt đà rơi, song thanh khoản thị trường có sự cải thiện nhẹ.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất thì cũng giảm tới 9, chỉ duy nhất MSN tăng điểm. Trong đó, các ông lớn ngân hàng như VCB, CTG, BID, VPB... đều giảm mạnh.

BID và VPB cùng giảm 4,6% về tương ứng 28.300 đồng và 50.000 đồng, VCB giảm 3% về 58.100 đồng, CTG giảm 2,4% về 26.800 đồng... Các mã MBB, HDB đều giảm trên 4%, trong khi TCB, TPB có mức giảm nhẹ.

Các mã có thanh khoản cao là BID, CTG, MBB khớp trên 3 triệu đơn vị; VPB, MBB, STB khớp trên 2 triệu đơn vị.

Ngoài ra, VNM, GAS, VIC, VHM, BVH, SSI, HPG... cũng đều ghi nhận mức giảm khá mạnh. VNM -0,8%, VIC -1,6%, VHM -0,8%, GAS - 2,7%, BVH -6%, HPG -1,8%, SSI -4%...

Cặp đôi HAG - HNG phiên này khớp lệnh  đột biến, với 14,9 triệu đơn vị dành cho HAG; HNG khớp 5,68 triệu đơn vị. HAG tăng 3,6% lên 4.650 đồng, HNG tăng 5,6% lên 9.100 đồng.

Tương tự, thông tin Đầu tư Hoa Sen đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HSG giúp mã này tăng 3,1% lên 13.200 đồng có 4,46 triệu đơn vị được khớp, trong khi các mã cùng ngành như HPG, NKG... đều giảm điểm.

Ngoài ra, nhiều mã vừa đi ngược thị trường, vừa có thanh khoản tốt như HBC, IDI, SCR, KBC, AAA, ITA, QCG, HAR...

Ở chiều ngược lại, FLC, DXG, HQC, NVL, VND... giảm điểm, khớp lệnh từ 1-5 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 27,17 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 594,77 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 4,37 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 69,68 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng nhẹ 25.007 đơn vị, nhưng tổng giá trị tương ứng lại là mua ròng 3,95 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 14/6: VN-Index giảm 14,81 điểm (-1,44%), xuống 1.015,72 điểm; HNX-Index giảm 1,77 điểm (-1,52%), xuống 114,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,18%), xuống 53,1 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.411 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản như dự báo từ 1,75%/năm lên 2%/năm.

Ngoài ra, cơ quan này còn cho biết từ bỏ cam kết giữ lãi suất thấp đủ để kích thích kinh tế “trong một thời gian”, trong đó báo hiệu sẽ tăng thêm lãi suất 2 lần nữa trong năm nay và 3 lần nữa trong năm 2019.

Quyết định trên của Fed đã khiến giới đầu tư nhanh tay bán ra, đẩy các chỉ số chính của phố Wall giảm điểm sau khi giằng co, lình xình trong suốt phiên để nghe ngóng kết quả.

Đặc biệt, nhóm cổ phiếu tài chính vốn được hưởng lợi từ việc tăng lãi suất, nhưng trong phiên giao dịch thứ Tư vẫn đóng cửa giảm điểm.

Nhiều nhà phân tích cho biết, nhóm cổ phiếu này có độ trễ nhất định với quyết định chính sách của Fed.

Kết thúc phiên 13/6, chỉ số Dow Jones giảm 119,53 điểm (-0,47%), xuống 25.201,20 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,22 điểm (-0,40%), xuống 2.775,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 8,09 điểm (-0,11%), xuống 7.695,70 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm trở lại, sau khi Fed thông báo tăng lãi suất và giữ nguyên kế hoạch tăng lãi suất trong tương lai.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,99% xuống 22.738,61 điểm. Topix giảm 0,92% xuống 1.783,89 điểm.

Đúng như dự đoán, FED đã tăng lãi suất đồng USD thêm 0,25% từ mức từ 1,75% lên 2% dựa trên sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ, và dự kiến vẫn sẽ tăng thêm 2 lần nữa trong năm nay theo như kế hoạch.

Những lo lắng mới về thương mại toàn cầu cũng làm tâm lý nhà đầu tư thêm thận trọng, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp các cố vấn thương mại để quyết định liệu có nên kích hoạt thêm danh sách các mặt hàng chịu thuế mới từ Trung Quốc hay không.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu của các công ty xuất khẩu như ô tô và cổ phiếu điện tử chịu áp lực bán lớn nhất với Nissan Motor Co giảm 1,3%, Hitachi giảm 2,05% và Panasonic Corp giảm 1,89%.

Các công ty dầu khí, khai thác mỏ cũng mất điểm sau khi giá dầu thô đi xuống với  Inpex Corp mất 2,23%.

Các công ty vận tải biển tăng điểm với Mitsui OSK Lines tăng 1,25% và Nippon Yusen tăng 1,09%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm do lo ngại mới về chiến tranh thương mại đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,2% xuống 3.044,16 điểm Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,4% xuống 3.773,37 điểm.

Ngân hàng trung ương của quốc gia đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế, khi không thay đổi đổi lãi suất ngắn hạn, điều này khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên, khi kỳ vọng sẽ theo chân Fed tăng lãi suất cơ bản.

Bên cạnh đó, việc ông Trump có thể nối dài danh sách hàng hoá chịu thêm thuế nhập khẩu của Trung Quốc cũng khiến giới đầu tư lo lắng.

Phiên hôm nay, công ty công nghệ lớn nhất trong nước của Trung Quốc là Foxconn giảm 9,4%, sau khi các tổ chức đầu tư bán tháo cổ phiếu.

Cổ phiếu ZTE giao dịch phiên đầu tiên kể từ khi bị ngừng giao dịch (17/4) đã giảm hết biên độ -10,01% xuống 25,36 Nhân dân tệ/cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu tăng điểm cao nhất là Xining Special Steel Co Ltd tăng 10,09%, Anyang Iron & Steel Inc tăng 10,05% và Jiangsu General Science Co Ltd tăng 10,04%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất Xin Jiang Ready Health Industry Co Ltd giảm 10,06%, Citic Guoan Wine Co Ltd giảm 10,04% và CRED Holding Co Ltd giảm 10,04%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng suy giảm, sau khi Fed tăng lãi suất lo ngại mới về chiến tranh thương mại đã kiềm chế dòng tiền tham gia thị trường.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,9% xuống 30.440,17 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,7% xuống 11.950,70 điểm.

Ngan hàng Hồng Kông (HKMA) đã tăng lãi suất cơ bản qua đêm thêm 0,25% lên  2,25% sau khi Fed có động thái tương tự.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng ảnh hưởng lớn nhất khi giảm 0,6% với China Citic Bank và China Construction Bank giảm lần lượt 1,7% và 1,1%.

Nhóm cổ phiếu H tăng điểm cao nhất hôm nay New China Life Insurance Co Ltd tăng 1,74%, Anhui Conch Cement Co Ltd tăng 1,43% và CITIC Securities Co Ltd tăng 1,15%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là China Resources Land Ltd giảm 3,49%, Great Wall Motor Co Ltd giảm 3,4% và China Vanke Co Ltd giảm 3%.

Kết thúc phiên 14/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 227,77 điểm (-0,99%), xuống 22.738,61 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 284,98 điểm (-0,93%), xuống 30.440,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,64 điểm (-0,18%), xuống 3.044,16 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.845 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,80 - 37,02 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.583 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.770 - 22.845 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Kinh doanh khởi sắc, các nhà băng sẽ tăng mạnh chỉ tiêu lợi nhuận

Với hoạt động kinh doanh khởi sắc trong quý I khi thu về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và hứa hẹn nhiều điểm sáng sau khi kết thúc 2 quý đầu năm, không ít nhà băng dự kiến điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận 2018..>> Chi tiết

Chào mua công khai: Cần thống nhất cách hiểu

Dự thảo Luật Chứng khoán mới đang được cơ quan quản lý xây dựng để dự kiến trình Quốc hội vào năm 2019. Một trong những điểm rất cần làm rõ trong lần sửa luật này là quy định về chào mua công khai, để tránh những cách hiểu và vận dụng luật khác nhau..>> Chi tiết

Sếp giao dịch chui, cổ phiếu lùi một mạch

Giao dịch cổ phiếu của thành viên HĐQT, ban lãnh đạo doanh nghiệp (DN) và người có liên quan luôn là thông tin nhạy cảm đối với cổ phiếu của DN. Sẽ là rất đáng ngại nếu thông tin giao dịch của những đối tượng này không được công bố theo đúng quy định..>> Chi tiết

Giao dịch tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm

Theo số liệu thống kê từ FiinPro Platform, trong 5 tháng đầu năm 2018, giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán trên sàn HOSE đã bán ròng 1.321 tỷ đồng. Trong đó, tháng mua ròng duy nhất rơi vào tháng 2..>> Chi tiết

Logistics xoay trục về châu Á, cơ hội của doanh nghiệp Việt

Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của logistics Việt Nam đang ở mức 14 - 16%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng bền vững. Việc logistics thế giới xoay trục dần sang châu Á đang là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam bứt phá..>> Chi tiết

Giới tài chính lo ngại Fed tăng lãi suất nhanh sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa quyết định tăng lãi suất lần thứ 2 trong năm..>> Chi tiết

Tin bài liên quan