Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền vẫn chảy mạnh vào chứng khoán

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền vẫn chảy mạnh vào chứng khoán

(ĐTCK) VN-Index tiếp tục bay cao; Nửa cuối năm, vốn ngoại vẫn tích cực vào thị trường; Những “cái bẫy” trên thị trường chứng khoán; Dòng vốn tín dụng vẫn đang tập trung vào lĩnh vực sản xuất; Ghế nóng thành viên hội đồng quản trị; Chứng khoán thế giới lại thêm kỷ lục mới; Cổ phiếu GE sụt giảm, các nhà đầu tư mong đợi chiến lược mới từ tân CEO; Fed được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất ....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng

Tiếp đà tăng của phiên sáng, phiên chiều thị trường đã thăng hoa. Bên cạnh nhóm cổ phiếu lớn, nhiều nhóm ngành khác đã vượt lên nhờ sự hưng phấn của các nhà đầu tư, khi mà cơ hội mua dường như là sự thật, chứ không phải là một "bẫy tăng giá".

Đà tăng khá mạnh từ nhóm cổ phiếu bluechip đã lan tỏa sang nhiều nhóm ngành khác, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản. Các mã này đã đua nhau tăng mạnh trong phiên chiều và tạo thành sóng lớn cho thị trường.

Sau nhịp rung lắc trong phiên sáng, ông lớn VIC đã hồi phục và tiếp tục nới rộng đà tăng mạnh trong phiên chiều. Với mức tăng 1,43%, đóng cửa tại mức giá cao nhất ngày 42.600 đồng/CP.

Đặc biệt là các mã đầu cơ bất động sản với DXG, SCR, NLG, PPI… đua nhau tăng trần với khối lượng giao dịch tăng vọt.

FLC cũng tăng vọt với biên độ hơn 6%, kết phiên tại mức giá 7.590 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 20,77 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.

Ngoài ra, hàng loạt mã thị trường khác như HQC, ITA, KBC, HBC… hay các mã lớn khác trong nhóm như ROS, CTD cũng tăng khá tốt.

Bên cạnh đó, các mã VNM, GAS, BID, CTG, VCB, HPG… có mức tăng 0,5-2,8%, tiếp tục đóng vai trò là điểm tựa chính giúp thị trường bay cao.

Trên sàn HNX, SHB tăng 1,27% và duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn với 10,61 triệu đơn vị được chuyển nhượng, ACB cũng tăng gần 2% với khối lượng khớp hơn 0,65 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu chứng khoáncó cuộc đua tăng mạnh, tiếp tục nới rộng biên độ tăng trong phiên chiều này, cụ thể, CTS, HBS, IVS, BVS, MBS, SHS, PSI, VIX, VND, VDS… có mức tăng từ 1,9-7%.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 472.320 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 27,51 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 4,1 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 57,9 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 394.300 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 15,76 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 26/7: VN-Index tăng 6,61 điểm (+0,86%), lên 773,88 điểm.; HNX-Index tăng 1,36 điểm (+1,39%), lên 99,17 điểm; UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (+0,87%), lên 55,93 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.551 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Nasdaq Composite cũng tiếp tục lập kỷ lục mới bất chấp đà sụt giảm 2,9% của cổ phiếu Alphabet (Công ty mẹ của Google) sau báo cáo kết quả kinh doanh.

Cổ phiếu McDonald’s vọt 4,8% sau khi chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh công bố doanh số toàn cầu mạnh mẽ.

Cổ phiếu Caterpillar cũng tăng  5,9% sau khi nhà sản xuất thiết bị nặng nâng triển vọng cả năm lần thứ 2 trong năm nay.

Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng tại Mỹ nhảy vọt trong bối cảnh thị trường lao động có thêm những tín hiệu lạc quan.

Nhà đầu tư cũng đang trông chờ vào tuyên bố hậu cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư nhằm tìm kiếm những dấu hiệu về lộ trình nâng lãi suất trong tương lai. 

Với hơn 1/4 số công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả, hiện lợi nhuận được dự báo leo dốc 9,1% trong quý 2/2017, cao hơn mức dự báo tăng 8% hồi đầu tháng này.

Khoảng 6,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, cao hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 6,1 tỷ

Kết thúc phiên 25/7, chỉ số Dow Jones tăng 100,26 điểm (+0,41%), lên 21.613,43 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,17 điểm (+0,29%), lên 2.477,08 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,37 điểm (+0,02%), lên 6.412,17 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản tăng vọt, chấm dứt chuỗi 3 phiên liên tiếp sụt giảm do được cổ vũ bởi phố Wall hôm qua có phiên thanh khoản tăng cao.

Mặc dù tâm lý chung đã được cải thiện, tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư chốt lời trong một số cổ phiếu đã tăng điểm trong phiên giao dịch sáng, vì họ vẫn thận trọng trước quyết định chính sách tiền tệ của Fed được thông báo về cuối ngày.

Các nhà sản xuất thiết bị xây dựng Nhật Bản đã thu hút được sự quan tâm với Komatsu Ltd tăng 2,7% và Hitachi Construction Machinery Co tăng 2,9%

Nhà sản xuất silic lớn nhất thế giới Shin-Etsu Chemical đã tăng vọt 3,4% lên mức cao kỷ lục, sau khi công ty này dự kiến sẽ tăng 12,3% lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018.

Tuy nhiên, thị trường đã chậm lại vào phiên chiều, sau khi tất cả tập trung vào các quyết định của cuộc họp Fed sắp được công bố.

Fed dự kiến sẽ giữ lãi suất không thay đổi trong cuộc họp này.

Các nhà đầu tư đang theo dõi bất kỳ manh mối nào về việc liệu Fed thể tăng lãi suất trong năm nay và khi nào họ sẽ bắt đầu cắt giảm danh mục đầu tư trái phiếu, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ giá USD/yen và các nhà xuất khẩu của Nhật.

Chỉ số Blue-chip của chứng khoán Trung Quốc giảm ngày thứ hai liên tiếp.

Chỉ số CSI300 của blue-chip giảm 0,4% xuống còn 3.705,39 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1%.

Các nhà đầu tư đã trở nên thận trọng sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc cam kết kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh trên thị trường tài chính.

Ngân hàng trung ương cho biết rằng sẽ tăng cường kiểm tra về tài chính kể cả trên Internet, vì các nhà hoạch định chính sách muốn kiểm soát những rủi ro mà các nhà quản lý gọi là thị trường tài chính "hỗn độn".

Mặc dù những tuyên bố về việc giải quyết rủi ro không phải là mới, nhưng họ nhấn mạnh thị trường lo lắng sau khi các nhà lãnh đạo hàng đầu gần đây nhắc lại rằng họ sẽ thúc đẩy nỗ lực giảm rủi ro trong hệ thống tài chính.

Chỉ số ChiNext trượt 0,4% sau khi nhà điều hành chứng khoán cho biết họ sẽ duy trì "bình thường hóa" các đợt IPO và cải thiện cơ chế hủy bỏ cổ phần từ thị trường chứng khoán mà không đưa ra chi tiết cụ thể.

Trung Quốc đã chấp thuận khoảng 250 đợt IPO trong nửa đầu năm, chủ yếu là do các công ty nhỏ và vừa.

Hoạt động của ngành diễn biến trái chiều, với sự sụt giảm của các cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khoẻ, được xếp hạng trong số những ngành có kết quả kinh doanh tốt nhất kể từ năm 2017, khi mà các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn trong các mã blue-chips có tính an toàn cao.

Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục tăng.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,5% lên 10.831,50 điểm.

Các cổ phiếu ngành xi măng và cổ phiếu công nghệ, những cổ phiếu dẫn dắt thị trường tăng điểm trong phiên giao dịch trước, đã quay đầu giảm. Trong đó, AAC Technologies và Tencent Holdings, lần lượt giảm 3% và 0,3%.

Tuy nhiên, sự tăng mạnh của cổ phiếu năng lượng đã đẩy chỉ số chuẩn lên, do giá dầu tiếp tục tăng, đạt gần mức cao nhất trong 8 tuần qua trong phiên giao dịch trước đó.

PetroChina và CNOOC tăng từ 1,7% đến 3%.

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và ICBC cũng là những công ty có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt tăng 1,4% và 1,1%.

Kết thúc phiên 26/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 94,96 điểm (+0,48%), lên 20.050,16 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 92,16 điểm (+0,34%), lên 26.944,21 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,77 điểm (+0,02%), lên 3.244,46 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.770 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 60.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,06 - 36,28 triệu đồng/lượng, giảm thêm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.433 đồng/USD, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 - 22.770 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Dòng vốn tín dụng vẫn đang tập trung vào lĩnh vực sản xuất

Việc thị trường bất động sản và chứng khoán có diễn biến tích cực kể từ đầu năm tới nay kéo theo lo ngại dòng chảy tín dụng sẽ tập trung vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, thực tế, nguồn vốn ngân hàng vẫn đang hướng vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu, nông nghiệp..>> Chi tiết

Những “cái bẫy” trên thị trường chứng khoán

Cùng một thông tin xảy ra với hoạt động kinh doanh, nhưng mỗi giai đoạn lại tác động khác nhau tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Lý do phía sau mỗi sự khác biệt đó luôn có, nhưng không phải lúc nào cũng được doanh nghiệp thông tin đầy đủ và đó chính là những “cái bẫy” với nhà đầu tư..>> Chi tiết

Nửa cuối năm, vốn ngoại vẫn tích cực vào thị trường

Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho thấy, 6 tháng đầu năm, giá trị mua vào cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt 56.511 tỷ đồng, trong khi giá trị bán ra 47.791 tỷ đồng.. >> Chi tiết

Ghế nóng thành viên hội đồng quản trị

Chỉ còn ít ngày nữa, Nghị định 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng sẽ có hiệu lực.

Tuy nhiên, những thay đổi trong ngôn ngữ của Nghị định 71 so với quy định cũ khiến doanh nghiệp đang loay hoay về cách hiểu sao cho đúng.. >> Chi tiết

Cổ phiếu GE sụt giảm, các nhà đầu tư mong đợi chiến lược mới từ tân CEO

Thứ Sáu tuần trước (21/7), cổ phiếu của General Electric (GE) đã sụt giảm mạnh sau khi tập đoàn này công bố mức lợi nhuận giảm 59% trong quý II.

Liệu chiến lược mới của tân Giám đốc điều hành (CEO) John Flannery có thể vãn hồi niềm tin của nhà đầu tư? ..>> Chi tiết

Fed được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp giữa tuần này

Fed sẽ đưa ra quyết định mới nhất về lãi suất sau khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào lúc 2 giờ chiều EDT ngày 26/7.

Các nhà kinh tế dự đoán lãi suất cho vay qua đêm chuẩn của Fed sẽ được duy trì ở mức 1,00% - 1,25%..>> Chi tiết

Tin bài liên quan