VN-Index giữ được sắc xanh nhạt
Trong phiên sáng, sau nửa đầu phiên giằng co nhẹ, VN-Index bị đẩy xuống dưới 1.030 điểm, nhưng cũng rất nhanh chóng, chỉ số được kéo trở lại sát tham chiếu khi nhờ sự hỗ trợ của một số mã lớn.
Trong phiên chiều, ngay khi đầu phiên, áp lực chốt lời trong khi lực cầu thận trọng đã đẩy VN-Index về 1.030 điểm.
Giống như phiên sáng, chỉ số này lại được kéo trở lại và lình xình quan tham chiếu.
Đến đợt khớp lệnh ATC, với sự khởi sắc của TCB, cùng với sự hỗ trợ của VCB, VPB, MWG, PLX, VN-Index đã thoát hiểm để tiếp tục có sắc xanh nhạt.
TCB đã có 2 phiên hồi phục ấn tượng với sắc tím ở cả 2 phiên. TCB hôm nay tiếp tục tăng trần lên 105.200 đồng với 2 triệu đơn vị được khớp.
Ngoài TCB, chỉ có thêm đà tăng đáng kể của VCB với mức 1,7%, lên 59.700 đồng.
Còn lại trong Top 10 mã vốn hóa, các mã BID, CTG tăng dưới 1%, cặp đôi VIC-VHM đứng ở tham chiếu, trong khi GAS giảm 2,11%, xuống 97.500 đồng, SAB giảm 1,21%, xuống 245.000 đồng, VNM và HPG giảm nhẹ.
Trong Top 30, thị trường ghi nhận đà tăng tốt của VPB với mức 4,65%, lên 51.800 đồng; PLX tăng 1,94%, lên 68.200 đồng; MWG tăng 3,95%, lên 121.000 đồng; SSI tăng 1,95%, lên 34.000 đồng, còn các mã còn lại chỉ tăng giảm nhẹ.
MBB là mã có thanh khoản tốt nhất với 4,84 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa giảm 0,49%, xuống 30.750 đồng.
Tiếp đến là CTG với 4,77 triệu đơn vị, DXG với 4,57 triệu đơn vị (+1,66%, lên 33.750 đồng), SSI với 4,48 triệu đơn vị, SCR với 4,27 triệu đơn vị, HSG với 4,13 triệu đơn vị và VPB với hơn 4 triệu đơn vị.
Trong đó, SCR và HSG đóng cửa với sắc tím 10.150 đồng và 13.150 đồng, còn dư mua giá trần.
Cũng có sắc tím trong phiên hôm nay còn phải kể đến FCN, TGG, HT1, APC…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng xấp xỉ 3,4 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 33,04 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 793.492 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 18,61 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 691.530 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 6,41 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/6: VN-Index tăng 2,32 điểm (+0,22%), lên 1.039,01 điểm; HNX-Index tăng 0,87 điểm (+0,73%), lên 119,86 điểm; UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,07%), lên 53,81 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.497 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Lãi suất trái phiếu Mỹ đi lên trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại chủ chốt vẫn chua có dấu hiệu hạ nhiệt trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7.
Nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về kết quả thất bại của cuộc họp, sau khi ông Mỹ Donald Trump tuyên bố giữ vững lập trường cứng rắn về thương mại sau động thái áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm từ Canada, Mexico và EU.
Thị trường hiện còn chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của ECB và Fed vào tuần tới. Fed được dự báo sẽ thông báo nâng lãi suất đồng USD thêm 0,25%, tuy nhiên, nhà đầu tư quan tâm hơn liệu năm nay cơ quan này có nâng lãi suất đủ 4 lần trong năm nay như kế hoạch hay không.
Vào ngày Thứ năm, chỉ số công nghệ thuộc S&P 500 mất 1,1%, dẫn đầu là đà sụt giảm 1,6% của Microsoft và 1,7% của Facebook.
Trong khi đó, Dow Jones được hỗ trợ nhờ vào đà tăng 4,4% của McDonald’s sau khi báo cáo cho biết Công ty này đang lên kế hoạch cho một đợt sa thải mới.
Chỉ số năng lượng vọt 1,6% và tăng mạnh nhất trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, nhờ sự nhảy vọt của giá dầu.
Các lĩnh vực phòng thủ như hàng tiêu dùng thiết yếu, tiện ích và viễn thông cũng tăng điểm trong phiên khi nhà đầu tư tìm kiếm một số kênh đầu tư an toàn hơn.
Kết thúc phiên 7/6, chỉ số Dow Jones tăng 95,02 điểm (+0,38%), lên 25.241,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,98 điểm (-0,07%), xuống 2.770,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 54,17 điểm (-0,70%), xuống 7.635,07 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản mất điểm khi các nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài trước các sự kiện kinh tế lớn sắp diễn ra.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,6% xuống 22.694,50 điểm Topix giảm 0,4% xuống 1.781,44 điểm.
Tính chung cả tuần này, chỉ số Nikkei 255 vẫn tăng 2,4% trong tuần, mức tăng cao nhất trong 11 tuần qua.
Có nhiều sự kiện lớn thu hút sự chú ý giới đầu tư, đó là cuộc họp của ECB và Fed.
Trong khi Fed dự định tăng lãi suất, thì ECB sẽ tranh luận về việc có nên chấm dứt chương trình mua trái phiếu vào thời điểm cuối năm hay không.
Các nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn duy trì lập trường cứng rắn về thuế nhập khẩu với các đồng minh hàng đầu trước hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra vào cuối tuần tới.
Phiên hôm nay, các cổ phiếu vốn hóa lớn mất điểm với SoftBank giảm 2,9%, Fanuc Corp giảm 1,3% và Tokyo Electron giảm 2,1%.
Các cổ phiếu có tính phòng thủ như đường sắt và tiện ích hút dòng tiền với West Japan Railway Co tăng 0,1% và Tokyo Gas tăng 0,9%.
Kikkoman Corp tăng 1,9% sau khi có thông tin công ty này có kế hoạch thành lập 1 công ty mới để thâm nhập thị trường nước tương ở Nam Mỹ và Ấn Độ.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi mối lo ngoại về các "kỳ lân" lớn quá nhanh, chiếm tỷ trọng lớn sẽ ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản thị trường, và căng thẳng thương mại sẽ không chấm dứt sau hội nghị G7 diễn ra vào cuối tuần.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,4% xuống 3.067,15 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,3%, xuống 3.779,62 điểm,
Trong tuần, SSEC giảm 0,3%, trong khi CSI300 tăng 0,2%.
Foxconn (FII), một trong những công ty gia công công nghệ lớn nhất thế giới đã trở thành công ty công nghệ lớn nhất trong nước, khi cổ phiếu của công ty này đã vọt tối đa 44% kể từ khi niêm yết.
“Danh sách các công ty lớn quá nhanh ngày càng tăng sẽ có tác động tiêu cực đến các điều kiện thanh khoản của thị trường chứng khoán, Chen Xiaopeng, nhà phân tích của Sealand Securities cho biết.
Phiên hôm nay, bảng điện tử tràn ngập các mã giảm, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.
Nhóm cổ phiếu tăng lớn nhất là Youon Technology Co Ltd tăng 10,01%, là Zhongyuan Union Cell & Gene Engineering Corp Ltd tăng 10% và Suzhou Chunqiu Electronic Technology Co Ltd tăng 9,98%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Henan Yinge Industrial Investment Co Ltd giảm 10,04%, Henan Ancai Hi-tech Co Ltd mất 8,78% và Jinneng Science & Technology Co Ltd giảm 7,68%.
Chứng khoán Hồng Kông có phiên mất điểm sâu nhất trong 2 tuần qua, khi các nhà đầu tư đứng ngoài và chọn cách bán ra, giữ tiền mặt trước bối cảnh cuộc họp thượng đỉnh G7, cuộc họp của ECB và Fed sắp diễn ra.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,8%, xuống 30.958,21 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 2% xuống 12.165,79 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,7%, ngành CNTT giảm 2,92%, tài chính giảm 1,61% và bất động sản giảm 1,02%.
Cổ phiếu tăng giá cao nhất phiên hôm nay Swire Pacific Ltd, nhưng mức tăng chỉ 0,06%, trong khi giảm sâu nhất là China Unicom Hong Kong Ltd, giảm 4,97%.
Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất là Sinopharm Group Co tăng 0,7%, China Railway Group Ltd tăng 0,42%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm lớn nhất là China Gas Holdings Ltd giảm 7,96%, China Vanke Co Ltd giảm 4,2%, và ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd giảm 4,1%.
Kết thúc phiên 7/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 128,76 điểm (-0,56%), xuống 22.694,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 554,42 điểm (-1,76%), xuống 30.958,21 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 42,35 điểm (-1,36%), xuống 3.067,15 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.835 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,61 - 36,79 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.558 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.765 - 22.835 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Đua kích cầu tín dụng: Lãi suất vẫn khó giảm
Để đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng, các ngân hàng liên tục đưa ra nhiều gói hỗ trợ vay vốn nhằm kích cầu, nhưng lãi suất chỉ ưu đãi trong thời gian ngắn. Trong khi đó, xu hướng lãi suất cho vay đối với phân khúc khách hàng cá nhân có dấu hiệu tăng..>> Chi tiết
- Cổ phiếu giảm sâu, nhiều doanh nghiệp vào cuộc ổn định tâm lý nhà đầu tư
Nhà đầu tư ngày càng nhận ra rằng, việc giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn bật tăng mạnh trở lại từ mức đáy là nhờ động thái tích cực từ ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc khẳng định tiềm năng doanh nghiệp cũng như giá trị cổ phiếu..>> Chi tiết
- Mặt bằng giá cổ phiếu vẫn cao
Theo nhìn nhận của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mặt bằng giá cổ phiếu hiện nay (P/E – hệ số thị giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu là 18,6 lần) vẫn cao hơn khoảng 10 - 15% so với mặt bằng giá phù hợp với nhà đầu tư trung, dài hạn (P/E khoảng 16 lần)..>> Chi tiết
- Dự báo sớm lợi nhuận quý II của doanh nghiệp xây dựng
Dù còn hơn nửa tháng nữa mới kết thúc quý II/2018, nhưng một số doanh nghiệp ngành xây dựng đã đưa ra con số ước tính kết quả kinh doanh quý II với lợi nhuận khả quan..>> Chi tiết
- Việt Nam xuất siêu 45 tỷ USD vào các nước G7
Theo thống kê, năm 2017, trong hợp tác thương mại với các nước công nghiệp phát triển (G7), Việt Nam đã có thặng dư thương mại gần 45 tỷ USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ có số thặng dư thương mại lớn nhất hơn 32,24 tỷ USD..>> Chi tiết
- Ứng phó trước kịch bản các dòng vốn đảo chiều
Động thái và các chiêu ra đòn của những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, EU… trong nửa đầu năm 2018 khiến cho triển vọng kinh tế trong nửa cuối năm và thời gian tiếp theo được nhìn nhận ẩn chứa không ít yếu tố bất định..>> Chi tiết
- Trung Quốc sở hữu quỹ dự trữ 3.000 tỷ USD, nhưng vẫn chưa đủ
Trong bối cảnh có không ít ý kiến lo ngại về tình hình sức khỏe của hệ thống ngân hàng Trung Quốc, một con số đáng chú ý có thể giúp thị trường an tâm phần nào. Đó là quỹ dự trữ tiền tệ của Trung Quốc đang ở mức trên 3.000 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này liệu đã đủ?..>> Chi tiết