Thị trường tài chính 24h: Có cổ phiếu tăng giá tới 4.555%

Thị trường tài chính 24h: Có cổ phiếu tăng giá tới 4.555%

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Khai mạc Diễn đàn M&A 2017; Nhìn lại những cú sốc thông tin bắt bớ của chứng khoán Việt Nam; Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ra đời sớm hơn thông lệ; Chứng khoán thế giới chưa thể phục hồi... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm 

Sau phiên hoảng loạn hôm qua, thị trường đã giao dịch ổn định hơn trong phiên giao dịch sáng nay 10/8. Mặc dù vậy, tâm lý e ngại vẫn chưa tan.

VN-Index có thời điểm đã tăng vượt qua mốc 775 điểm, trước khi lùi về sát mốc tham chiếu ở cuối phiên. 

Ngay sau giờ nghỉ trưa, áp lực đã gia tăng lên nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tăng nóng thời gian qua khiến VN-Index lùi xuống dưới tham chiếu. Tuy nhiên, với đà tăng tốt của nhóm VN30 trong ngày TTCK phái sinh chính thức mở cửa, giúp VN-Index hồi trở lại và thiếu chút may mắn để có được sắc xanh trong phiên hôm nay. 

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, thị trường chứng khoán phái sinh có 487 giao dịch được thực hiện, giá trị 36,5 tỷ đồng

SAB, VNM, CII, CTD, DHG, MWG đồng loạt tăng, trong đó SAB tăng 2,9% lên 249.000 đồng/CP. VNM tăng 1% lên 151.500 đồng/CP…

ROS và NVL giảm mạnh, tạo sức cản lớn. ROS giảm 4,7% và khớp lệnh 3,49 triệu đơn vị. NVL giảm 1,8% về 64.300 đồng/CP

Với BID, so với phiên bán tháo hôm qua, phiên này đã giao dịch tích cực hơn, đóng cửa giảm 0,5% về 20.300 đồng/CP, khớp lệnh 4,45 triệu đơn vị.

CTG khớp 3,8 triệu đơn vị, VCB khớp 1,13 triệu đơn vị.

Ngược lại, MBB, STB tăng khá tốt, thanh khoản cao, lần lượt đạt 3,33 triệu và 148 triệu đơn vị.

SBT có phiên giảm sàn thứ tư liên tiếp, trong khi BHS tăng mạnh 3,2% lên 19.500 đồng/cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ, hoạt động giao dịch không có nhiều biến chuyển khi số mã giảm điểm vẫn chiếm ưu thế.

Top 5 mã có thanh khoản lớn nhất có tới 4 mã giảm là OGC, HQC, FLC và HAI, trong đó HAI giảm sàn, mã tăng là SCR.

Cùng chung sắc xanh mắt mèo với HAI còn có nhiều mã khác như PDR, HAR, AGR, AMD, KSH, HID…, khớp lệnh từ 1-2,3 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 347.910 đơn vị. Tổng giá trị tương ứng 45,11 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,14 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 15,45 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 327.300 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 9,88 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/8: VN-Index giảm 0,23 điểm (-0,03%), xuống 773,43 điểm; HNX-Index giảm 0,1 điểm (-0,1%), xuống 100,97 điểm; UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,57%), xuống 54,71 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.019 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Nhà đầu tư tìm kiếm lời thay vào đó tập trung chú ý vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và lợi nhuận thu được vào cuối phiên giao dịch.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nhanh chóng hướng đến các tài sản trú ẩn an toàn sau những đáp trả quyết liệt giữa Mỹ và Triều Tiên hồi chiều ngày thứ Ba.

Sau khi lùi đến 0,52% hồi đầu phiên, cả 3 chỉ số chính của Phố Wall đã xóa bớt đà giảm trong phiên.

Vấn đề chính trị đã góp phần hỗ trợ nhóm cổ phiếu phòng ngừa. Cổ phiếu Lockheed Martin, Raytheon, General Dynamics và Northrop Grumman đều khởi sắc, đồng thời chỉ số phòng ngừa thuộc Dow Jones vọt 1.6% sau khi chạm mức cao kỷ lục.

Vào ngày thứ Ba, chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đóng cửa tại mức 11,11, mức thấp nhất trong phiên.

6/11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 khởi sắc trong phiên ngày thứ Tư. Trong đó, chỉ số hàng tiêu dùng không thiết yếu thuộc S&P 500 có thảnh quả tồi tệ nhất với mức giảm 0,47%.

Đà sụt giảm của cổ phiếu Priceline và Walt Disney tác động tiêu cực nhất đến S&P 500. Cụ thể, cổ phiếu Disney sụt 3,9% còn cổ phiếu Priceline Group Inc lao dốc 6,9%.

Kết thúc phiên 9/8, chỉ số Dow Jones giảm 36,64 điểm (-0,17%), xuống 22.048,70 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,90 điểm (-0,04%), xuống 2.474,02 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 18,13 điểm (-0,28%), xuống 6.352,33 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản giảm nhẹ, bởi các nhà đầu tư đã theo dõi một cách thận trọng về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trước ngày nghỉ cuối tuần của Nhật.

Giới kinh doanh nói rằng những lo ngại xung quanh Triều Tiên dường như đã giảm bớt, nhưng các nhà đầu tư vẫn thận trọng với các sự kiện có thể dẫn đến sự biến động bất thường trên thị trường ngoại hối.

Đô la giảm xuống mức 109,99 yen/USD, mức thấp nhất kể từ ngày 15/6.

Trong bối cảnh căng thẳng về địa chính trị, người tham gia thị trường cũng tập trung vào lợi nhuận trước mắt.

Cổ phiếu tài chính, bảo hiểm, và ngân hàng giảm nhẹ sau khi lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ sụt giảm, xuống thấp nhất trong vòng 6 tuần.

Dai-ichi Life Holdings giảm 1%, T & D Holdings giảm 2,2% trong khi Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ giảm 0,9%.

Nhà sản xuất mỹ phẩm Shiseido Co tăng 13,8% sau khi nâng mức lợi nhuận hoạt động lên 56 tỷ Yên từ 45,5 tỷ Yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 12, nhờ doanh số bán mỹ phẩm cao cấp.

Các ngân hàng đã kéo chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các thị trường khu vực và toàn cầu đều đi xuống

Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 0,4%, xuống còn 3.715,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite cũng mất 0,4%.

Chỉ số chứng khoán tương lai CSI300 của Trung Quốc tháng 8 giảm 0,5% xuống còn 3,701 điểm, thấp hơn 14,95 điểm so với mức hiện tại của chỉ số cơ bản.

Các nhà phân tích ở Trung Quốc, không giống như những nơi khác, họ không thấy căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ như là một nguyên nhân cho sự sụt giảm của thị trường.

Trong phiên, cổ phiếu của các công ty nguyên liệu lớn giảm mạnh, với cổ phiếu của Aluminium Corp giảm 4,3%.

Cổ phần của các nhà sản xuất thép và đồng cũng bị ảnh hưởng, thậm chí khi giá các mặt hàng này vẫn mạnh.

Hợp đồng thép Trung Quốc đã tăng lên mức cao gần 4 năm rưỡi, và đồng giao sau ở Thượng Hải vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 2013.

Jiangxi Copper Co Ltd đóng cửa giảm 4,3%, và Baoshan Iron & Steel Co Ltd giảm 4,8%.

Chứng khoán Hồng Kông đã giảm hơn 1%, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục diễn ra ở Triều Tiên, và khi các nhà đầu tư chốt lời sau những lợi nhuận gần đây.

Chỉ số Hang Seng đóng cửa giảm 1,1%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc giảm 1,7% xuống còn 10.782,20 điểm.

Sam Sam, một nhà phân tích của South China Financial ở Hồng Kông cho biết sự sụt giảm này phản ánh sự thận trọng của các nhà đầu tư khi căng thẳng tăng lên giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên.

Wharf Holdings Ltd giảm mạnh, mất 7%. Hôm qua, cổ phiếu Wharf tăng 14% lên mức cao kỷ lục 79,65 $HK khi có thông tin rằng công ty con đầu tư bất động sản Wharf Real Estate của họ sẽ đệ trình đơn xin niêm yết.

Công ty TNHH Phát triển Khách sạn Wanda là một điểm sáng hiếm hoi, khi tăng 19,8% lên 1,39 $HK/cổ phiếu, mức cao nhất trong gần hai năm.

Kết thúc phiên 10/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 8,97 điểm (-0,05%), xuống 19.729,74 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 313,09 điểm (-1,13%), xuống 27.444,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,82 điểm (-0,42%), xuống 3.261,75 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tăng mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,24 - 36,46 triệu đồng/lượng, tăng 70.000 đông/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.443 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690 - 22.760 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Khai mạc Diễn đàn M&A 2017: Tìm bước đột phá cho làn sóng thứ hai

Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 9 - năm 2017 do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc với  sự tham gia của hơn 20 diễn giả và 400 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư của trong nước và quốc tế..>> Chi tiết

M&A bằng hoán đổi cổ phiếu: Những điểm cần chú ý trên báo cáo tài chính

 Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã và đang diễn ra sôi động tại Việt Nam..>> Chi tiết

Nhìn lại những cú sốc thông tin bắt bớ của chứng khoán Việt Nam

Trong phiên giao dịch ngày 9/8, VN-Index lao dốc với mức giảm mạnh nhất gần 2 năm do lực bán tháo diễn ra trên diện rộng.

Một trong những nguyên nhân lý giải cho phiên lao dốc này là tin đồn về việc ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV bị bắt..>> Chi tiết

Sẽ tiếp tục tăng sức hút vốn ngoại bằng chính sách mới

Từ ngày 1/9/2015, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP cho phép các công ty đại chúng có thể nâng sở hữu nước ngoài (room) lên tối đa 100% nếu công ty không hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài..>> Chi tiết

Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ra đời sớm hơn thông lệ

Trong khi các nước trong khu vực thường mở cửa thị trường chứng khoán phái sinh sau khoảng 30 năm kể từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán cơ sở, thì tại Việt Nam, thời gian đã được rút ngắn chỉ sau hơn 17 năm..>> Chi tiết

Nasdaq ngừng giao dịch cổ phiếu Trung Quốc tăng giá tới 4.555%

Wins Finance Holdings Inc, nhà bảo lãnh cho vay Trung Quốc, sẽ bị ngừng giao dịch trên sàn Nasdaq sau khi công ty này không thể giải thích được mức tăng 4.555% của giá cổ phiếu..>> Chi tiết

Thế giới thay đổi thế nào 10 năm sau khủng hoảng tài chính

Lãi suất hiện thấp kỷ lục so với 2007, nhiều quy định nhà băng được đặt ra và cái nhìn với ngân hàng trung ương cũng thay đổi hoàn toàn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan