Thị trường tài chính 24h:  Cần cú hích lớn để đột phá

Thị trường tài chính 24h: Cần cú hích lớn để đột phá

(ĐTCK) VN-Index giảm; Cách nào để kiếm lời trên thị trường phái sinh?; Chây ỳ lên sàn, doanh nghiệp sẽ bị phạt nặng; M&A Việt Nam - Cần cú hích lớn để đột phá; Sắp lộ diện nhà đầu tư nước ngoài mua lại Ocean Bank; Chứng khoán thế giới chứng kiến hàng loạt kỷ lục; ADB nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 5,9%; Trở thành tỷ phú vì khiến người Mỹ thích ăn cá tạp... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index giảm

Niềm tin khá mong manh về phiên hồi phục hôm qua đã nhanh chóng thể hiện ngay khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Lực bán xuất hiện ngay từ đầu phiên và lớn mạnh lên về cuối phiên đã khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

Trong khi áp lực bán gia tăng và lan tỏa thì dòng tiền vẫn tham gia khá hạn chế bởi tâm lý nhà đầu tư còn dè dặt và lo sợ.

Nỗi bất an vẫn tiếp diễn trong phiên giao dịch chiều khiến sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo trên bảng điện tử cùng thanh khoản thị trường sụt giảm khá mạnh.

Tuy nhiên, sự cân bằng ở nhóm cổ phiếu bluechip với việc đón nhận nhiều mã hồi phục đã giúp thị trường thu hẹp đà giảm đáng kể.

Trong nhóm ngân hàng, ngoại trừ VCB và STB vẫn chưa thoát khỏi đà giảm, còn lại đều đã đảo chiều thành công với BID tăng khá tích cực 2,89%, MBB tăng 1,46%, CTG tăng 0,53%, EIB tăng 2,2%, ACB tăng 0,4%.

Nhiều mã lớn đã đảo chiều tăng điểm, hỗ trợ tốt giúp thị trường hãm mạnh đà giảm sâu như SAB tăng 0,8%, VIC tăng gần 1%, MSN tăng 0,5%, hay HSG cũng đã bứt lên sau 3 phiên giảm điểm với mức tăng 1,9%...

Trái lại, một số mã lớn giảm như VNM giảm 0,7%, GAS giảm 1,1%, PLX giảm 0,9%, VCB giảm 0,4%...

Trong khi SAB phục hồi khá tốt thì BHN lại nhận phiên giao dịch tiêu cực khi bị đẩy xuống mức giá sàn sau 6 phiên tăng liên tiếp, với mức giảm 6,9%, BHN kết ở mức giá 87.400 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản, phần lớn cũng đều giảm điểm như FLC, ITA, KBC, HQC, HBC, NLG…

Các mã quen thuộc như HAR, HAI, AGR vẫn đi ngược thị trường khi tiếp tục tăng trần. Đáng kể, OGC sau 2 phiên giảm sàn cũng đã lấy được sắc tím với mức tăng 6,8% và đã chuyển nhượng thành công 9,62 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 1,81 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 58,68 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,37 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 13,61 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 109.256 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 4,9 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 20/7: VN-Index giảm 2,89 điểm (-0,37%), xuống 768,41 điểm; HNX-Index giảm 0,15 điểm (-0,15%), xuống 98,65 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%), xuống 56,28 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.062 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Trong phiên giao dịch thứ Tư, nhóm cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán Mỹ có phiên tăng thứ 9 liên tiếp, với chỉ số S&P công nghệ (60 công ty) tăng 0,6%, đóng cửa ở mức 992,29 điểm, vượt qua đỉnh cao lịch sử 988,49 điểm được thiết lập ngày 27/3/2000 – thời điểm bùng nổ của cổ phiếu dot-com.

Sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu công nghệ, cùng kết quả kinh doanh khả quan của một số doanh nghiệp vừa công bố giúp các chỉ số chính của phố Wall đồng loạt phục hồi trở lại, trong đó S&P 500 thiết lập đỉnh cao mới.

Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng điểm nhờ các nhà đầu tư lạc quan trước các số liệu thị trường mới công bố. Bộ Thương mại Mỹ ngày 19/7 cho biết số lượng người mua nhà mới trong tháng Sáu tăng 8,3%. 

Trong số những "ông lớn" trên Phố Wall, cổ phiếu của Morgan Stanley tăng tới 3,3%, lên mức 46,62 USD/cổ phiếu sau khi ngân hàng này công bố lợi nhuận trong quý II cao hơn kỳ vọng.

Kết thúc phiên 19/7, chỉ số Dow Jones tăng 66,02 điểm (+0,31%), lên 21.640,75 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,22 điểm (+0,54%), lên 2.473,83 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 40,74 điểm (+0,64%), lên 6.385,05 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản tăng điểm, mức vốn hóa thị trường tăng lên cao nhất gần 2 năm trong bối cảnh các nhà đầu tư lạc quan sau khi chứng khoán toàn cầu tăng điểm.

Nikkei tăng 0,6%, trong khi Topix tăng 0,7% lên 1.633,01 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 8/2015.

Mức vốn hóa thị trường tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo đạt 601 nghìn tỷ yen (5,36 nghìn tỷ USD), cao nhất kể từ tháng 8/2015.

Chỉ số MSCI của châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,2%, đứng ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2007

Ayako Sera, nhà kinh tế thị trường cấp cao của Tập đoàn Sumitomo Mitsui Trust ở Tokyo cho biết: "Có vẻ như có một số dấu hiệu phấn chấn trên thị trường chứng khoán thế giới, được lấy cảm hứng từ kết quả kinh doanh tăng trưởng tại nhiều Công ty của Mỹ".

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật quyết định tiếp tục giữ chính sách tiền tệ ổn định như mong muốn và hướng tới mục tiêu lạm phát 2%.”

Yutaka Miura, chuyên gia phân tích kỹ thuật cao cấp tại Mizuho Securities cho biết "Mặc dù quyết định này không gây được ảnh hưởng lớn đến thị trường nhưng các nhà đầu tư phần nào cảm thấy nhẹ nhõm khi môi trường chính sách tiền tệ dễ dàng sẽ tiếp tục trong một thời gian”.

Đồng thời, thị trường cũng thêm đà đi lên khi đón nhận thông tin xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng trong tháng thứ 7 liên tiếp, dẫn đầu là các ngành ô tô và hàng điện tử.

Các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ tăng sau khi dầu thô kỳ hạn tăng gần 2% lên mức cao nhất trong 6 tuần khi có báo cáo của Mỹ cho thấy dự trữ dầu và xăng cùng sụt giảm.

Inpex tăng 1% và Nhật Bản Petroleum thêm 1,5%.

Tuy nhiên, các ngân hàng lại giảm với Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ mất 0,1% và Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 0,8%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng ngày thứ ba liên tiếp, dẫn đầu bởi chỉ số blue-chip đạt mức cao 18 tháng mới, với tâm lý được nâng lên bởi kỳ vọng về doanh thu nửa đầu năm của các công ty.

Chỉ số CSI300 của blue-chip tăng 0,5%, đạt 3,747.88 điểm trong khi Shanghai Composite Index tăng 0,4%.

Với sự tăng điểm này, các chỉ số chính đã bù đắp đi mất mát đầu tuần này khi các nhà đầu tư hoảng sợ trong bối cảnh cổ phiếu bị bán tháo hàng loạt.

Ngược lại, công ty công nghệ thuộc chỉ số ChiNext giảm 3,3% trong tuần này khi các nhà đầu tư bỏ các công ty có vốn hóa nhỏ có lợi nhuận thấp và được đánh giá quá cao.

Ma Wenyu, chiến lược gia của công ty chứng khoán Sơn Tây, cho biết thu nhập của các cổ phiếu ngành theo chu kỳ như khai thác mỏ và thép sẽ tiếp tục được cải thiện khi Bắc Kinh quyết định sẽ tái cơ cấu khu vực Công ty nhà nước, điều này  dự kiến sẽ tạo ra một chất xúc mới cho thị trường”.

Các công ty xây dựng Guangxi Liugong Machinery Co, Máy móc xây dựng XXMG và Công nghiệp nặng Zoomlion đã dự báo tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ chín liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 4/2015, khi được hỗ trợ đắc lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ.

Cùng với các cổ phiếu Công nghệ trên phố Wall đêm qua, các cổ phiếu tại sàn Hồng Kông cũng bật tăng mạnh, với nhà sản xuất AAC Technologies, hãng cung cấp cho Apple, đã tăng 6,1% lên mức cao nhất lịch sử.

Tập đoàn lớn Tencent Holdings cũng đã kết thúc ở mức cao kỷ lục. Cổ phiếu này đã tăng thêm 11% kể từ ngày 7/7, khi công ty này tuyên bố sẽ tung ra trò chơi trên nền tảng Smartphone mega-hit ở châu Âu và Mỹ trong năm nay.

Cổ phiếu ngành năng lượng và công nghiệp cũng nằm trong số những cổ phiếu có mức tăng điểm cao nhất, với China Merchants Port Holdings tăng cao nhất 4% trong phiên.

Kết thúc phiên 20/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 123,73 điểm (+0,62%), lên 20.144,59 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 68,05 điểm (+0,26%), lên 26.740,21 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,89 điểm (+0,43%), lên 3.244,86 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.770 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau giờ mở cửa giảm 10.000 đồng/lượng so chiều ngày hôm qua. Đến cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,16 - 36,38 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.433 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 - 22.770 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

M&A Việt Nam - Cần cú hích lớn để đột phá

Sáng ngày 20/7/2017, Họp báo về Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 9 (năm 2017) với chủ đề “Tìm bước đột phá/Seeking a big push” do Báo Đầu tư phối hợp và Công ty AVM Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về Diễn đàn.. >> Chi tiết

Sắp lộ diện nhà đầu tư nước ngoài mua lại Ocean Bank

Nguồn tin của Đầu tư Chứng khoán cho biết, đối tác nước ngoài trong khu vực châu Á này đã có kế hoạch chi 8.000 tỷ đồng để đổ vào OceanBank và đang đợi sự chấp thuận của Chính phủ, NHNN.. >> Chi tiết

Cách nào để kiếm lời trên thị trường phái sinh?

Thời điểm khai trương thị trường chứng khoán phái sinh đang cận kề, bên cạnh những điểm hấp dẫn thì cũng có không ít rủi ro của sản phẩm mới này được giới chuyên gia chứng khoán cảnh báo.>> Chi tiết

Chây ỳ lên sàn, doanh nghiệp đối mặt án phạt tới 400 triệu đồng

Trong bối cảnh Chính phủ liên tục gia tăng sức ép lên sàn với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhiều năm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có công văn thúc đẩy các doanh nghiệp tuân thủ quy định đưa cổ phiếu lên sàn, nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt nặng.. >> Chi tiết

ADB nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 5,9%

Trong phần bổ sung của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2017, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của khu vực từ mức 5,7% lên 5,9% cho năm 2017 và từ 5,7% lên 5,8% cho năm 2018.. >> Chi tiết

Trở thành tỷ phú vì khiến người Mỹ thích ăn cá tạp

Chuck Bundrant, người sáng lập và chủ sở hữu phần lớn của công ty Trident Seafoods đang sở hữu khối tài sản trị giá ít nhất là 1,1 tỷ USD.

Sự giàu có của ông một phần là do ông thuyết phục người Mỹ ăn cá tạp tại các cửa hàng đồ ăn nhanh từ những năm 1980 cho đến nay.. >> Chi tiết

Tin bài liên quan