VN-Index lên cao nhất ngày
Trong phiên sáng, sau khi vượt qua ngưỡng 848 điểm, áp lực chốt lời ở nhóm VN30 đã khiến VN-Index gặp rung lắc mạnh. Tuy nhiên, về nửa cuối phiên, cũng nhờ nhóm VN30, VN-Index lại được kéo tăng trở lại.
Bước vào phiên chiều, VN-Index lại gặp chút rung lắc đầu phiên khi lực bán diễn ra mạnh tại một số mã lớn như ROS, NVL, PLX.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, VN-Index đã tăng vọt trở lại và đóng cửa ở mức cao nhất ngày nhờ sự hỗ trợ tích cực từ các mã lớn khác như VNM, VCB, BID, CTG, GAS…, cũng như hàng trăm mã lớn nhỏ khác.
Trong nhóm cổ phiếu lớn ngoại trừ ROS bị chốt lời, giảm 6,45%, PLX giảm 4,2%,
VNM tăng 3,5%, GAS tăng 2,05%, VCB tăng 1,43%, BID tăng 2%, CTG tăng 3,47%.
HPG và HSG cũng tăng tốt với lần lượt 1,93% và 3,56% Trong đó, HSG có 3,85 triệu đơn vị được khớp, HPG được khớp 2,91 triệu đơn vị.
PVD tăng 0,6%, với hơn 7,7 triệu đơn vị được khớp, SBT với 7,66 triệu đơn vị được khớp, nhưng đóng cửa giảm 4,77%.
TRA có giao dịch thỏa thuận khối ngoại sang tay 16,63 triệu đơn vị, giá trị 2.353 tỷ đồng
FLC đóng cửa tăng 4,59% khớp 8,67 triệu cổ phiếu, đứng đàu thanh khoản.
HAI tăng trần với 3,56 triệu đơn vị được khớp. Ngoài HAI, QCG cũng giữ được sắc tím, nhưng thanh khoản èo uột hơn.
Các mã có sắc tím khác còn phải kể đến HVG, ELC, CCL, HID, PLP, HII, CMX…,.
Tân binh VRE có giao dịch giống phiên sáng khi chỉ có 400 cổ phiếu được khớp, nâng tổng khớp trong cả ngày lên 800 cổ phiếu, trong khi còn dư mua mức giá trần (40.550 đồng) hơn 11 triệu đơn vị, chưa kể lượng dư mua ATC.
Ấn tượng nhất là HBC khi kịch bản như phiên cuối tuần trước được lặp lại. Sau khi tăng nhẹ đều trong phiên sáng, HBC đã được kéo mạnh lên mức giá trần trong phiên chiều với hơn 3 triệu đơn vị được khớp.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 518.100 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 23,58 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 146.484 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 4,32 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 14.020 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 1,55 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/11: VN-Index tăng 5,36 điểm (+0,64%), lên 849,09 điểm; HNX-Index tăng 0,73 điểm (+0,7%), lên 105,09 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (+0,97%), lên 53,3 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.305 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Đà tăng của cổ phiếu Apple đã nhấc bổng các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đồng loạt lên mức kỷ lục mới trong ngày giao dịch thứ sáu tuần trước.
Cổ phiếu Apple vọt 2,6% khi dòng người xếp hàng mua chiếc Iphone X mới.
Đà tăng của cổ phiếu Apple đã tác động tích cực nhất đến cả 3 chỉ số chính, đồng thời góp phần tăng 0,9% của lĩnh vực công nghệ, qua đó giúp lĩnh vực này dẫn đầu đà tăng trong S&P 500.
Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 10, số việc làm tăng nhanh sau khi bị gián đoạn do ảnh hưởng của các cơn bão trong tháng trước.
Dẫu vậy, tiền lương tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn 1 năm rưỡi, dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể sẽ tiếp tục không đạt được mức mục tiêu 2% của Fed,
Cả 3 chỉ số chính đồng loạt khởi sắc trong một tuần với hàng loạt các sự kiện quan trọng, bao gồm việc đề cử vị trí Chủ tịch Fed mới và công bố về dự luật cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
Với hơn 400 các công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo lợi nhuận, lợi nhuận quý III đã tăng 8%, cao hơn dự báo là 5,9% trong đầu tháng 10/2017, dữ liệu từ Reuters cho thấy.
Kết thúc phiên 3/11, chỉ số Dow Jones tăng 22,93 điểm (+0,10%), lên 23.539,19 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,99 điểm (+0,31%), lên 2.587,84 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 49,49 điểm (+0,74%), lên 6.764,44 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng không đáng kể, sự yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng đã được bù đắp bởi sự tăng trưởng của ngành tiêu dùng nhanh.
Chỉ số Nikkei kết thúc gần như không đổi ở mức 22.548,35 điểm.
Tuần trước, Nikkei tăng 2,4% và có mức tăng hàng tuần thứ 8 liên tiếp. Đó là chuỗi tăng dài nhất kể từ khi chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu vào cuối năm 2012.
Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Haruhiko Kuroda hôm qua cho biết, ngân hàng trung ương đang theo dõi chặt chẽ những nguy cơ thiệt hại tiềm ẩn mà chính sách tiền tệ nởi lỏng kéo dài có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tổ chức tài chính.
Ông nói rằng một rủi ro như vậy bây giờ không phải là nghiêm trọng bởi vì các tổ chức tài chính đã có một bộ đệm đủ để chống lại lợi nhuận giảm.
Chỉ số theo dõi ngân hàng giảm 1,6%, trong đó Mizuho giảm 1,4%, Mitsubishi UFJ sụt giảm 1,6% và Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 1,1%.
SoftBank mất 2,6% sau khi Sprint và T-Mobile cho biết họ đã kêu gọi đàm phán sáp nhập để tạo ra một công ty lớn hơn để đối đầu với các công ty hàng đầu khác trong thị trường.
Chỉ số theo dõi nhóm ngành bán lẻ nhanh tăng 2,2% sau khi Uniqlo cho biết vào tuần trước rằng doanh số bán hàng tăng 8,9% trong tháng 10 so với năm ngoái.
Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh, nhờ nhóm cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe bật tăng, bù đắp cho sự suy giảm của ngành ngân hàng và bất động sản.
Chỉ số CSI300 tăng 0,7% lên 4.020,89 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite đóng cửa tăng 0,5% lên 3.388,17 điểm.
Các công ty tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe đã dẫn đầu thị trường với Yonghui tăng vọt 8,6%, dẫn tới mức tăng 2,9% trong khu vực tiêu dùng, trong khi nhà sản xuất rượu Moutai cũng đạt mức cao.
Chỉ số theo dõi ngành chăm sóc sức khỏe tăng 3,5% lên mức cao nhất kể từ khi được ra mắt hồi đầu năm 2005, dẫn đầu bởi Jiangsu Hengrui Medicine khi cộng thêm 5,4%.
Cổ phiếu ngành ngân hàng đã phải chịu thiệt hại trong hôm nay, sau khi Thống đốc Ngân hàng TW Trung Quốc đã đưa ra một chiến lược nhằm ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai, bằng việc tăng lượng cung cổ phiếu thông qua các đợt IPO mới, và giảm đòn bẩy tài chính trên thị trường và loại bỏ các Công ty có thanh khoản quá kém.
Số liệu từ ngân hàng trung ương Trung Quốc cho thấy, tổng trị giá cổ phiếu của Trung Quốc đã vượt qua mức 1 nghìn tỷ NDT (150,61 tỷ USD) lần đầu tiên trong tháng 9.
Ngành bất động sản cũng giảm 1,7%, do tin rằng Bắc Kinh dần kiểm soát thị trường BĐS đang quá nóng hiện nay, và đưa ra các sản phẩm cho vay dành riêng cho thị trường cho thuê để thúc đẩy thị trường ngách này.
Chứng khoán Hồng Kông trải qua ngày hú vía, khi giảm mạnh vào phiên sáng do gặp áp lực chốt lời, nhưng đã hồi dần do cổ phiếu công nghệ và năng lượng tăng vào phiên chiều.
Chỉ số Hang Seng giảm mạnh 1,6% trong phiên sáng, nhưng đã may mắn được bù đắp lại khi thị trường đóng cửa, kết thúc chỉ giảm nhẹ 0,02% xuống 28.596,80 điểm.
Chỉ số Chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc giảm 0,7%, xuống còn 11.524,64 điểm
Sự suy yếu của phiên sáng nay là kết quả của áp lực chốt lời bởi những tin tức bất lợi vào cuối tuần, bao gồm scandal tham nhũng đến từ các nhân vật cấp cao thuộc hoàng gia Ả-rập Xê-út và các quy định khắt khe hơn ở thị trường BĐS và tài chính ở Trung Quốc.
Chương trình kết nối Thượng Hải - Hồng Kông đã cho thấy 2,6 tỷ nhân dân tệ (391,92 triệu USD) dòng tiền ròng đã đổ vào các cổ phiếu tại Hồng Kông, gấp 4 lần so với phiên trước đó.
Cổ phiếu IT đã dẫn dắt thị trường hồi phục với mức tăng 2,5%, khi công ty công nghệ Tencent, một công ty yêu thích của các nhà đầu tư đại lục, tăng 2,5%.
Cổ phiếu năng lượng cũng tăng mạnh, tăng gần 1% do giá dầu tăng cao.
Kết thúc phiên 6/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 9,24 điểm (+0,04%), lên 22.548,35 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 6,81 điểm (-0,02%), xuống 28.596,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,43 điểm (+0,49%), lên 3.388,17 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,42 - 36,64 triệu đồng/lượng, tăng thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.469 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thế kỷ 21, sự thay đổi trong ngành tài chính lớn nhất chính là "di động"
Các phát biểu tại Diễn dàn VEPF với chủ đề "Mobile Payment nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt" của nhiều chuyên gia đã cho thấy một khía cạnh khác của lĩnh vực thanh toán điện tử đang lên tại Việt Nam..>> Chi tiết
- Ào ạt chốt lời, cơ hội mới lại mở ra
“Tin ra là bán” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trên TTCK Việt Nam khi mô tả một trạng thái ngược: Doanh nghiệp (DN) công bố kết quả kinh doanh khả quan, nhưng cổ phiếu bị bán mạnh và giảm giá..>> Chi tiết
- Siêu đòn bẩy trên thị trường chứng khoán (kỳ 1): Nỗi sợ hãi mang tên “tổng kho”
“Hôm nay một kho bán ra 3 triệu cổ phiếu. Thế là nhà đầu tư hoảng, đồng loạt bán theo, làm giá cổ phiếu giảm sàn”, H, một môi giới chứng khoán nhắn cho khách hàng, giải thích về lý do cổ phiếu mà anh vừa tư vấn cho khách hàng mua trước đó đang đi ngang, bỗng nằm sàn..>> Chi tiết
- Đón cơ hội từ những hàng khủng sắp IPO
Từ nay tới cuối năm, giới đầu tư đang nóng lòng chờ đợi các phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), thoái vốn nhà nước từ các tổng công ty, tập đoàn nhà nước có quy mô lớn, sở hữu thế mạnh đặc biệt..>> Chi tiết
- Vincom Retail (VRE) chào sàn tăng hết biên độ và dư mua trần hơn 13,3 triệu cổ phiếu
Công ty cổ phần Vincom Retail (, mã chứng khoán VRE) – thành viên của Tập đoàn Vingroup vừa niêm yết 1.901.078.733 cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ hơn 19.010 tỷ đồng..>> Chi tiết
- Kỷ nguyên nới lỏng tiền tệ đã đến hồi kết
Nhiều dấu hiệu cho thấy, giới chức tiền tệ đã quyết định sẽ kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ vào năm tới..>> Chi tiết