Thị trường tài chính 24h: Áp lực chốt lời

Thị trường tài chính 24h: Áp lực chốt lời

(ĐTCK) Không chỉ chứng khoán Việt Nam, áp lực chốt lời cũng diễn ra tại một số thị trường chứng khoán khác, khiến các chỉ số quay đầu điều chỉnh, bất chấp nhận thông tin tích cực hỗ trợ. Ngoài ra, thị trường trong 24h qua còn có nhiều thông tin đáng chú ý khác.

VN-Index giảm

Diễn biến giao dịch cho thấy, ngoại trừ ít phút “bốc” lên đầu phiên sáng, thị trường đã suy yếu thấy rõ trước áp lực bán mạnh tập trung tại nhóm bluechips. VN-Index chỉ không giảm sâu nhờ sức cầu tốt, cộng với đà tăng tích cực ở nhóm cổ phiếu bất động sản xây dựng.

Trong phiên giao dịch chiều, mặc dù dòng tiền vẫn chảy mạnh vào thị trường, nhóm cổ phiếu vẫn duy trì “phong độ”, song sức ép tiếp tục gia tăng, nhất là tại nhóm ngân hàng, nên việc VN-Index tiếp tục yếu đà là dễ hiểu.

Hôm qua 21/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thông tin này được kỳ vọng sẽ giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ giao dịch bùng nổ trở lại.

Tuy nhiên, thực tế giao dịch lại ngược lại.

BID giảm 2,2%, STB giảm 2,1%, MBB giảm 0,9%, VCB và CTG cũng giảm khá mạnh và đều khớp trên 1,5 triệu đơn vị.

Tương tự, các mã VNM, GAS, VIC, MSN hay SSI, PVD, KDC, DHG, BVH… cũng chìm trong sắc đỏ.

Đáng chú ý, ảnh hưởng lớn từ giá dầu khiến PVD đang lùi dần về mệnh giá. Chốt phiên này, PVD giảm 2,6%.

Trong khi các bluechip chìm trong sắc đỏ, thì nhóm cổ phiếu bất động sản xây dựng giao dịch tích cực, tiêu biểu là ROS, SCR, DXG, HQC, NVL, LCG, PDR…

Sau chuỗi giảm liên tiếp, ROS đang tiếp đà hồi phục với phiên tăng thứ 3 liên tục lên 85.300 đồng/CP (+0.4%)

Tuy nhiên, FLC vẫn tiếp tục giảm về 7.060 đồng/CP (-0,6%)

AMD cũng ghi nhận phiên nằm sàn thứ 3 liên tục về 14.100 đồng/CP (6,9%)

Cặp đôi HAG-HNG cũng giao dịch sôi động, lần lượt khớp 7,8 triệu và 3,6 triệu đơn vị và đều tăng điểm. Mới đây, có thông tin HAG sẽ bắt tay với MWG để đưa các sản phẩm hoa quả vào bán trong chuỗi siêu thị Bách hóa xanh. Phiên này, MWG cũng tăng khá tốt.

Tân binh HII trong này chào sàn HOSE giữ vững sắc tím, dư mua trần hơn 3,8 triệu đơn vị trong khi chỉ khớp lệnh 1.900 đơn vị. 

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,07 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 49,71 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,05 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 7,2 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 209.626 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 9,84 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/6: VN-Index giảm 1,11 điểm (-0,14%), xuống 766,3 điểm; HNX-Index giảm 0,07 điểm (-0,07%), xuống 98,61 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,26%), lên 57,08 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.592 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Năng lượng là lĩnh vực yếu kém nhất S&P 500 với mức giảm 1,6% khi giá dầu thô tại Mỹ giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016.

Chỉ số năng lượng đã sụt 14,9% kể từ đầu năm đến nay, trái ngược hoàn toàn với đà leo dốc 8,9% của S&P 500. Các hợp đồng dầu thô tương lai đã lao dốc 21% trong năm 2017.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng lùi 0,8% khi nhà đầu tư lo lắng biên lãi suất sẽ bị ảnh hưởng bởi đường cong lợi suất nằm ngang, vốn cũng do kỳ vọng về lạm phát.

Lĩnh vực công nghiệp mất 0,7% và cũng là một trong những lĩnh vực giảm mạnh nhất. Trong đó, đà sụt giảm 3,3% của cổ phiếu Caterpillar gây sức ép lên lĩnh vực này, trong khi đà tăng 1,6% của cổ phiếu FedEx lại tác động tích cực nhất.

Nhóm cổ phiếu viễn thông lùi 1,2% và là lĩnh vực có thành quả yếu kém thứ 2 trong S&P 500. Trong đó, cổ phiếu AT&T dẫn đầu đà sụt giảm.

Chỉ số công nghệ sinh học thuộc Nasdaq Composite vọt 4,1%, đồng thời ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016. Trong đó, cổ phiếu Celgene và Regeneron đều leo dốc hơn 5% còn cổ phiếu Biogen tăng 4,7%.

Khoảng 7,16 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, cao hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 6,92 tỷ, dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy.

Kết thúc phiên 21/6, chỉ số Dow Jones giảm 57,11 điểm (-0,27%), xuống 21.410,03 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,42 điểm (-0,06%), xuống 2.435,61 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 45,92 điểm (+0,74%), lên 6.233,95 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei 255 của Nhật Bản giảm khi đồng yên mạnh lên đã làm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Đô la giảm 0,4% so với đồng yên xuống còn 111.04 yên/USD.

Norihiro Fujito, một chiến lược gia đầu tư cao cấp tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết: "Một số cổ phiếu riêng lẻ đang tăng theo những tin tức cụ thể, nhưng nói chung, không có yếu tố khuyến khích mua lớn”.

Cổ phiếu của Satori Electric Co đã tăng 2,7% sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2015. Công ty này cho biết dự kiến sẽ công bố lợi nhuận ròng là 220 triệu yen (1,98 triệu USD) cho năm tài chính của mình đến 31/5, so với ước tính trước đó không có lợi nhuận.

Cổ phiếu của Toshiba giảm nhẹ 0,3% do lo ngại thương vụ bán lại mảng chip nhớ của Công ty với giá 18 tỷ USD sẽ thất bại. Dự kiến ban lãnh đạo của Toshiba sẽ họp vào thứ 4 tuần sau và đưa ra quyết định cuối cùng về việc có bán hay không.

Ngành khai thác mỏ giảm 1,4%, trong khi ngành dầu khí giảm 0,5%.

Các cổ phiếu bluechips của Trung Quốc tăng điểm đạt mức cao nhất trong 18 tháng do tâm trạng phấn khích trước quyết định của MSCI, nhưng chỉ số Shanghai Composite lại giảm về cuối phiên do áp lực bán chốt lời.

Chỉ số CSI300 của blue-chip tăng 0,1%, lên mức 3,590.34 điểm.

Các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào các cổ phiếu có tiềm năng hưởng lợi từ việc đưa vào chỉ số thị trường mới nổi MSCI (EMI).

Việc đưa MSCI "mở đường cho dòng vốn vào toàn cầu vào cổ phiếu A của Trung Quốc", Moody's cho biết trong một báo cáo vào hôm qua, dự kiến quyết định này sẽ mang về cho thị trường khoảng 11 tỷ USD dòng vốn ngắn hạn.

Hong Hao, người đứng đầu nghiên cứu tại BOCOM International, cho biết quyết định của MSCI sẽ tăng tính hấp dẫn cho toàn thị trường nói chung, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.

Chỉ số subindex của CSI300 Banking tăng 1,8%, trong khi khu vực tiêu dùng không thay đổi nhiều sau khi tăng mạnh trong phiên giao dịch trước đó.

Cổ phiếu của Wanda Film, một công ty niêm yết của tập đoàn Wanda của Trung Quốc, đã ngừng giao dịch sau khi giảm gần 10% do có tin đồn rằng các ngân hàng đã ra lệnh bán trái phiếu của họ.

Chứng khoán Hồng Kông không thay đổi nhiều, khi các nhà đầu tư suy nghĩ về tác động tiềm ẩn của quyết định của MSCI.

MSCI sẽ bổ sung thêm 222 cổ phiếu hạng A của Trung Quốc vào Chỉ số Thị trường Mới nổi (EMI).

Một số người e rằng quyết định này có thể đe dọa vai trò của Hồng Kông như là một cửa ngõ đầu tư toàn cầu quan trọng đối với Trung Quốc.

Chỉ số đo lường sự chênh lệch giá giữa hai công ty niêm yết tại Thượng Hải và Hồng Kông đạt mức cao nhất trong 6 tháng trước khi kết thúc tăng 0,8% lên 125,05 điểm.

Trong phiên, các cổ phiếu ngành công nghiệp tăng điểm, trong khi cổ phiếu nguyên liệu bị kéo lùi.

Cổ phiếu năng lượng giảm do lo ngại về sự dư thừa cung và nhu cầu giảm trên toàn thế giới.

Kết thúc phiên 22/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 28,28 điểm (-0,14%), xuống 20.110,51 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 20,05 điểm (-0,08%), xuống  25.674,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,76 điểm (-0,28%), xuống 3.147,45 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Giá vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau giờ mở cửa tăng 60.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Đến cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,17 - 36,39 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.433 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690  - 22.760 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tránh bẫy số liệu tài chính

Báo cáo tài chính là căn cứ cho quyết định đầu tư của nhà đầu tư, cổ đông doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đọc và hiểu báo cáo tài chính luôn là vấn đề không đơn giản. Nhà đầu tư cần phải có hiểu biết rộng, khả năng phân tích, so sánh để tránh bẫy số liệu tài chính.>> Chi tiết

- Cộng sinh các “ông lớn”: Xu thế đang lên ngôi

Trước sự đổ bộ của các doanh nghiệp ngoại vào thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước có xu hướng xích lại bên nhau để tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng thấy xu hướng đó một cách khá rõ ràng.>> Chi tiết

- Cần giải pháp căn cơ trong xử lý nợ xấu

Hoạt động tái cơ cấu ngành ngân hàng thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, để hệ thống vững mạnh, hoạt động các ngân hàng ổn định và tăng trưởng, một trong những yêu cầu là phải có giải pháp căn cơ trong xử lý nợ xấu..>> Chi tiết

Basel II, cơ hội và thử thách đối với ngân hàng Việt

Một số ngân hàng Việt Nam đang thử nghiệm để áp dụng các tiêu chuẩn và hướng dẫn Basel II giai đoạn 2018 - 2020.

Nếu được triển khai và áp dụng hợp lý, Basel II sẽ giúp các ngân hàng nội địa vận hành an toàn hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phân bổ nguồn lực tốt hơn cho các tài sản rủi ro thích hợp, nhằm đem lại lợi ích cho các ngân hàng và nâng cao lợi nhuận cho cổ đông..>> Chi tiết

Khủng hoảng truyền thông: Sự “tiếp tay” của quyền lực thứ 5

Vài dự án bất động sản “đóng băng” thanh khoản vì bị khách hàng, người có liên quan căng băng rôn, phản đối; dịch vụ thẻ của một ngân hàng lớn sụt giảm mạnh doanh số vì lỗ hổng bảo mật hệ thống…

Đó chỉ là vài ví dụ về hậu quả khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp được châm ngòi từ mạng xã hội.. >> Chi tiết

Jack Ma: 30 năm tới, con người sẽ chỉ làm 4 giờ một ngày

Bên lề hội thảo Gateway '17 của Alibaba tại Detroit (Mỹ) hôm qua, Jack Ma dự báo rằng với tự động hóa, trong 3 thập kỷ tới, con người sẽ chỉ làm 4 giờ một ngày và có thể 4 ngày mỗi tuần.

"Ông tôi đã làm 16 tiếng một ngày trên đồng và nghĩ rằng ông ấy rất bận rộn…>>Chi tiết

Diễn viên Clooney bán hãng rượu giá 1 tỷ USD

Ngôi sao điện ảnh Mỹ George Clooney vừa thông báo đã bán hãng rượu tequila Casamigos của mình cho công ty Diageo với giá 1 tỷ USD. Diageo hiện là nhà sản xuất các loại rượu nổi tiếng như Johnnie Walker, Smirnoff và Ciroc.. >> Chi tiết

- Một ngày của ông chủ Facebook

Là người điều hành mạng xã hội lớn nhất hành tinh, song Zuckerberg vẫn sắp xếp thời gian để cân bằng giữa công việc và gia đình.. >> Chi tiết

Tin bài liên quan