Phiên sáng cuối tuần 8/1: Tiền bắt đáy bắt đầu nhập cuộc

Phiên sáng cuối tuần 8/1: Tiền bắt đáy bắt đầu nhập cuộc

(ĐTCK) Sau phiên giảm mạnh hôm qua và đầu phiên sáng nay do chịu tác động từ yếu tố bên ngoài, nhiều cổ phiếu đã xuống mức giá thấp, kích hoạt dòng tiền bắt đáy nhập cuộc, giúp thị trường chặn đà giảm và đang dần hồi phục.

Vẫn là diễn biến tiêu cực từ thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là thị trường chứng khoán Trung Quốc khi lần thứ 2 trong vòng 1 tuần phải “ngắt cầu dao” sớm, khiến thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm qua (7/1) giảm mạnh, cho dù lực cầu bắt đáy cuối phiên là khá mạnh.

Dư âm của phiên giảm mạnh này tiếp tục ảnh hưởng trong phiên giao dịch sáng nay. Các chỉ số đồng loạt khởi đầu trong sắc đỏ khi áp lực bán đã sớm được khởi động.

Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 2,74 điểm (-0,48%) xuống 562,62 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 3,3 triệu đơn vị, trị giá 45,15 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán nhanh chóng gia tăng mạnh khiến sắc đỏ tràn thị trường. VN-Index có thời điểm đã giảm hơn 9 điểm và nhanh chóng lùi sâu về gần mốc 555 điểm.

Các mã lớn nhỏ đều giảm điểm khiến độ rộng thị trường hết sức tiêu cực. Các mã trụ như VNM, MSN, VIC, VCB, GAS, BVH, VCG… đều giảm mạnh. VNM giảm 2.000 đồng xuống 122.000 đồng/CP. VCB giảm 500 đồng xuống 42.000 đồng/CP. VCG giảm 300 đồng xuống 10.500 đồng/CP.

Thị trường giảm sâu, nhưng giao dịch diễn ra hết sức thận trọng, nên thanh khoản thị trường rất thấp.  Giao dịch chỉ nhúc nhắc ở một vài mã đầu cơ như HAG, DLG, FLC, VHG, KLF.

Trong đó, VHG và DLG đang giảm sàn, khớp lần lượt hơn 3 triệu và 2,7 triệu đơn vị. FLC dẫn đầu thanh khoản với hơn 3,7 triệu đơn vị được khớp và giảm 200 đồng về 7.400 đồng/CP. KLF là mã duy nhất trên HNX có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị (1,56 triệu đơn vị) và cũng đang giảm 200 đồng xuống còn 4.000 đồng/CP.

Tại thời điểm 10h10, VN-Index giảm 6,14 điểm (-1,13%) xuống 558,96 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 46,38 triệu đơn vị, giá trị 599,53 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,75 điểm (-0,96%) xuống 76,41 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 13,78 triệu đơn vị, giá trị 123,63 tỷ đồng.

Sau những phút hoảng loạn đầu phiên, nhà đầu tư đã chấn tĩnh trở lại. Lượng cung giá thấp dần được bằng các mức giá xanh, trong khi sức cầu cũng nhúc nhắc tăng.

Đáng chú ý, sắc xanh đã trở lại với nhóm dầu khí. GAS đã tăng trở lại 500 đồng, PVD tăng mạnh 600 đồng, các mã dầu khí lớn khác như PVD, PVS, PVC, PLC… cũng đồng loạt tăng điểm nhẹ.

Ngoài nhóm dầu khí, một số mã bluechips khác như MSN, HMH, BCC… cũng đã tăng điểm trở lại, còn BVH, ACB, HUT, DCB… đã về được tham chiếu.

Sự tích cực từ một vài mã lớn này đã giúp thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm. Tại thời điểm 11h, VN-Index chỉ còn giảm 2,75 điểm (-0,49%) xuống 562,61 điểm. HNX-Index giảm 0,69 điểm (-0,89%) xuống 76,46 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch sáng, với 50 mã tăng và 146 mã giảm, VN-Index giảm 3,87 điểm (-0,68%) xuống 561,49 điểm. Chỉ số VN-Index giảm 4,99 điểm (-0,86%) xuống 577,31 điểm với 3 mã tăng và 23 mã giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 85,68 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.144 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 6 triệu đơn vị, giá trị hơn 99 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 5 triệu cổ phiếu KBC, giá trị 61,5 tỷ đồng.

Tương tự, với 37 mã tăng và 117 mã giảm, HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,99%) về 76,39 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,6 điểm (-0,45%) về 134,28 điểm với 4 mã tăng và 13 mã giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 25 triệu đơn vị, giá trị 232,5 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1,3 triệu đơn vị, giá trị 13,26 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 1,2 triệu cổ phiếu SCJ, giá trị 11,28 tỷ đồng.

Trong thời gian còn lại của phiên, dù áp lực bán đã được tiết giảm, song sức cầu ở các mã lớn đã chững lại nên đà giảm của các chỉ số được nới trở lại đôi chút trước khi nghỉ giữa phiên.

Nhóm dầu khí lớn đã yếu đà, chỉ GAS vẫn giữ nguyên mức tăng 500 đồng lên 35.000 đồng/CP. Còn PVD chỉ tăng 200 đồng lên 23.200 đồng/CP.  PVS và PLC tăng nhẹ 1-2 bước giá. PVC, PVG, PVX đứng giá tham chiếu. PVB, PVT giảm điểm. PVS và PVX là 2 mã thanh khoản tốt nhất nhóm, lần lượt đạt 1,6 và 1,5 triệu đơn vị được khớp.

Các mã bluechips khác còn tăng chỉ có PPC, HVG, HMH và DCS. Các mã trụ như MSN, VIC, BVH giữ được mốc tham chiếu.

Ngược lại, nhóm ngân hàng vẫn giảm điểm đồng loạt, nhưng không còn mạnh như đầu phiên, chỉ từ 1-3 đồng. Chỉ có SHB là đứng giá tham chiếu và khớp được 2,16 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HNX và mạnh nhất trong nhóm.

VNM vẫn giảm 2.000 đồng về 122.000 đồng/CP. FPT giảm mạnh 700 đồng về 46.300 đồng/CP và khớp hơn 1 triệu đơn vị. SSI giảm 400 đồng về 19.900 đồng/CP và khớp 1,5 triệu đơn vị.

Thanh khoản thị trường vẫn tập trung chủ yếu tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Đáng chú ý, DLG vươn lên dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 8,8 triệu đơn vị. Dù lực cầu bắt đáy mạnh, song lượng cung giá sàn là khá lớn nên DLG kết phiên chưa thể thoát màu xanh mắt mèo, đứng ở mức 5.700 đồng/CP.

Trong khi đó, VHG đã thoát được mức sàn, chỉ còn giảm 300 đồng, cũng về mức 5.700 đồng/CP và khớp 6,59 triệu đơn vị. Còn FLC về được tham chiếu 7.600 đồng và khớp 6,25 triệu đơn vị. HHS và HAG cùng khớp trên 4 triệu đơn vị, giảm tương ứng 400 đồng và 100 đồng.

Một số mã khác có thanh khoản từ 1-3 triệu đơn vị gồm BHS, TSC, HQC, HAR  HAI, FIT, ITA, JVC, KSA, LDG, MHC, PPI, SHI, SCR, KLF. Ngoại trừ TSC và MHC tăng điểm, còn lại đa phần giảm điểm, trong đó giảm sàn là PPI và LDG.

Tin bài liên quan