Phiên sáng cuối tuần 18/12: Lặng gió trước bão

Phiên sáng cuối tuần 18/12: Lặng gió trước bão

(ĐTCK) Hôm nay là phiên cuối các quỹ ETF hoàn thành cơ cấu danh mục quý IV/2015, nhưng theo thông lệ, các quỹ này sẽ thực hiện mạnh trong đợt ATC. Do đó, diễn biến phiên giao dịch sáng nay khá cầm chừng để chờ đợi những đột biến trong phiên chiều.

Sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, mặt giá của nhiều nhóm cổ phiếu đã được cải thiện. Bên cạnh đó, tâm lý nghỉ nghơi trước kỳ Giáng sinh cũng đã bắt đầu xuất hiện. Bởi vậy, không lạ khi một bộ phận nhà đầu tư bắt đầu hiện thực hóa lợi nhuận, nên chủ động chốt lời ngay khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Áp lực bán dù không mạnh, nhưng diễn ra trên diện khá rộng, khiến thị trường giảm điểm từ sớm.

Sau đó, cầu bắt đáy cũng đã được khởi động, nhưng chưa đủ mạnh nên thị trường giằng co quanh móc tham chiếu.

Nhóm ngân hàng trên 2 sàn như VCB, BID, EIB, CTG, SHB… đa phần giảm điểm. BID đang giảm 200 đồng xuống 21.300 đồng/CP. Quỹ VNM trươc đó đã xả  hết số cổ phiếu BID “ mua nhầm” trong kỳ cơ cấu danh mục quý III/2015.

MSN hiện đang giảm 500 đồng xuống 67.500 đồng/CP. Trước đó, khối ngoại bán ròng mã này trong 18 phiên liên tục

Chiều ngược lại, sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp, KDC đã tăng trở lại 400 đồng lên 26.000 đồng/CP. Ngoài ra BVH cũng tăng mạnh 2.000 đồng, VIC nhẹ 100 đồng, giúp chỉ số không giảm sâu

Phiên hôm nay là phiên cuối các quỹ ETF hoàn thành cơ cấu danh mục quý IV/2015. Nhưng vẫn theo quy luật, hoạt động mua bán chỉ mạnh trong cuối ngay, còn hiện tại giao dịch vẫn a khá ảm đạm.

Về cuối phiên, một số mã lớn đã có sự hồi phục khá tốt. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này là chưa đủ khi sức ì của thị trường vẫn khá lớn.

Kết thúc phiên sáng, với 106 mã giảm và 68 mã tăng, VN-Index giảm 0,39 điểm (-0,07%) xuống 576,72 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 1,01 điểm (+0,17%) lên 587,48 điểm với 10 mã tăng và 12 mã giảm.

Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 54 triệu đơn vị, giá trị hơn 909 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 9,8 triệu đơn vị, giá trị gần 128 tỷ đồng. Đáng chú ý có, 4,95 triệu cổ phiếu KSA thỏa thuận ở mức giá sàn 5.400 đồng/CP, giá trị 26,73 tỷ đồng; 1,8 triệu cổ phiếu BCG ở mức giá tham chiếu 19.200 đồng/CP, giá trị 34,56 tỷ đồng; 1,8 triệu cổ phiếu HQC, giá trị 10,08 tỷ đồng…

Tương tự, với 82 mã giảm và 56 mã tăng, HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,55%) xuống 78,89 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,84 điểm (-0,6%) xuống 140,01 điểm với 6 mã tăng và 13 mã giảm.

Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 14,96 triệu đơn vị, giá trị 180,3 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,86 tỷ đồng.

MSN là mã lớn có sự hồi phục đáng kể nhất khi tăng trở lại 2.000 đồng lên 70.000 đồng/CP, cho dù chịu áp lực bán ròng trong thời gian khá dài vừa qua.  Ngoài ra, một số mã như DPM, GMD, SSI, STB, SHS, VCG, NTP… cũng tăng nhẹ trở lại.

Trong khi các mã BVH, KDC vẫn duy trì được đà tăng tốt có được từ đầu phiên. BVH tăng 1.500 đồng lên 54.500 đồng/CP. KDC tăng 800 đồng lên 26.400 đồng/CP.

Một số mã dầu khí lớn cũng quay đầu tăng trở lại như PVL, PVG hay về được mốc tham chiếu là GAS, PGS cũng góp phần hỗ trợ các chỉ số.

Ngược lại, một số mã dầu khí khác như PVD, PVT, PVS, PVC, PVB hay ngân hàng như BID, CTG, VCB, EIB, SHB, ACB… là lực cản chính của thị trường khi đồng loạt giảm điểm. VCB giảm 500 đồng xuống 43.500 đồng/CP. PVB giảm 700 đồng xuống 28.500 đồng/CP.

Sức cầu của thị trường được duy trì ở mức yếu trong suốt phiên giao dịch. Nhóm tập trung thanh khoản của thị trường là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, thì giao dịch mạnh chỉ ở một số mã như FLC, HAG, HHS, ITA, KBC, DLG, SBT, HQC. Trên sàn HNX thậm chí còn không có mã nào khớp được đến 1 triệu đơn vị.

Trong số các mã thanh khoản cao, chỉ có SBT và KBC là có sắc xanh, còn lại đều giảm điểm. DLG khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE với hơn 4,6 triệu đơn vị, kết phiên giảm 200 đồng xuống 6.600 đồng/CP.

Tin bài liên quan