Phiên sáng 15/6: Nhiều cổ phiếu nhỏ nổi sóng, VN-Index vẫn tiếp tục giảm sâu

Phiên sáng 15/6: Nhiều cổ phiếu nhỏ nổi sóng, VN-Index vẫn tiếp tục giảm sâu

(ĐTCK) Tâm lý thận trọng trong ngày các quỹ ETF tái cơ cấu danh mục đã khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh mẽ hơn vào nhóm cổ phiếu nhỏ trong phiên sáng nay, giúp nhiều mã nổi sóng. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu lớn và bluechip tiếp tục bị bán ra, khiến VN-Index lùi sâu xuống dưới mốc 1.010 điểm.

Ngay khi mở cửa phiên sáng hôm qua, dòng tiền đã chảy khá tích cực vào bluechips, nhưng sau đó đuối dần. Sắc xanh cũng nhạt dần. Việc dòng tiền dè dặt khiến VN-Index rung lắc mạnh, trước khi đi theo xu hướng giảm.

Trong phiên chiều, dòng tiền tiếp tục tỏ ra thận trọng với nhóm bluechips khiến sắc đỏ tiếp tục nới rộng. Hệ quả là đà giảm của VN-Index nới rộng.

Dòng tiền lại tỏ ra khá "phóng khoáng" với nhóm vừa và nhỏ, các cổ phiếu có thông tin hỗ trợ. Sự chuyển hướng này chưa thể giúp VN-Index hãm bớt đà rơi, song thanh khoản thị trường có sự cải thiện nhẹ.

Theo SHS, trong bối cảnh mà phiên cơ cấu danh mục cuối cùng trong kỳ review này của hai quỹ ETF sắp diễn ra thì thanh khoản phiên cuối tuần có khả năng sẽ tăng lên nhưng biến động giằng co trong khoảng 1.005-1.045 điểm nhiều khả năng là không có sự thay đổi.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay (15/6), sự thận trọng của nhà đầu tư thấy rõ, khi chỉ sau hơn 1 giờ giao dịch, chỉ số VN-Index đã đảo chiều tăng/giảm 3 lần, rung lắc quanh tham chiếu với biên độ 1.012 – 1.018 điểm trước áp lực của kỳ review của các quỹ ETF, cùng với xu hướng thị trường gần đây khó xác định đã khiến dòng tiền nửa đầu phiên sáng nay chảy khá mạnh vào nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa.

Theo đó, nhóm cổ phiếu đang có thanh khoản tốt nhất HOSE là JVC, HAG, PPI, HQC, IDI, theo sau là một vài bluechip và cổ phiếu ngân hàng như VPB, BID, HPG, MBB, STB…

Trong đó, trong ngày cuối cùng của đợt đăng ký bán thoái vốn hơn 4,45 triệu cổ phiếu JVC của Tổng CTCP Thiết bị y tế Việt Nam – Vinamed sở hữu (từ ngày 17/5 đến 15/6), thì cổ phiếu này đã tăng kịch trần và đã có gần 5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trên sàn HNX, CEO rất đáng chú ý khi bật tăng mạnh từ sớm, thậm chí đã có lúc tăng lên mức giá trần, khớp lệnh dẫn đầu sàn với hơn 1,6 triệu đơn vị.

Tâm lý thận trọng tiếp tục đeo bám thị trường cho đến hết phiên sáng, thanh khoản sụt giảm mạnh, độ rộng thị trường nghiêng về các mã giảm, nhóm cổ phiếu trụ VN30 đa số mất điểm, kéo VN-Index lùi xuống dưới 1.010 điểm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 84 mã tăng và 160 mã giảm, VN-Index giảm 7,4 điểm (-0,73%), xuống 1.088,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 69,76 tỷ đồng, giá trị 1.535 tỷ đồng, giảm gần 26% về khối lượng và 36% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thoả thuận đóng góp hơn 8,77 triệu đơn vị, giá trị 154,6 tỷ đồng.

Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất tăng điểm chỉ còn GAS +0,2% lên 94.200 đồng, và VHM đứng tham chiếu 117.000 đồng, còn lại đều giảm trên dưới 1%.

Theo đó, VIC -1,4%; VNM -1%; SAB -1,3%; MSN -1,2%. Nhóm 4 mã ngân hàng lớn cũng nốt gót đi xuống với VCB -0,5%; TCB -1%; BID -1,1%; CTG – 0,6%.

Các mã còn lại trong nhóm ngân hàng cũng đồng loạt đi xuống, trừ MBB và IEB  đứng tham chiếu tại 28.600 đồng và 14.750 đồng, khớp lệnh MBB cao nhất nhóm với 2,15 triệu đơn vị.

VPB -0,6% xuống 49.700 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị; HDB -2% xuống 38.400 đồng, khớp gần 500.000 đơn vị; TPB -0,9% xuống 27.750 đồng; STB -1,2% xuống 12.400 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng đa số chìm trong sắc đỏ, trừ SSI may mắn được kéo lên tham chiếu 32.600 đồng vào những phút cuối, khớp 1,76 triệu đơn vị, còn lại VND -0,5%; APG -0,2%; HCM -0,4%...

Nhóm bluechip VN30 chỉ còn 6 mã tăng nhẹ, ngoài GAS còn có CTD +0,8%; BVH +1%; BMP +1,1%; NT2 +1,7%; MWG +0,3%.

Ngược lại, nhóm 20 mã giảm điểm mất điểm nhiều nhất là ROS -3,3% xuống 59.000 đồng; HPG -1,3% xuống 42.050 đồng, khớp 1,95 triệu đơn vị; CII -1,9% xuống 26.500 đồng…

Thanh khoản suy giảm, dòng tiền dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu nhỏ, trong đó tăng điểm đáng kể như HAG, JVC, PPI, HNG, SCR, TNI, FCN, HHS, OGC, khớp lệnh cao nhất là HAG với hơn 5,9 triệu đơn vị, khớp lệnh; JVC và PPI tăng kịch trần, khớp lệnh JVC có 4,95 triệu đơn vị, PPI có 1,6 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng rung lắc mạnh trong cả phiên sáng nay, nhưng kết phiên may mắn hơn VN-Index khi có được sắc xanh nhạt.

5 mã thanh khoản cao nhất sàn chỉ còn SHB đứng tham chiếu 9.000 đồng, khớp 1,68 triệu đơn vị, còn lại đều tăng như ACB +1,5% lên 41.200 đồng, khớp 2,17 triệu đơn vị, cao nhất sàn; CEO +7,4% lên 14.600 đồng, khớp 1,91 triệu đơn vị; PVS +1,2% lên 16.900 đồng, khớp 1 triệu đơn vị; HUT +1,6% lên 6.500 đồng, khớp hơn 910.000 đơn vị.

Ngoài ra, sắc xanh còn hiện diện tại PVI +0,3%; VC3 +1,6%; PCG +9,3%...

Ngược lại; VCG -1,2% xuống 23.700 đồng; NVB -2,6% xuống 7.500 đồng; VPI -0,2% xuống 44.200 đồng; SHS -1,3% xuống 15.300 đồng; VCS -2% xuống 96.000 đồng…

2 mã penny DCS, PIV giảm sàn, khớp lệnh trên dưới nửa triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 43 mã tăng và 67 mã giảm, HNX-Index tăng 0,4 điểm (+0,35%), lên 115,31 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16,21 triệu đơn vị, giá trị 254,36 tỷ đồng, giảm hơn 11% về khối lượng, nhưng tăng nhẹ hơn 10% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thoả thuận có thêm hơn 774.000 đơn vị, giá trị 15,4 tỷ đồng.

Trên sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index phần lớn giao dịch trong phiên sáng ở mức trên tham chiếu, nhưng trong 20 phút cuối cùng đã lao xuống, tạm nghỉ trong sắc đỏ.

Cổ phiếu tăng điểm chỉ còn lác đác và mãi như HVN +1,7% lên 35.300 đồng; TIS +2,2% lên 14.200 đồng; TVB +1,2% lên 25.600 đồng; KDF +3,4% lên 36.000 đồng.

Còn lại đều giảm hoặc đứng tham chiếu như LPB -0,8% xuống 12.000 đồng; VIB -0,7% xuống 29.300 đồng.

Nhóm dầu khí BSR -1,1% xuống 18.700 đồng; OIL -0,6% xuống 16.900 đồng; POW đứng tham chiếu 13.600 đồng.

Khớp lệnh cao nhất sàn là AVF với hơn 700.000 đơn vị, chốt phiên đứng tham chiếu tại 500 đồng/cổ phiếu. Một số cổ phiếu khác cũng không đổi là QNS, NTB, TOP, VNH…

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,19%), xuống 53,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 3,76 triệu đơn vị, giá trị 40,35 tỷ đồng. Giao dịch thoả thuận có thêm hơn 764.000 đơn vị, giá trị 1,2 tỷ đồng.

Tin bài liên quan