Phiên giao dịch sáng 9/3: Dầu khí hết nhiệt, VN-Index đảo chiều

Phiên giao dịch sáng 9/3: Dầu khí hết nhiệt, VN-Index đảo chiều

(ĐTCK) Việc giá dầu thô đảo chiều giảm mạnh sau khi lên mức cao nhất năm 2016, cùng áp lực chốt lời đã khiến nhóm cổ phiếu dầu khí quay đầu giảm giá trong phiên sáng nay, gây áp lực khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ.

Việc giá dầu thế giới giảm 3% trong phiên giao dịch thứ Ba (8/3) trước lo ngại về nguồn cung đã lại ảnh hưởng mạnh lên nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước.

Ngoài ra, sau thời gian tăng khá mạnh, áp lực chốt lời cũng gia tăng, khiến nhóm cổ phiếu này giảm ngay khi mở cửa phiên sáng nay, gây áp lực lên thị trường.

Ngoài ra, chứng khoán châu Á sáng nay đồng loạt giảm mạnh cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 1,24 điểm (-0,22%) xuống 573,74 điểm, tổng giá trị giao dịch đạt 5,32 triệu đơn vị, giá trị 61,6 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường bắt đầu có sự hồi phục khi nhóm cổ phiếu bluechips như VIC, MSN, VCB, SSI, HCM, MBB, FPT, CTG, HPG…

Index dần yếu đà và giảm điểm trở lại. Trong khi đó, sàn HNX vẫn giữ được sắc xanh khi có được sự ủng hộ của các bluechips trên sàn này.

Sự thận trọng khiến thanh khoản chung của thị trường phiên sáng nay giảm mạnh so với phiên sáng trước đó. ổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chỉ đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 30%.

Kết thúc phiên sáng, với 92 mã giảm và 91 mã tăng, VN-Index giảm 0,95 điểm (-0,17%) xuống 573,76 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 0,02 điểm (-0%) xuống 582,52 điểm với 11 mã giảm và 9 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 73,6 triệu đơn vị, giá trị 1.069,4 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận là hơn 4,17 triệu đơn vị, giá trị 100,5 tỷ đồng, đáng chú ý là thỏa thuận 1,2 triệu cổ phiếu HSG ở mức giá sàn, giá trị tương ứng 38,4 tỷ đồng.

Ngược lại, với 83 mã giảm và 80 mã tăng, HNX-Index tăng 0,19 điểm (+0,24%) lên 79,31 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,28 điểm (+0,2%) lên 141,14 điểm với 8 mã giảm và 11 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,1 triệu đơn vị, giá trị 276,82 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận là hơn 2,87 triệu đơn vị, giá trị 31,14 tỷ đồng, đáng chú ý là thỏa thuận 2 triệu cổ phiếu SHB ở mức giá sàn, giá trị tương ứng 12,2 tỷ đồng.

Sức ép gia tăng khiến các mã VIC, MSN, SSI, HCM chỉ còn tăng nhẹ. Trong khi REE, KDC, HSG, EIB, CTG, BVH, NT2… đều đồng loạt giảm điểm. BVH giảm 500 đồng xuống 54.000 đồng/CP, HSG giảm 600 đồng xuống 33.800 đồng/CP… NT2 giảm mạnh 600 đồng xuống 28 đồng/CP và khớp 1,12 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu dầu khí sau khi cố gắng giữ nhiệt, cuối cùng đã thất bại trước áp lực chốt lời dù giá dầu thô đang hồi nhẹ trở lại.

Chốt phiên, GAS giảm 900 đồng xuống 47.300 đồng/CP. PVB giảm 500 đồng xuống 24.100 đồng/CP. PVD giảm 200 đồng xuống 26.200 đồng/CP và khớp gần 1,3 triệu đơn vị. PVS giảm 300 đồng xuống 16.500 đồng/CP và khớp 1,06 triệu đơn vị.

Đặc biệt, việc Bộ Công thương áp mức thuế tự vệ đối với sắt và phôi thép đã giúp một số cổ phiếu sắt thép khởi sắc trong phiên sáng nay.

HPG tăng 300 đồng lên 29.200 đồng/CP và thanh khoản tốt với hơn 1,28 triệu đơn vị được khớp. Trong khi đó, TLH tiếp tục duy trì đà tăng trần lên 4.000 đồng với 1,75 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua trần khá lớn. VIS cũng đang có sắc tím, dù thanh khoản không tốt như HPG và TLH. Trong khi POM gần như bị tắc thanh khoản do lượng lưu hành tự do không có nhiều.

Tuy nhiên, trong khi TLH và VIS giữ được sắc tím đến hết phiên, thì áp lực bán gia tăng sau đó đã khiến HPG đảo chiều giảm 200 đồng, xuống 28.700 đồng với 1,79 triệu đơn vị được khớp.

Ngoài nhóm sắt thép, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng có nhiều mã khởi sắc. Trong đó, HAR, DIG, NVT, UIC, thậm chí cả SJS có lúc đã sắc tím, trong khi các mã khác cũng tăng khá mạnh như VIC, DXG, HBC...

Về cuối phiên, cùng với sự thận trọng của nhà đầu tư, nhóm bất động sản cũng hạ nhiệt dần, không còn mã nào trong nhóm này giữ được mức giá trần.

Một cổ phiếu gây chú ý khác trong 2 phiên gần đây là IJC. Trong khi các cổ phiếu có thông tin tăng vốn điều lệ khủng như BCG, TSC liên tục bị bán tháo do nhà đầu tư hiện bị "dị ứng" với các mã phát hành lớn, thì IJC sau thông tin đang có kế hoạch giảm hơn một nửa vốn điều lệ lại kích thích nhà đầu tư mua vào.

Theo kế hoạch mà HĐQT IJC vừa thông qua, Công ty sẽ giảm vốn điều lệ từ 2.742 tỷ đồng xuống còn 1.350 tỷ đồng, tương đương giảm 50%. Phương án giảm vốn cụ thể sẽ được trình tại ĐHCĐ dự kiến tổ chức ngày 8/4 tới. Chưa biết kết quả của “ý tưởng” này sẽ thế nào, song cổ phiếu IJC đã kịp “hưởng lợi” khi đã liên tiếp tăng trần.

Trong phiên thứ Ba, IJC đã tăng trần với dư mua lớn và đà tăng trần này tiếp tục được duy trì trong phiên sáng nay, lên 7.700 đồng với hơn 2,4 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua hơn 0,8 triệu đơn vị khi chốt phiên sáng nay.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong đó nhiều mã có tính đầu cơ cũng đã tăng trở lại, tuy nhiên giao dịch khá chậm. FLC tăng nhẹ 1 bước giá và khớp được hơn 5,5 triệu đơn vị. Trong khi BGM cũng lùi về mức tham chiếu 2.800 đồng với 1,8 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, dù nhóm dầu khí hết nhiệt, nhưng HNX-Index lại may mắn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của ACB khi mã này chốt phiên tăng 300 đồng, lên 19.300 đồng. Bên cạnh đó, sàn HNX còn nhận được sự hỗ trợ của một số mã chứng khoán, PHP, VCG...
Trong khi nhiều mã bị bán mạnh với thông tin tăng vốn, thì DXP lại tăng khá mạnh 1.000 đồng 76.000 đồng dù vừa có thông tin sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên gấp 7 lần.

SCR dẫn đầu thanh khoản trên HNX với hơn 2 triệu đơn vị được khớp, tăng 100 đồng lên 9.700 đồng/CP.

Tin bài liên quan