Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) Thị trường vẫn chưa thể thoát khỏi diễn biến giằng co tích lũy trong khoảng hẹp trên nền thanh khoản thấp khi mà dòng tiền vẫn hết sức thận trọng. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.

Tại phiên giao dịch đầu tuần mới 21/9, tuần hồi hộp vừa qua với thông tin từ Fed và hành động thêm vào-bỏ ra của ETFs, thị trường đã trở lại trạng thái bình thường trong phiên giao dịch sáng đầu tuần. Các chỉ số chỉ lình xình trong biên độ hẹp, cùng với đó là hoạt động giao dịch khá chậm. Dù chịu rung lắc, nhưng nhìn chung thị trường đã có sự khởi đầu tuần mới khá suôn sẻ.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 3,06 điểm (+0,54%) lên 569,31 điểm, HNX-Index về được mốc tham chiếu 77,76 điểm. Tổng giá trị giao dịch chỉ hơn 1.100 tỷ đồng.

Trên HNX, giao dịch tiếp tục ảm đạm. Chỉ một vài mã nổi trội như VCG, NDN cũng chỉ khớp từ 1-2 triệu đơn vị, riêng VCG có thời điểm đã tăng trần.

>> Phiên giao dịch sáng 21/9: Đầu đã xuôi

Trong buổi giao dịch chiều, tuy nhóm bluechips có sự hồi phục, song nhóm ngân hàng tiếp tục đóng vai trò “bản lề”, không chỉ giúp thị trường nới rộng đà tăng mà thanh khoản cũng có cải thiện nhẹ, VN-Index theo đó chinh phục thành công mốc kháng cự 570.

Đóng cửa, VN-Index tăng 5,87 điểm (+1,04%) lên 572,12 điểm, HNX-Index tăng 0,32 điểm (+0,41%) lên 78,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 2.100 tỷ đồng. Khối ngoại đã giao dịch chậm lại, quay đầu bán ròng nhẹ hơn 0,87 triệu đơn vị, giá trị trên 33 tỷ đồng.

>> Phiên giao dịch chiều 21/9: Vị thế của “nhà vua”

Về phần các Dự, MSI, IVS, MBS, SHS và VCSC đã có những nhận định đáng chú ý.

“Sau một tuần chủ yếu là giao dịch đi ngang, thị trường tuần sau có thể sẽ khởi sắc hơn, rủi ro của thị trường đã giảm bớt, VN-Index có thể chạm ngưỡng kháng cự 570-575 điểm. Thứ Hai đầu tuần (21/9) nhiều khả năng vẫn sẽ là phiên tăng điểm”, MSI nhận định.

IVS đánh giá: “Với thông tin từ FED liệu thị trường có thực sự tích cực hơn tuần kế tiếp? Câu trả lời là chưa hẳn, bởi ngay ở phiên cuối tuần qua, thị trường đón nhận thông tin nhưng lại có diễn biến không đúng với kỳ vọng. Điều này sẽ suy đoán rằng thị trường sẽ tiếp tục trồi sụt với biên độ hẹp và chỉ một số cổ phiếu có tín hiệu tích cực nhờ những thông tin nội bộ nhưng sẽ không duy trì được lâu. Nhà đầu tư sẽ tiếp tục chiến lược mua bán ngắn hạn nhiều hơn, trong khi một số lượng khác tiếp tục chờ đợi cơ hội. Với việc VN-Index đóng cửa tại mốc 566 điểm (mốc điểm khá lửng lơ) cộng với thanh khoản sụt giảm mạnh nên cũng rất khó nhìn thấy xu hướng rõ ràng. Thận trọng và trading sẵn có là phương án tối ưu nhất giai đoạn này”.

MBS cho rằng: “Về mặt kỹ thuật, các chỉ số đã thành công trong việc kiểm nghiệm lại các vùng hỗ trợ quan trọng với VN-Index là 560 điểm và với HNX-Index là 76 điểm, và phiên tăng điểm tích cực với thanh khoản tốt ngày 18/9 mở ra khả năng tiếp tục tăng điểm để kiểm nghiệm lại các ngưỡng kháng cự cao hơn trong tuần tới, với VN-Index là vùng 575-580 điểm và HNX-Index là vùng 79 điểm”.

Tương tự là VCSC: “Hai chỉ số có thể sẽ duy trì đà tăng trong tuần giao dịch tới và có thể vượt được các mức 578 của VN-Index và 78.0 của HNX-Index. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo xung lượng và trạng thái xu hướng, lực cầu ngắn hạn có thể sẽ gia tăng trở lại và hai chỉ số có thể có thể sẽ bước vào giai đoạn biến động mạnh cả về điểm số và thanh khoản theo chiều hướng tích cực”.

SHS cũng đánh giá: “Còn quá sớm để kỳ vọng việc TPP sẽ được thông qua vào cuối năm nay, tuy vậy, có thể thấy thị trường đang vận động khá tích cực nhờ các thông tin hỗ trợ này. Theo đó, chúng tôi chuyển từ trạng thái thận trọng sang tích cực trong tuần giao dịch tới. Nhà đầu tư có thể bắt đầu tiến hành giải ngân trở lại tại nhóm các cổ phiếu có kỳ vọng về kết quả kinh doanh tích cực trong quý III, nhóm các mã kỳ vọng hưởng lợi từ TPP như dệt may, thủy sản, đồ gỗ cũng nên được xem xét”.

Trong khi các Dự khác như MBKE, BVSC, FPTS, KIS, BSC, SSI, VDSC chủ yếu đưa ra những ý kiến trung lập “Tiếp tục phân hóa”, “Sự tích cực sẽ không kéo dài lâu” hay “Vẫn đang đối mặt với rủi ro giảm giá”...

Sang phiên giao dịch 22/9, bất chấp thông tin vĩ mô tích cực được công bố, nhà đầu tư vẫn tỏ ra quá thận trọng khiến thị trường không thể bứt phá, thậm chí tâm lý “ăn non” khiến nhiều mã bluechip quay đầu giảm điểm và chỉ có may mắn VN-Index mới giữ được sắc xanh nhạt, trong khi đà tăng của HNX-Index được duy trì khá vững vàng.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 0,14 điểm (+0,02%) lên 572,26 điểm, HNX-Index tăng 0,25 điểm (+0,31%) lên 78,32 điểm. Thanh khoản cải thiện nhẹ so với phiên sáng hôm trước, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1.200 tỷ đồng.

Dù giá dầu thế giới tăng mạnh, nhưng cũng chỉ giúp cổ phiếu dầu khí trong nước tăng tốt ở nửa đầu phiên. Trong khi áp lực bán đã khiến nhóm ngân hàng suy yếu cả về điểm số lẫn thanh khoản, chỉ còn EIB tăng nhẹ 1 bước giá. Nhờ một số mã lớn như GAS, VNM, BVH, GMD, REE... tăng điểm nên VN-Index mới giữ được sắc xanh. Nhóm cổ phiếu thị trường đã giao dịch khởi sắc hơn, nhưng ít thay đổi về giá. VHG tiếp tục “cầm cờ” khi khớp được 6,72 triệu đơn vị.

Trên HNX, nhóm dầu khí lại là lực đỡ chính của sàn này khi các mã dầu khí lớn như PVS, PGS tăng tốt. PVX tăng 3,33% và khớp 2,14 triệu đơn vị. VIX, ASA và NDX đều tăng kịch trần, trong đó VIX khớp 2,55 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản.

>> Phiên giao dịch sáng 22/9: “Ăn non”

Trong buổi giao dịch chiều, áp lực chốt lời gia tăng, tập trung vào nhóm ngân hàng và dầu khí khiến thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm điểm. Tưởng chừng thị trường sẽ đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng “cứu tinh” đã xuất hiện, kích các chỉ số bật dậy.

Đóng cửa, VN-Index tăng 1,08 điểm (+0,19%) lên 573,2 điểm, HNX-Index tăng 0,28 điểm (+0,36%) lên 78,35 điểm. Thanh khoản cũng cải thiện mạnh so với phiên trước, tổng giá giao dịch đạt gần 2.400 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng, đạt 2,66 triệu đơn vị, giá trị 27 tỷ đồng.

“Vị cứu tinh” này chính là VNM khi bất ngờ tăng mạnh 3,03% và khớp 0,67 triệu đơn vị. Cùng với VNM còn có HAG, BVH, DPM, GMD, REE... HAG khớp được gần 3,8 triệu đơn vị. Ngược lại, VCB, MBB, BID, CTG, GAS, PVD... đều giảm điểm. Nhóm cổ phiếu thị trường vẫn giữ được nhịp giao dịch sôi động. VHG vẫn dẫn đầu thanh khoản với 8,46 triệu đơn vị được khớp, nhưng đã đảo chiều giảm 2,41%. FLC, HAI, FIT tăng tối thiểu, khớp gần 4 triệu đơn vị.

Trên HNX, 2 mã PVS, PGS vẫn giữ được sắc xanh, nhưng PVC đã giảm 1 bước giá. PVX giao dịch khá mạnh, tăng 3,3% và khớp 4,31 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn sàn. VIX cũng giữ được mức tăng tốt 5,12% và khớp 3,17 triệu đơn vị.

>> Phiên giao dịch chiều 22/9: "Cứu tinh" phút cuối

Về phần các Dự, hầu hết đều có nhận định trung lập trong bối cảnh thị trường chưa có dấu hiệu thoát ra khỏi xu thế giằng co trong khoảng hep trên nền thanh khoản thấp. Riêng MSI và VCSC có đánh giá đáng chú ý nhất.

“Các chỉ báo kỹ thuật khá tích cực (RSI, MFI đều có xu hướng đi lên, đường Stochastic đã cắt lên  trên đường tín hiệu). Phiên 22/9 sẽ tiếp tục tăng điểm nhẹ, VN-Index có thể sẽ test lại ngưỡng kháng cự 575 điểm. Dòng tiền đã có sự phân hóa, tập trung chủ yếu vào nhóm ngân hàng, bất động sản, và một số cổ phiếu cao su, dệt may, thủy sản nhờ thông tin từ kỳ họp TPP sẽ diễn ra vào cuối tháng 9/2015”, MSI nhận xét.

Còn VCSC đánh giá: “Hai chỉ số sẽ thử thách các mức kháng cự 575-578 của VN-Index và 78.0-78.5 của HNX-Index trong phiên 22/9. Đồng thời, lực cầu ngắn hạn đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn so với các phiên giao dịch trước, đặc biệt cho rằng hai chỉ số có thể bước vào giai đoạn biến động mạnh cả về điểm số và khối lượng giao dịch theo chiều hướng tích cực, nên đánh giá cao hai chỉ số có thể sẽ vượt được các vùng kháng cự 575-578 của VN-Index và 78.0-78.5 của HNX-Index”.

Đến phiên giao dịch 23/9, dù nhận được nhiều thông tin hỗ trợ cả vĩ mô, cũng như vi mô và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khả quan, cổ tức cao, nhưng thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng lình xình với thanh khoản thấp. Lượng hàng khá lớn từ phiên 18/9 cũng đã về đến tài khoản cũng là nguyên nhân gây áp lực lên thị trường.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 2,19 điểm (-0,38%) xuống 571,01 điểm, HNX-Index giảm 0,35 điểm (-0,45%) xuống 78 điểm.

Các nhóm cổ phiếu dẫn dắt như chứng khoán, dầu khí, ngân hàng đều không mấy tích cực. Một vài điểm sáng ở GAS, BVH, PVS, PVC... với thanh khoản thấp, không bù nổi mức giảm từ các mã vốn hóa lớn khác như VIC, MSN, VCB, ACB, SHB… Trong khi đó, dòng tiền đang có tín hiệu chảy vào nhóm bất động sản như FLC, DIG, HAG, VCG, HUT… JVC khớp hơn 3,4 triệu đơn vị, nhưng vẫn giữ ở mức sàn.

>> Phiên giao dịch sáng 23/9: Chưa có lối thoát

Trong phiên giao dịch chiều, tín hiệu tích cực đã rõ ràng hơn. Nhóm dầu khí đã có sự hồi phục khá tốt, một số mã ngân hàng cũng đã tăng trở lại, nhóm bất động sản giao dịch mạnh hơn. Điều này đã giúp VN-Index thu hẹp bớt đà giảm và cải thiện thanh khoản, còn HNX-Index duy trì được sắc xanh.

Đóng cửa, VN-Index giảm 0,48 điểm (-0,08%) xuống 572,72 điểm, HNX-Index tăng 0,12 điểm (+0,15%) lên 78,47 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn đạt 2.250 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 18 triệu đơn vị, giá trị hơn 376 tỷ đồng, mạnh nhất kể từ đầu năm.

Giá dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại khiến nhóm dầu khí khởi sắc trở lại khi GAS, PVD, DPM, PVS, PVC, PGS... đồng loạt tăng điểm. Cùng với đó, CTG, MBB, ACB hay BVH, GMD, VCG, NPT, CEO... cũng đã tăng trở lại, góp phần nâng đỡ các chỉ số. Nhóm bất động sản vẫn hút mạnh dòng tiền.

Đáng chú ý, BCI giao dịch thỏa thuận tới gần 17,7 triệu đơn vị (chiếm gần 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành), giá trị gần 378 tỷ đồng (chiếm gần 17% tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn). S99 tăng kịch trần, khớp 3,56 triệu đơn vị và vẫn còn dư mua trần. Ngược lại, JVC vẫn đo sàn, thanh khoản không mấy cải thiện so với phiên sáng do cung-cầu không khớp.

>> Phiên giao dịch chiều 23/9: Dòng tiền vào cổ phiếu bất động sản

Về phía các Dự, thị trường đóng cửa trong tình trạng trái chiều của các chỉ số. Tuy nhiên, IVS và MSI đã đúng khi cho rằng VN-Index sẽ giảm nhẹ.

“Tăng nhẹ trở lại đầy bất ngờ nhưng điều này không có nghĩa sẽ tiếp tục đà tăng thêm nữa. Áp lực bán đã xuất hiện dù chưa thực sự mạnh cũng đủ khiến cho thị trường gặp khó. Quan sát qua 03 phiên tăng liên tiếp thì cây nến tăng phiên 23/9 đã co hẹp cho thấy sự thận trọng quay lại và điều này báo hiệu một nhịp điều chỉnh có thể sẽ diễn ra. Hơn nữa số cổ phiếu mua ngày 18/9 về tài khoản và nhà đầu tư sẽ gia tăng chốt lời nên thực sự khó để tăng tiếp”, IVS nhận định.

MSI cũng đánh giá: “Kết thúc phiên 22/9, VN-Index hình thành một cây nến Doji, nhà đầu tư vẫn đang giao dịch khá thận trọng. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, phiên 23/9 thị trường sẽ giằng co quanh mốc 575 điểm, kết phiên có thể giảm điểm nhẹ”.

Còn nhận định của VCSC chưa thật hợp lý: “Hai chỉ số có thể duy trì đà tăng và vượt qua vùng kháng cự 575-578 của VN-Index và 78.0-78.5 của HNX-Index trong phiên 23/9. Đồng thời, áp lực chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng, nhưng áp lực này không đáng kể và rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, dòng tiền ngắn hạn sẽ tiếp tục gia tăng và lan tỏa đều ở các nhóm cổ phiếu trong vài phiên tới”.

Tới phiên giao dịch 24/9, tâm lý thận trọng khiến thị trường tiếp tục giằng co mạnh theo chiều hướng giảm dần với mức thanh khoản thấp. Có thời điểm các chỉ số đã lùi về dưới tham chiếu, song sức cầu tốt cuối phiên đã giúp chỉ số bật trở lại.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 1,44 điểm (+0,25%) lên 574,16 điểm, HNX-Index tăng 0,29 điểm (+0,37%) lên 78,76 điểm. Thanh khoản rất thấp, nhất là trên HNX. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chỉ 800 tỷ đồng.

Nhóm dầu khí đã chịu sức ép khá lớn chỉ sau 1 phiên tăng trước đó. Các mã như GAS, PVD, PVS, PVC, PVB đều giảm từ 100-300 đồng. Bù lại, nhóm ngân hàng cũng đã hồi lại ở cuối phiên khi chỉ còn STB giảm nhẹ, BID và SHB đứng tham chiếu, còn lại đều tăng điểm, MBB và CTG khớp trên 1 triệu đơn vị. Nhóm cổ phiếu vẫn thu hút khá tốt dòng tiền nên có thanh khoản khá tốt, nhưng điểm số vẫn lình xình. DLG khớp mạnh nhất HOSE với hơn 5 triệu đơn vị được khớp, còn KLF dẫn đầu HNX với 1,86 triệu đơn vị.

>> Phiên giao dịch sáng 24/9: Nhóm đầu cơ hút tiền

Trong buổi giao dịch chiều, thị trường vẫn trong thế giằng co khi tâm lý thận trọng được duy trì. Trong khi nhóm cổ phiếu thị trường vẫn giao dịch khá sôi nổi thì sức ép đối với các cổ phiếu lớn càng về cuối càng mạnh, khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ, còn HNX-Index cũng bị thu hẹp đáng kể đà tăng.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,47 điểm (-0,43%) xuống 570,25 điểm, HNX-Index tăng 0,13 điểm (+0,17%) lên 78,61 điểm. Thanh khoản phiên chiều đã cải thiện đáng kể, tổng giá trị giao dịch cả phiên đạt 2.100 đồng. Khối ngoại đã quay ra mua ròng gần 0,15 triệu đơn vị, nhưng về giá trị vẫn là bán ròng hơn 8  tỷ đồng.

Sức ép gia tăng khiến nhóm dầu khí nới rộng đà giảm. PVD giảm 1,67%, GAS giảm 1,25%, PVS giảm 2,28%, PVC giảm 1,46%, PVB giảm hơn 1%... Nhóm ngân hàng chỉ còn CTG và MBB duy trì được mức tăng nhẹ, thanh khoản cao, còn lại đều suy giảm rõ rệt. Từ đó, nhóm bluechips như MSN, VIC, VNM, KDC... cũng giảm theo, tạo gánh nặng thêm cho chỉ số.

HNX-Index giữ được sắc xanh cũng nhờ một số mã như ACB, AAA, SCR, LAS, PLC tăng điểm. Trong khi đó, dòng tiền vẫn “ưu ái” nhóm thị trường, nên không chỉ thanh khoản gia tăng mà điểm số cũng cải thiện đôi chút. VHG vượt qua DLG để dẫn đầu thanh khoản HOSE, dù cùng khớp hơn 7,3 triệu đơn vị. Tương tự là KLF và VIX trên HNX với sự nhỉnh hơn của KLF khi cả cùng khớp hơn 2 triệu đơn vị.

>> Phiên giao dịch chiều 24/9: Dòng tiền chuyển hướng

Về phần các Dự, thị trường có phiên thứ 2 liên tiếp kết thúc trái chiều, trong đó VN-Index tiêp tục chịu sức ép lớn hơn nên vẫn giảm điểm. Bởi vậy, các Dự theo có nhận định trung lập như BVSC, SSI, IVS, BSC, MBKE, VDSC, SHS, FPTS, KIS đã “an toàn”.

Trong khi những MSI, MBS, VCSC chưa có đánh giá thật sự hợp lý.

VCSC duy trì quan điểm: “Hai chỉ số có thể duy trì đà tăng và bước vào giai đoạn biến động mạnh cả về điểm số và thanh khoản theo chiều hướng tích cực trong vài phiên tới, khả năng hai chỉ số có thể sẽ vượt được các mức kháng cự 575-578 của VN-Index và 78.0-78.5 của HNX-Index là khá cao. Đồng thời, hai chỉ số có thể chỉ xuất hiện các nhịp rung lắc nhẹ trong phiên”.

MSI cũng đánh giá: “Phiên 24/9, nhiều khả năng VN-Index sẽ hồi phục và tăng nhẹ. Thị trường cần có các thông tin hỗ trợ thu hút dòng tiền hơn trong giai đoạn hiện nay, nhà đầu tư nếu thực hiện giải ngân chỉ nên mua với tỷ lệ thấp/trung bình ”.

Tương tự là MBS: “Về mặt kỹ thuật, các chỉ số vẫn nằm trong xu hướng tiến lên các vùng kháng cự cao hơn là vùng 580 điểm với VN-Index và vùng 79 điểm với HNX-Index. Hiện tượng thanh khoản tăng lên là tín hiệu cho thấy chuyển biến tích cực của dòng tiền trong thời điểm thị trường giao dịch giằng co. Diễn biến tích lũy tích cực đang diễn ra và trạng thái hồi phục của các chỉ số có thể tiếp tục diễn ra ở các phiên tới. Nhà đầu tư tiếp tục duy trì danh mục hiện tại, theo dõi biến động tiếp theo của thị trường để có hành động phù hợp”.

Bước sang phiên giao dịch cuối tuần 25/9, thiếu sự dẫn dắt của các cổ phiếu bluechip, trong khi những con sóng chứng khoán, ngân hàng, bất động sản lần lượt qua đi, khiến thị trường thiếu nội lực để bứt phá. Vì vậy, cả 2 sàn đều giảm điểm với sắc đỏ lan rộng trên bảng điện tử.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 1,73 điểm (-0,3%) xuống 568,52 điểm, HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,25%) xuống 78,41 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chỉ hơn 800 tỷ đồng.

Nhóm VN30 và HNX30 là lực cản chính của thị trường khi sắc đỏ chiếm ưu thế khi có tổng cộng 38 mã giảm điểm và chỉ có 11 mã tăng giá. Đáng chú ý chính là sự suy yếu của dòng tiền. Dòng tiền ít ỏi vẫn chủ yếu tập trung vào những mã thị trường, tuy nhiên, không có cổ phiếu nào khớp tới 2 triệu đơn vị. CII và KLF khớp mạnh nhất trên mỗi sàn với chỉ 1,84 triệu và 1,42 triệu đơn vị được khớp.

>> Phiên giao dịch sáng 25/9: Sắc đỏ lan rộng

Trong phiên giao dịch chiều, thị trường tiếp tục diễn biến giằng co trong sự ảm đạm của dòng tiền. Các chỉ số liên tục giằng co quanh các mốc hỗ cứng 570 với VN-Index và 78 điểm với HNX-Index. Dù vậy, các chỉ số vẫn giữ thành công các mốc hỗ trợ này nhờ tín sự cực của một vài mã cổ phiếu.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,13 điểm (+0,02%) lên 570,38 điểm, HNX-Index tăng 0,07 điểm (+0,08%) lên 78,67 điểm. Thanh khoản phiên chiều đã được cải thiện hơn, tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Khối ngoại tăng mạnh bán ròng, đạt hơn 3,6 triệu đơn vị, giá trị trên 262 tỷ đồng.

Nhóm VN30 và HNX30 dù đã có chút ít hồi phục, nhưng sức ì vẫn khá lớn nên vẫn gây sức ép lên thị trường. Các chỉ số duy trì được sắc xanh nhạt đến từ sự tích cực của nhóm cổ phiếu thị trường. CII và KLF vẫn dẫn đầu thanh khoản mỗi sàn khi khớp lần lượt 3,15 triệu và 2,68 triệu đơn vị. Đặc biệt là giao dịch thỏa thuận mạnh của 2 mã MSN và TTP với giá trị chiếm tới hơn 1/3 tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn, qua đó “cứu” thanh khoản chung của cả thị trường.

>> Phiên giao dịch chiều: MSN, TTP thỏa thuận mạnh, VN-Index giữ được mốc 570

Về phía các Dự, việc các chỉ số vừa kịp tăng nhẹ ở những phút cuối phiên khiến nhận định của MSI và VCSC không còn chính xác.

“Hai chỉ số có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh nhẹ về mức 565 của VN-Index và 78.0 của HNX-Index và dần hồi phục về cuối phiên trong phiên 25/9. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo xung lượng ngắn hạn, hai chỉ số chỉ xuất hiện các nhịp điều chỉnh kỹ thuật và rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp”, VCSC nhận định.

MSI cũng cho rằng: “Các tín hiệu kỹ thuật đang tiêu cực hơn, RSI đã chạm ngưỡng quá bán và đi xuống, đường stochastic cũng cắt xuống dưới đường tín hiệu, dải Bollinger đang thu hẹp dần. Tình trạng đi ngang tích lũy vẫn còn và phiên 25/9 thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm điểm”.

Tổng kết tuần giao dịch từ 21/9 đến 25/9, cũng giống như 2 tuần trước, vẫn chưa có sự tích cực cụ thể nào xuất hiện để giúp thị trường thoát khỏi diễn biến giằng co tích lũy trong khoảng hẹp trên nền thanh khoản thấp. Dòng tiền vẫn rất thận trọng quan sát và chờ đợi. Trong khi đó, khối ngoại đang gia tăng mạnh việc bán ròng càng khiến tâm lý thị trường thiếu tích hơn. HNX-Index tăng tốt hơn HOSE về mặt điểm số do ít chịu áp lực từ các mã lớn, song thanh khoản vẫn rất èo uột.

Về phía các chỉ số, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, VN-Index tăng 4,13 điểm (+0,74%) lên 570,38 điểm. Trong khi đó, HNX-Index đã tăng cả 05 phiên giao dịch, với mức tăng tổng cộng 0,92 điểm (+1,17%) lên 78,67 điểm.

TRÚNG

TRUNG LẬP

TRẬT

T2/21/9

HOSE(+5,87/1,04%/572,12)

HNX(+0,32/0,41%/78,07)

MSI, IVS, SHS, VCSC, MBS

MBKE, BVSC, FPTS, KIS, BSC, SSI, VDSC

T3/22/9

HOSE(+1,08/0,19%/573,2)

HNX(+0,28/0,36%/78,35)

MSI, VCSC

IVS, SHS, KIS, FPTS,

BVSC, MBKE, BSC, MBS, SSI, VDSC

T4/23/9

HOSE(-0,48/0,08%/572,72)

HNX(+0,12/0,15%/78,47)

IVS, MSI

SHS, BSC, KIS, FPTS, MBKE, BVSC, VDSC, MBS, SSI

VCSC

T5/24/9

HOSE(-2,47/0,43%/570,25)

HNX(+0,13/0,17%/78,61)

BVSC, SSI, IVS, BSC, MBKE, VDSC, SHS, KIS

FPTS, MSI, MBS, VCSC

T6/25/9

HOSE(+0,13/0,02%/570,38)

HNX(+0,07/0,08%/78,67)

SHS, BSC, SSI, FPTS, VDSC, BVSC, MBKE, MBS, KIS, IVS

MSI, VCSC

Tin bài liên quan