Thị trường chứng khoán vẫn được nhiều ý kiến nhìn nhận có triển vọng tăng điểm

Thị trường chứng khoán vẫn được nhiều ý kiến nhìn nhận có triển vọng tăng điểm

Nhiễu động vì ETF

(ĐTCK) Tuần qua, giao dịch của các quỹ đầu tư theo chỉ số (ETF) nước ngoài khiến tâm lý thị trường nhiễu động, nhưng vẫn có không ít nhóm cổ phiếu tăng giá tốt và thu hút dòng tiền đầu cơ. Dự báo, thị trường sẽ có diễn biến khả quan, trong bối cảnh dòng vốn trên toàn cầu đang ưa chuộng cổ phiếu.

Các thị trường cổ phiếu toàn cầu đã có một tuần giao dịch lạc quan, các chỉ số đại diện đều tăng điểm. Ở Mỹ, Russell 2000 là chỉ số phục hồi mạnh nhất, với mức tăng 1,5%. Chỉ số S&P 500 và Công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ. Quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lên 0,75 - 1%/năm được giới đầu tư nhìn nhận là tốt cho nền kinh tế nước này và vì vậy tốt cho lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chúng tôi nhận thấy, không ít nhà đầu tư đang mất phương hướng. Một phần thị trường bi quan do những cổ phiếu được thêm vào danh mục của các quỹ ETF ngoại giảm giá mạnh.

Ở thị trường châu Âu, chỉ số Euro Stoxx 50 tăng 0,5%, chỉ số DAX của Đức và FTSE 100 của Anh đều tăng gần 1%. Xu hướng của các chỉ số này đều cho thấy sự lạc quan đang chiếm ưu thế trong giai đoạn gần đây. Một số quan điểm cho rằng, kết quả tăng điểm của thị trường liên quan đến chiến thắng của Mark Rutte trong cuộc bầu cử Thủ tướng ở Hà Lan. Ông là người theo đường lối ủng hộ nhập cư và một châu Âu thống nhất.

Chứng khoán châu Á tuần qua dẫn dắt bởi sự bứt phá của các thị trường mới nổi, điển hình là Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Chỉ số Sensex của Ấn Độ và Jakarta Composite của Indonesia đều ở mức cao nhất trong lịch sử.

Nhìn chung, tuần qua, dòng vốn đổ mạnh vào cả cổ phiếu của thị trường chứng khoán phát triển, mới nổi và cận biên. Giá chứng chỉ quỹ iShares đầu tư vào nhóm các thị trường mới nổi (EEM) bứt phá mạnh, tăng 4,07%, giá chứng chỉ quỹ đầu tư vào các thị trường phát triển (EFA) tăng 1,67% và giá chứng chỉ quỹ đầu tư vào các thị trường cận biên (FM) tăng gần 2%. Chúng tôi cho rằng, sự bứt phá này sẽ còn dư âm trong tuần giao dịch tới, nghĩa là dòng vốn tiếp tục ưa chuộng cổ phiếu trong số các tài sản rủi ro.

Về mặt ngành, cổ phiếu xây dựng nhà ở đang là nhóm tăng giá vượt trội trên thị trường chứng khoán Mỹ. Tiếp theo là nhóm công nghệ, hàng tiêu dùng thiết yếu lẫn tiêu dùng lâu bền. Cổ phiếu ngân hàng, vật liệu đang tạm thời đứng giá. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu năng lượng, sức khỏe và dịch vụ vẫn yếu.

Giao dịch trên thị trường hàng hóa tuần qua khá ổn định do giá dầu bình ổn trở lại. Giá quặng sắt tiếp tục trong xu hướng tăng mạnh. Các kim loại công nghiệp như đồng, nhôm, niken ở trạng thái tích lũy sau khi đã tăng từ cuối năm 2016. Nhìn chung, thị trường hàng hóa tiếp tục cho thấy sự trở lại của lạm phát, nhưng ở mức độ chậm rãi.

Giá USD trong tuần qua giảm khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác như Bảng Anh, Euro, Yên Nhật, Franc Thụy Sĩ. Tín hiệu của Fed cho thấy, lãi suất USD sẽ tăng chậm hơn kỳ vọng của giới đầu tư có thể là nguyên nhân khiến giá đồng tiền này giảm. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng, đây chỉ là phản ứng đầu cơ ngắn hạn. Xu hướng mạnh lên của USD trong năm nay nhiều khả năng sẽ tiếp diễn. Trong một diễn biến khác, giá vàng có sự phục hồi bất ngờ do có tương quan âm với “đồng bạc xanh”.

Với thị trường cổ phiếu trong nước, giao dịch của các quỹ đầu tư theo chỉ số (ETF) nước ngoài khiến tâm lý thị trường nhiễu động. Chúng tôi nhận thấy, không ít nhà đầu tư đang mất phương hướng. Một phần thị trường bi quan do những cổ phiếu được thêm vào danh mục của các quỹ ETF ngoại giảm giá mạnh.

Ngược lại, một bộ phận nhà đầu tư lạc quan vì vẫn có không ít nhóm cổ phiếu tăng giá tốt và thu hút dòng tiền đầu cơ. Chúng tôi nằm trong số những nhà đầu tư lạc quan về xu hướng thị trường. Tuần giao dịch này (20 - 24/3), chúng tôi tiếp tục quan tâm tới nhóm cổ phiếu xây dựng, bất động sản và chứng khoán.

Tin bài liên quan