Khối ngoại gom mạnh cổ phiếu VIS, mua ròng khủng hơn 540 tỷ đồng trong phiên 3/11

Khối ngoại gom mạnh cổ phiếu VIS, mua ròng khủng hơn 540 tỷ đồng trong phiên 3/11

(ĐTCK) Cùng với nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã có cuộc đua giao dịch với lượng mua bán tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Trong đó, với giao dịch đột biến cổ phiếu VIS, khối này đã mua ròng khủng với giá trị hơn 540 tỷ đồng.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 29,28 triệu đơn vị, với tổng giá trị 851,52 tỷ đồng, tăng mạnh 116,89% về lượng và 95% về giá trị so với phiên 2/11.

Trong khi đó, khối này bán ra 12,88 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 346,4 tỷ đồng, tăng 44,57% về lượng và 57,25% về giá trị so với phiên trước.

Như vậy, khối ngoại đã mua ròng với khối lượng 16,4 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 505,12 tỷ đồng, tăng mạnh 257,33% về lượng và 133,64% về giá trị so với phiên trước.

Phiên hôm nay, VIS dẫn đầu với danh mục mua ròng mạnh với hơn 14,7 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị lên tới 376,48 tỷ đồng. Tuy nhiên, giao dịch chủ yếu được thực hiện thỏa thuận nên cầu ngoại không hỗ trợ nhiều tới diễn biến cổ phiếu VIS. Đóng cửa, VIS tăng 2,1% lên mức 27.000 đồng/CP với khối lượng khớp 264.630 đơn vị.

Trong khi đó, VNM lùi về vị trí thứ 2 và cách khá xa khi được mua ròng 33,54 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng 221.290 đơn vị.

Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo gồm HBC (27,34 đồng), NT2 (27,15 tỷ đồng), BID (16,11 tỷ đồng), NLG, VCI và GAS (cùng được mua ròng hơn 10 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, KBC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 3,06 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 35,69 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí tiếp theo, MSN bị bán ròng 415.660 đơn vị, giá trị 24,94 tỷ đồng và HSG bị bán ròng 666.280 đơn vị, giá trị 14,36 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 1,68 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 26,31 tỷ đồng, tgiảm nhẹ 5,5% về lượng và 23,67% về giá trị so với phiên trước.

Ngược lại, khối này bán ra 975.673 đơn vị, giá trị 7,63 tỷ đồng, tăng 27,82% về lượng nhưng giảm 38,76% về giá trị so với phiên trước.

Qua đó, khối này đã mua ròng 700.623 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 18,68 tỷ đồng, giảm 30,68% về lượng và 15,13% về giá trị so với phiên trước đó.

Trong đó, cổ phiếu VCG tiếp tục dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh với khối lượng 746.400 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 15,76 tỷ đồng.

Tiếp đó, VGC được mua ròng 101.400 đơn vị, giá trị hơn 2,15 tỷ đồng và HUT được mua ròng 200.000 đơn vị, giá trị 2,05 tỷ đồng. Ngoài ra, LAS và MAS cùng được mua ròng hơn 1 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, SHS là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 1,46 tỷ đồng, tương đương khối lượng 87.900 đơn vị. Tiếp đó, PHC bị bán ròng 1,44 tỷ đồng (118.492 đơn vị). Đây cũng là 2 mã duy nhất bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.

Cong xét về khối lượng, PVX dẫn đầu danh mục bán ròng với 432.096 đơn vị, giá trị tương ứng hơn 875 triệu đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 516.520 đơn vị, giá trị 17,64 tỷ đồng, tăng 137,59% về lượng và 61,84% về giá trị so với phiên trước.

Ngược lại, khối ngoại bán ra 14.800 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 0,19 tỷ đồng, tăng 52% về lượng nhưng giảm 62,75% về giá trị so với phiên trước.

Như vậy, trong phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 501.720 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 17,45 tỷ đồng, tăng mạnh 141,6% về lượng và 67,95% về giá trị so với phiên trước.

Cổ phiếu KDF tiếp tục là cổ phiếu dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh với khối lượng 105.000 đơn vị, giá trị tương ứng 6,09 tỷ đồng.

Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo gồm GEX (201.400 đơn vị, giá trị 4,22 tỷ đồng), SCS (23.900 đơn vị, giá trị 2,53 tỷ đồng), LPB (99.100 đơn vị, giá trị 1,27 tỷ đồng), VGG (20.900 đơn vị, giá trị 1,08 tỷ đồng).

Trái lại, khối này bán ròng 8 mã, trong đó FOX là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với 1.580 đơn vị, giá trị tương ứng gần 113 triệu đồng.

Tiếp đó, NTW bị bán ròng 13,2 triệu đồng, còn lại các mã chỉ bị bán ròng vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 3/11, khối ngoại đã mua ròng 17,6 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 541,25 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần về lượng và gấp gần 2,2 lần về giá trị so với phiên trước (mua ròng 5,81 triệu đơn vị, giá trị 248,6 tỷ đồng). 

Tin bài liên quan