.

Gỡ vướng cho cổ đông chiến lược


(ĐTCK) Cơ chế hiện hành về bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đang có một số bất cập, khiến nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa khó tìm được nhà đầu tư. Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Bộ đề xuất nhiều giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả bán vốn của Nhà nước.

Ông Đặng Quyết Tiến

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, đâu là nguyên nhân khiến nhà đầu tư chiến lược chưa mặn mà tham gia các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của doanh nghiệp nhà nước?

Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại doanh nghiệp cổ phần hóa có nghĩa vụ cung cấp các nguồn lực theo cam kết cho doanh nghiệp, nhưng không được bán cổ phiếu trong vòng 5 năm, dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế.

Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện theo hình thức thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng, với tiêu chí lựa chọn do Ban chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch và dễ dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước.

Một số doanh nghiệp chỉ có một nhà đầu tư chiến lược đăng ký tham gia mua cổ phần sẽ được thực hiện bán theo phương thức thỏa thuận trực tiếp, dễ dẫn đến thất thoát vốn của Nhà nước và không đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, cũng như nguyên tắc thị trường trong quá trình cổ phần hóa. Việc Nhà nước đứng ra lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho công ty sau khi cổ phần hóa là không hợp lý, bởi khi đó, nếu cần thì các cổ đông sẽ lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đề xuất hướng khắc phục bất cập trên như thế nào, thưa ông?

Dự thảo Nghị định về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần bổ sung tiêu chuẩn của nhà đầu tư chiến lược phải là nhà đầu tư có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp cổ phần hóa, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi và vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập phải đảm bảo có đủ nguồn để mua số lượng cổ phần đăng ký mua. Quy định này nhằm lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược có chất lượng.

Dự thảo Nghị định bỏ hình thức bán trước cho nhà đầu tư chiến lược và bỏ quy định mức khống chế số lượng tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược tại mỗi doanh nghiệp.

Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua thì không tổ chức bán thỏa thuận, mà chuyển sang bán đấu giá công khai cùng với các nhà đầu tư thông thường khác.

Ông Trần Thiên Hà

Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán An Phát

Trường hợp Nhà nước bán hết cổ phần, thì không cần phải tìm cổ đông chiến lược

Chính phủ đang phát đi thông điệp mạnh mẽ về bán toàn bộ phần vốn nhà nước ở những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.

Do đó, với những doanh nghiệp này, không nên đặt vấn đề phải tìm kiếm đối tác chiến lược, vì như vậy sẽ kéo dài thời gian cổ phần hóa.

Hơn nữa, khi đã xác định bán toàn bộ doanh nghiệp ra bên ngoài, thì doanh nghiệp sau cổ phần hóa có nhu cầu tìm nhà đầu tư chiến lược hay không hãy để cho ông chủ mới lo, Nhà nước không cần nhọc công làm việc này.

Việc dự thảo Nghị định đặt ra các tiêu chí về nhà đầu tư chiến lược, trong đó có yêu cầu đối tượng nhà đầu tư này phải có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp, nếu xét thấy cần thiết thì chỉ nên áp dụng đối với các doanh nghiệp mà sau khi cổ phần hóa Nhà nước còn nắm cổ phần chi phối, để phù hợp với định hướng hoạt động của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.

... hiện/ẩn

Trường hợp có từ 2 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần và tổng số cổ phần các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua bằng hoặc lớn hơn số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt thì tổ chức thực hiện đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau trên Sở giao dịch chứng khoán. Việc tổ chức cuộc bán đấu giá này thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai ra công chúng, với giá khởi điểm là giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai ra công chúng.

Trong trường hợp tổng số cổ phần các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua nhỏ hơn số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt thì tiến hành thỏa thuận cho từng nhà đầu tư chiến lược, với giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai ra công chúng.

Nhiều doanh nghiệp than phiền rằng, sở dĩ họ gặp khó khăn trong tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có chất lượng vì phí thuê nhà tư vấn bị khống chế ở mức thấp, nên họ gần như không thể thuê tư vấn có chất lượng của nước ngoài. Quy địnhnày có được sửa đổi không, thưa ông?

Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần giao Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí cổ phần hóa và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 196/2011/TT-BTC, trong đó có quy định: mức chi phí cổ phần hóa tính theo giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (mức chi không quá 500 triệu đồng đối với các doanh nghiệp có giá trị trên 100 tỷ đồng). Trường hợp cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan có thẩm quyền nếu vượt mức quy định.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số bộ, địa phương, doanh nghiệp đề nghị bổ sung hướng dẫn chi phí về cổ phần hóa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô lớn thực hiện thuê tư vấn, quảng bá doanh nghiệp trong và ngoài nước để thu hút các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư chiến lược.

TS. Lê Đăng Doanh

Chuyên gia kinh tế

Cần cân nhắc kỹ khi yêu cầu nhà đầu tư chiến lược có cùng ngành nghề kinh doanh chính

Phải khẳng định là việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa là cần thiết, bởi đây là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi quản trị, cung cách quản lý hậu cổ phần hóa.

Thực tế đã chứng minh, nếu để cổ đông nhà nước nắm cổ phần chi phối, còn lại các cổ đông là đại diện tổ chức công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp, cổ đông nhỏ lẻ bền ngoài, mà không có cổ đông chiến lược, thì sau cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ là “bình mới, rượu cũ”.

Tuy nhiên, đặt ra tiêu chí nhà đầu tư chiến lược phải là nhà đầu tư có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp là đi cần cân nhắc kỹ. Lý do là nếu áp dụng theo hướng này, thì vừa làm hạn chế khả năng tìm kiếm cổ đông chiến lược của doanh nghiệp, vừa loại bỏ cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tài chính.

Trong khi thông lệ quốc tế là mở đường cho nhà đầu tư tài chính đầu tư vào doanh nghiệp hậu cổ phần hóa, vì sự xuất hiện của các nhà đầu tư này sẽ tạo ra nhân tố mới trong giám sát doanh nghiệp.

Do đó, trong tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, không nên đặt ra yêu cầu đối tượng nhất thiết phải có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp, mà chỉ nên đặt ra các tiêu chí về khả năng tài chính, quy mô hoạt động, mức độ tham gia vào quản trị doanh nghiệp hậu cổ phần hóa…

...hiện/ẩn

Để tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp cổ phần hóa và cơ quan đại diện chủ sở hữu, dự thảo Nghị định về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần sửa theo hướng chi phí cổ phần hóa giao cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, tổng giám đốc (hoặc giám đốc) doanh nghiệp quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Trong đó, các gói thầu lựa chọn tư vấn (định giá, xây dựng phương án cổ phần hóa, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược…) tiếp tục áp dụng hình thức chỉ định thầu nếu giá trị gói thầu từ 3 tỷ đồng trở xuống như quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 116/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP. Các khoản chi phí cổ phần hóa phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định hiện hành.

2002

Lần đầu tiên có Nghị định quy định về việc ưu tiên bán cổ phần cho nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ, thị trường, vốn và kinh nghiệm quản lý, nhưng chưa phải là định nghĩa về nhà đầu tư chiến lược.

2004

Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 (thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP) quy định, nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước như: người sản xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp; người cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm của doanh nghiệp; người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý.

Nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20% số cổ phần bán ra bên ngoài, với giá ưu đãi (giảm 20% so với giá đấu thành công bình quân). Theo Thông tư 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006, người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá, các pháp nhân trong cùng tổng công ty không được xác định là nhà đầu tư chiến lược.

2007

Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 (thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP) quy định, nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp.

Tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược không vượt quá 50% số cổ phần bán ra bên ngoài. Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân và không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 3 năm.

2011

Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 (thay thế Nghị định 109/2007/NĐ-CP) quy định, nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa tối đa là 3. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm. Tùy từng trường hợp, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai, hoặc không thấp hơn giá khởi điểm.

2014-2015

Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, có hiệu lực từ ngày 15/1/2014 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP) và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 189/2015/NĐ-CP) không đưa ra định nghĩa mới về nhà đầu tư chiến lược. Đáng chú ý, Nghị định 116 không khống chế số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Dự kiến sửa đổi: Theo dự thảo Nghị định về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định 59, 189 và 116 nêu trên), nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp cổ phần hóa, có năng lực tài chính (kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi; vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập phải đảm bảo có đủ nguồn để mua số lượng cổ phần đăng ký mua) và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hoá về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bỏ hình thức bán trước cho nhà đầu tư chiến lược và bỏ quy định mức khống chế số lượng tối đa 3 nhà đầu tư nhà đầu tư chiến lược tại mỗi doanh nghiệp. Thay vào đó, nếu chỉ có 1 nhà đầu tư chiến lược thì nhà đầu tư được phép tham dự mua đấu giá công khai. Trường hợp có 2 nhà đầu tư chiến lược trở lên, thì tùy từng trường hợp sẽ tổ chức đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược trên Sở giao dịch chứng khoán (thực hiện sau cuộc đấu giá công khai), hoặc bán thỏa thuận, với giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai ra công chúng.


Phương thức bán cổ phần lần đầu theo quy định hiện hành

1) Đấu giá công khai: khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì tổ chức đấu giá tại tổ chức trung gian hoặc tại doanh nghiệp; khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên thì tổ chức đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán.

2) Bảo lãnh phát hành: Trường hợp không bán hết, các tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết theo nguyên tắc không thấp hơn giá khởi điểm.

3) Thỏa thuận trực tiếp: Bán cổ phần cho các nhà đầu tư theo kết quả thương thảo giữa Ban Chỉ đạo cổ phần hóa hoặc tổ chức được Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền với từng nhà đầu tư. Giá bán không thấp hơn giá khởi điểm (đối với trường hợp bán thỏa thuận trước cho nhà đầu tư chiến lược) hoặc không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất (đối với trường hợp xử lý cổ phần không bán hết của cuộc đấu giá công khai).

* Dự kiến, trong thời gian tới sẽ bổ sung phương thức dựng sổ (Book building).

Ông Trần Thiên Hà

Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán An Phát

Trường hợp Nhà nước bán hết cổ phần, thì không cần phải tìm cổ đông chiến lược

Chính phủ đang phát đi thông điệp mạnh mẽ về bán toàn bộ phần vốn nhà nước ở những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.

Do đó, với những doanh nghiệp này, không nên đặt vấn đề phải tìm kiếm đối tác chiến lược, vì như vậy sẽ kéo dài thời gian cổ phần hóa.

Hơn nữa, khi đã xác định bán toàn bộ doanh nghiệp ra bên ngoài, thì doanh nghiệp sau cổ phần hóa có nhu cầu tìm nhà đầu tư chiến lược hay không hãy để cho ông chủ mới lo, Nhà nước không cần nhọc công làm việc này.

Việc dự thảo Nghị định đặt ra các tiêu chí về nhà đầu tư chiến lược, trong đó có yêu cầu đối tượng nhà đầu tư này phải có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp, nếu xét thấy cần thiết thì chỉ nên áp dụng đối với các doanh nghiệp mà sau khi cổ phần hóa Nhà nước còn nắm cổ phần chi phối, để phù hợp với định hướng hoạt động của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.

... hiện/ẩn

TS. Lê Đăng Doanh

Chuyên gia kinh tế

Cần cân nhắc kỹ khi yêu cầu nhà đầu tư chiến lược có cùng ngành nghề kinh doanh chính

Phải khẳng định là việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa là cần thiết, bởi đây là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi quản trị, cung cách quản lý hậu cổ phần hóa.

Thực tế đã chứng minh, nếu để cổ đông nhà nước nắm cổ phần chi phối, còn lại các cổ đông là đại diện tổ chức công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp, cổ đông nhỏ lẻ bền ngoài, mà không có cổ đông chiến lược, thì sau cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ là “bình mới, rượu cũ”.

Tuy nhiên, đặt ra tiêu chí nhà đầu tư chiến lược phải là nhà đầu tư có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp là đi cần cân nhắc kỹ. Lý do là nếu áp dụng theo hướng này, thì vừa làm hạn chế khả năng tìm kiếm cổ đông chiến lược của doanh nghiệp, vừa loại bỏ cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tài chính.

Trong khi thông lệ quốc tế là mở đường cho nhà đầu tư tài chính đầu tư vào doanh nghiệp hậu cổ phần hóa, vì sự xuất hiện của các nhà đầu tư này sẽ tạo ra nhân tố mới trong giám sát doanh nghiệp.

Do đó, trong tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, không nên đặt ra yêu cầu đối tượng nhất thiết phải có cùng ngành nghề kinh doanh chính với doanh nghiệp, mà chỉ nên đặt ra các tiêu chí về khả năng tài chính, quy mô hoạt động, mức độ tham gia vào quản trị doanh nghiệp hậu cổ phần hóa…

...hiện/ẩn