Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 1

  • 4/9: 556,81 +2,51(+0,45%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 31/8: 564,75 -6,12(-1,07%)
  • 1/9: 562,31 -2,44(-0,43%)
  • 3/9: 554,30 -8,01(-1,42%)

TB: 96,77 tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 96,77 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị đạt 1.628,12 đồng, cùng giảm hơn 36% cả về lượng và giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -14,06

Tương ứng giảm 2,47%

CHỐT TUẦN: 556,81

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 1

  • 1/9: 77,04 +0,14(+0,18%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 31/08: 76,90 -1,37(-1,75%)
  • 3/9: 76,58 -0,46(-0,60%)
  • 4/9: 76,32 -0,26(-0,33%)

TB: 41,86 tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 41,86 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt gần 453 tỷ đồng, tăng 26,81% về lượng và 19,17% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -1,95

Tương ứng giảm 2,5%

CHỐT TUẦN: 76,32

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua giảm mua ròng trên sàn HNX, đồng thời đẩy mạnh bán ròng trên sàn HOSE. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 30,39 triệu đơn vị, trong khi tuần trước mua ròng 5,66 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 531,53 tỷ đồng, gấp 32,9 lần so với tuần trước.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ TTP +30.59%
  • ⇑ HLG +26.19%
  • ⇑ S12 +24.00%
  • ⇓ SDG -25.91%
  • ⇓ PNC -23.50%
  • ⇓ CTA -20.00%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

FLC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 20.351.940 đơn vị, tính trung bình đạt 5.098.985 đơn vị/phiên.

CII: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 17.601.510 đơn vị, tính trung bình đạt 4.400.377 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

-350 tỷ đồng

Chi tiết

Giảm tới hơn 6% giá trị xuống còn 29.700 đồng, cổ phiếu HPG là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong nhóm sau tuần giao dịch đầu tiên của tháng 9. Điều này khiến tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã “bốc hơi” hơn 350 tỷ đồng, nhiều nhất trong nhóm, xuống mức 5.474 tỷ đồng. Theo đó, tài sản của vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng giảm trên 101 tỷ đồng, xuống 1.586 tỷ đồng. Tổng cộng, gia đình ông Chủ tịch HPG đã mất gần 452 tỷ đồng trong tuần qua. Dù vậy, vị trí thứ 2 của ông Long và thứ 8 của bà Hiền trong top 10 vẫn được giữ vững.

Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

-139 tỷ đồng

Chi tiết

Dù cổ phiếu không giảm quá mạnh, nhưng ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lại là người có tài sản bị hao hụt nhiều thứ 2 trong tuần với mức giảm 139 tỷ đồng, về mức 5.112 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vị trí thứ 3 trong top 10. Cổ phiếu HAG giảm 2,65% xuống còn 14.700 đồng.

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

-106 tỷ đồng

Chi tiết

Tương tự, cổ phiếu VIC cũng chỉ giảm có 0,48%, song cũng khiến tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) bị “bong” hơn 106 tỷ đồng, về mức 22.096 tỷ đồng. Cùng với đó, tài sản của hai vị Phó chủ tịch VIC là bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng cũng giảm lần lượt là 18 tỷ đồng và 12 tỷ đồng, xuống tương ứng 3.810 tỷ đồng và 2.544 tỷ đồng. Tính chung, gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng mất tổng cộng 106 tỷ đồng. Và dĩ nhiên, điều này không ảnh hưởng đến các vị trí thứ 1, 3 và 4 của gia đình này.

Bà Vũ Thị Hiền vợ ông Trần Đình Long

-101 tỷ đồng

ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG)

-73 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu HSG tuần qua cũng giảm mạnh 5,87%, xuống còn 40.100 đồng. Điều này khiến tài sản của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG) bị teo tóp gần 73 tỷ đồng, về mức 1.165 tỷ đồng. Do đó, ông vẫn “giậm chân” tại vị trí thứ 10 trong top. Rõ ràng, so với khối tài sản của người đứng đầu, thì mức giảm 73 tỷ đồng là khá mạnh.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Chính thức nới room

Ngày 1/9 là thời điểm Nghị định 60 và Thông tư 123 về nới room cho nhà đầu tư nước ngoài và các công ty chứng khoán chính là các doanh nghiệp tiên phong trong chuyện mở room 100% cho nhà đầu tư nước. Sau công ty chứng khoán, thị trường hy vọng sẽ có thêm nhiều công ty khác cũng thực hiện chuyện nới room, nhất là Nghị định hướng dẫn về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được ban hành trong tháng này như thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tháng 9, thị trường chứng khoán có gì mới?

Ngoài câu chuyện nới room, thì trong tháng 9, cũng sắp có sản phẩm mới hợp với nhà đầu tư cá nhân.

Học sàn chứng khoán cách giải bài toán xét tuyển đại học

Một sự liên tưởng và kiến nghị khá lạ dưới góc nhìn của một nhà đầu tư chứng khoán, nhưng xem ra có tính khả thi cao, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tham khảo.

Tháng 9, chọn chứng khoán, vàng hay USD?

Một câu hỏi quen thuộc, thường được đặt ra đối với các kênh đầu tư hấp dẫn này. Tuy nhiên, với bối cảnh thị trường hiện nay, không biết câu trả lời sẽ là gì?

Cơ hội với nhóm cổ phiếu dầu khí

Đà giảm mạnh của giá dầu thô trong hơn 2 tháng qua đã khiến thị giá nhóm cổ phiếu dầu khí đánh mất gần như toàn bộ những gì đã có được trong năm 2014, trong đó nhiều mã lớn như GAS và PVD giảm về gần mức đáy lịch sử. Tuy nhiên, với việc giá đã ở vùng hấp dẫn, cùng với giá dầu thô được dự báo tăng trở lại trong thời gian tới, cơ hội được dự báo lại đến với nhóm cổ phiếu dầu khí.

Phát hành khủng, DN gian nan giải quyết cổ phiếu “ế”

Ngay khi thị trường vừa có dấu hiệu ấm trở lại, một lần nữa, câu chuyện “in giấy lấy tiền” của các doanh nghiệp lại được rộ lên và lần này, nhiều công ty đã thất bại với kế hoạch tăng vốn của mình.

Giao lưu trực tuyến: Dự cảm TTCK trước biến động của tỷ giá và giá dầu

Một trong những diễn biến quan trọng đang ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và các DN trên TTCK Việt Nam là sự suy giảm giá dầu và biến động tỷ giá đồng Việt Nam cũng như một số ngoại tệ khác. Biểu hiện cụ thể nhất là sự trồi sụt bất thường của chỉ số chứng khoán trong nhiều phiên giao dịch gần đây. Để giúp nhà đầu tư cũng như các thành viên thị trường tiếp cận thông tin trực diện từ DN và có những phân tích đa chiều, sâu sắc về những diễn biến lớn, Báo Đầu tư Chứng khoán sẽ tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Dự cảm TTCK cuối năm 2015 trước biến động của tỷ giá và giá dầu”. Cuộc giao lưu sẽ tạo diễn đàn để nhà đầu tư cả nước trao đổi trực tuyến với lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chuyên gia Viện Dầu khí, lãnh đạo Sở GDCK TP. HCM, lãnh đạo DN niêm yết, đại diện các CTCK…, để hiểu hơn tình hình thực tại và định hướng đầu tư tốt hơn. Cuộc giao lưu dự kiến tổ chức vào sáng thứ Tư, ngày 9/9/2015, tại hai đầu cầu là trụ sở Báo Đầu tư (47, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) và trụ sở Sở GDCK TP. HCM (số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. HCM). Nội dung trao đổi sẽ được truyền tải trực tuyến trên Báo ĐTCK điện tử và đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Đầu tư và các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Các khách mời của cuộc giao lưu gồm

  • 1. TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK
  • 2. Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE
  • 3. Ông Trịnh Xuân Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, CTCK MB
  • 4. Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu, CTCK Bảo Việt
  • 5. Chuyên gia Viện Dầu khí
  • 6. Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Phân tích CTCK Maritime
  • 7. Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí
  • 8. GS. TS Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa tài chính DN, Trường đại học Kinh tế, TP. HCM
  • 9. Chuyên gia CTCK Rồng Việt

FTSE thêm 3 cổ phiếu BID, PDR và TTF vào danh mục

FTSE Vietnam ETF vừa thông báo thay đổi cơ cấu danh mục trong kỳ cơ cấu danh mục quý III/2015. Cụ thể, FTSE Vietnam Index đã thêm 3 cổ phiếu là BID, PDR và TTF vào danh mục lần này. Trong khi đó, việc nới room khối ngoại lên 100% đã giúp SSI ở lại trong danh mục chỉ số FTSE Vietnam Index và đã không có cổ phiếu nào bị loại khỏi rổ chỉ số. Với chỉ số FTSE Vietnam All-Share Index, đã có tới 5 cổ phiếu được thêm vào gồm BID, DCM, BMP, TTF và HHS. Đồng thời, 2 cổ phiếu là DRC và JVC bị loại khỏi danh mục do không đủ điều kiện về giá trị giao dịch cũng như vốn hóa. Việc thay đổi các cổ phiếu thành phần của quỹ FTSE sẽ có hiệu lực sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9 và danh mục mới chính thức được giao dịch từ ngày 21/9. Được biết, tại kỳ cơ cấu danh mục gần nhất vào tháng 6 vừa qua, FTSE thêm STB trong khi loại PPC ra khỏi rổ tính FTSE Vietnam Index. Trong khi đó, rổ tính của chỉ số còn lại là FTSE Vietnam All-Share Index có sự góp mặt của PDR nhưng phải chia tay với OGC.

Nỗ lực cấp mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến

Liên quan đến cơ chế cấp mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến cho NĐT nước ngoài quy định tại Thông tư 123/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 1/10 tới, lãnh đạo Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết, VSD đang nỗ lực hoàn thiện Hệ thống đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến để sớm đưa vào vận hành.

Quản lý quỹ: Cầm cự... chờ thời

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của khối công ty quản lý quỹ tiếp tục không mấy sáng sủa. Giới làm quỹ hé lộ vì sao ngành quỹ lại khó kiếm lời đến vậy, đồng thời hy vọng tình cảnh này sẽ thay đổi trong bối cảnh chuyển động chính sách mới.

Không dễ tìm kiếm các nguồn thu nhập ổn định

Các nhà đầu tư không ưa mạo hiểm trên toàn thế giới, những người thường bỏ tiền vào trái phiếu đang phải chật vật tìm kiếm lợi nhuận kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, vì lãi suất luôn ở mức thấp nhất.

Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế.

“Mỗi ngân hàng một công ty tài chính là điều đáng quan ngại”.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó phòng Phân tích CTCK Maybank Kim Eng (MBKE).

“Hết tháng 9, VN-Index có thể đạt 610 điểm”.

Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII.

“Một năm tôi đi cúng ở Côn Đảo không dưới 10 lần, đi cúng hàng loạt các nghĩa trang ở Trường Sơn không dưới 6 lần, từ ngã ba Đồng Lộc cho đến Thành cổ Quảng Trị. Năm nào cũng như năm nào và trong tất cả các lần đi cúng đó, tôi chưa từng bao giờ xin việc gì cho cá nhân tôi, tất cả tôi điều xin cho CII”.

Ông Yun Hang Jin, Giám đốc Khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc).

“Việc nới room sẽ giúp HOSE hút thêm 35.000 - 118.000 tỷ đồng vốn mới đầu tư trong dài hạn”.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác